UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-----
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số: 185/2004/QĐ-UB
|
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP NHẬN NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC DO
CÁC CƠ QUAN TỰ QUẢN CHUYỂN GIAO CHO SỞ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ NHÀ ĐẤT QUẢN LÝ
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 33/TTg ngày 5/2/1993 của Thủ tướng Chính phủ "về chuyển
việc quản lý quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước sang phương thức kinh doanh";
Căn cứ Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về "mua bán và kinh doanh
nhà ở";
Căn cứ Chỉ thị 191/TTg ngày 3/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tốc độ
bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang ở thuê;
Căn cứ Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 9/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về triển
khai thi hành Luật đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết 06/2004/NQ-CP ngày 19/5/2004 của Chính phủ về một số biện pháp
làm lành mạnh thị trường bất động sản;
Căn cứ Chỉ thị số 43/2004/CT-TTg ngày 3/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc
đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận nhà cơ quan tự quản và bán nhà theo Nghị định số
61/CP;
Căn cứ Thông tư 01/BXD-QLN ngày 4/3/1996 của Bộ Xây dựng về "hướng dẫn chuyển
giao nhà ở (diện được bán) thuộc sở hữu Nhà nước từ các cơ quan tự quản sang
bên bán nhà";
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất tại Tờ trình số
7600/TTr-STN, MT&NĐ ngày 10 tháng 11 năm 2004.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế tiếp nhận nhà ở
thuộc sở hữu Nhà nước do các cơ quan tự quản chuyển giao cho Sở Tài nguyên, Môi
trường và Nhà đất quản lý.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 41/2000/QĐ-UB ngày 24/4/2000
và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Thành phố, Giám
đốc các Sở: Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài
chính, Xây dựng, Giao thông công chính; Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, UBND các
quận (huyện), Công ty Điện lực Hà Nội; Giám đốc các Công ty Kinh doanh nhà
thuộc Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất và Thủ trưởng các cơ quan có nhà ở
tự quản chuyển giao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quý Đôn
|
QUY CHẾ
TIẾP NHẬN NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC DO CÁC CƠ QUAN TỰ QUẢN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYỂN GIAO CHO SỞ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ NHÀ ĐẤT
QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 185/2004/QĐ-UB ngày 14 tháng 12 năm
2004 của UBND Thành phố HN)
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do các cơ quan hành chính sự nghiệp, lực
lượng vũ trang, tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước và các
doanh nghiệp Nhà nước nay đã cổ phần hoá, (sau đây gọi là Bên giao nhà) hiện
đang quản lý trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì phải chuyển giao cho Sở Tài
nguyên, Môi trường và Nhà đất theo uỷ quyền của UBND Thành phố Hà Nội.
Điều 2. Việc chuyển giao quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do các cơ quan tự
quản được thực hiện khi cơ quan có văn bản đề nghị và Quyết định tiếp nhận nhà
của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất.
- Trường hợp
nhà ở nằm trong khu vực đất cơ quan không có đường đi riêng biệt cần có ý kiến
của cơ quan quản lý cấp trên.
Điều 3. Việc chuyển giao tiếp nhận nhà ở phải được thực hiện thông qua Biên
bản bàn giao giữa Bên giao nhà và Công ty Kinh doanh nhà thuộc Sở Tài nguyên,
Môi trường và Nhà đất (sau đây gọi là Bên nhận nhà); Việc tổ chức tiếp nhận
phải theo hiện trạng về đất ở, nhà ở (nếu có) và người sử dụng nhà đó tại thời
điểm bàn giao (nếu cơ quan đang quản lý nhà).
- Nhà ở chỉ có
1-2 hộ ở khi chuyển giao, để đơn giản hoá thủ tục hành chính không phải làm
Biên bản bàn giao (nếu cơ quan không có yêu cầu).
- Nhà ở không
còn cơ quan quản lý: do sáp nhập, giải thể đối với diện nhà ở đường phố, nhà
chung cư cao tầng, Công ty Kinh doanh nhà tự tiếp nhận quản lý và bán theo quy
định, còn đối với nhà cấp IV ở các khu tập thể đã được cơ quan tự hoá giá hoặc
được xây dựng lại, UBND các quận (huyện) tiếp nhận thụ lý hồ sơ giải quyết cấp
Giấy chứng nhận theo quy định của Luật đất đai 2003 (Biên bản nhận nhà có đại
diện Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất tham gia).
Chương II.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước diện được chuyển giao quản lý bao gồm:
1. Nhà ở được
tạo lập bằng vốn Ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương).
2. Nhà ở do các
cơ quan tự quản đang quản lý thuộc sở hữu Nhà nước nhưng có một phần vốn của cá
nhân (được quy đổi ra m2 sử dụng) hoặc của các tổ chức kinh tế ngoài
quốc doanh.
3. Nhà ở có
nguồn gốc sở hữu khác được chuyển sang sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp
luật.
4. Nhà ở được
xây dựng từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
5. Nhà ở được
xây dựng từ vốn liên doanh, liên kết của cơ quan doanh nghiệp Nhà nước (bằng
tiền hoặc đất) đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét từng trường
hợp cụ thể.
6. Nhà đất được
giao thuộc mục đích sử dụng khác (không phải để ở) đã được cơ quan bố trí làm
nhà ở ổn định có đường đi riêng tách rời khỏi khu vực cơ quan, nhà máy... từ
trước ngày 27/11/1992 (ngày Quyết định 118/TTg của Chính phủ có hiệu lực).
7. Nhà ở đã
được cơ quan bán hoá giá trước tháng 8/1994 được chuyển giao và được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở sau khi đã trả tiền sử dụng đất
theo quy định.
8. Nhà ở có
nguồn gốc do cơ quan tự quản quản lý nhưng đã giải thể hoặc không xác định được
cơ quan quản lý hoặc đã được cơ quan hoá giá.
Điều 5. Điều
kiện chuyển giao, tiếp nhận nhà:
1. Bên giao nhà
chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc liên quan đến việc quản lý sử dụng
đối với nhà ở, đất ở trong thời gian do cơ quan quản lý đến ngày giao nhà. Bên
nhận nhà chịu trách nhiệm quản lý theo quy định hiện hành kể từ sau ngày nhận
bàn giao nhà.
2. Các hộ đang
sử dụng nhà đã được cơ quan tự quản bố trí ở ổn định đến ngày bàn giao, Công ty
Kinh doanh nhà, tiếp nhận để quản lý (kể cả hộ đã chuyển nhượng).
3. Nhà được cơ
quan giao cho cán bộ công nhân viên sử dụng ổn định, nếu có tranh chấp khiếu
kiện cần ghi rõ nội dung khi bàn giao để có hướng giải quyết sau này.
Điều 6. Chưa
tiếp nhận, chuyển giao nhà trong trường hợp:
- Nhà ở nằm
trong khu vực cơ quan không có đường đi riêng biệt.
- Nhà cao tầng
hư hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ.
Đối với loại
nhà trên, tổ chức kiểm tra xác định hiện trạng, báo cáo đề xuất UBND Thành phố
giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 7. Thủ
tục bàn giao:
a. Trình tự bàn
giao:
1. Bên giao nhà
lập danh mục nhà ở do cơ quan đang quản lý (mẫu 01/TNNTQ) kèm theo công văn đề
nghị chuyển giao nhà phải gửi Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội trừ
trường hợp quy định tại Điều 6 của Quyết định này.
2. Sở Tài
nguyên, Môi trường và Nhà đất có Quyết định tiếp nhận nhà sau khi đã phối hợp
cùng với bên giao nhà kiểm tra thực địa, hiện trạng quản lý sử dụng nhà ở, đất
ở và hồ sơ liên quan hiện có đủ điều kiện tiếp nhận ghi tại Điều V của Quy chế
này.
3. Sau khi có
Quyết định tiếp nhận nhà (hoặc Quyết định tiếp nhận và bán nhà) của Sở Tài
nguyên, Môi trường và Nhà đất, hai bên giao nhà (cơ quan có nhà tự quản) và bên
nhận nhà (Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất, Công ty Kinh doanh nhà trên địa
bàn) tổ chức bàn giao nhà thông qua Biên bản bàn giao (mẫu 03/TNNCQ).
4. Trong trường
hợp bên giao nhà yêu cầu được phối hợp với ngành Tài nguyên, Môi trường và Nhà
đất Hà Nội lập hồ sơ bán nhà đồng thời với việc chuyển giao nhà thì bên nhận
nhà xác định 4 thông số bán nhà, Tổ chuyên viên HĐBN Thành phố thẩm định trình
HĐBN Thành phố duyệt. Chủ tịch HĐBN Thành phố - Giám đốc Sở Tài nguyên, Môi
trường và Nhà đất phê chuẩn Quyết định tiếp nhận và bán nhà. Bên giao nhà tiến
hành bàn giao theo từng ngôi nhà hoặc từng căn hộ (nếu bên giao nhà chỉ quản lý
một vài căn hộ trong 1 nhà có nhiều căn hộ).
5. Sau khi tiếp
nhận nhà ở, bên nhận nhà có trách nhiệm tổ chức bán nhà theo quy định tại Nghị
định 61/CP cho các hộ có nhu cầu mua. Trường hợp các hộ đã bàn giao chưa có nhu
cầu mua nhà hoặc do nhà tiếp nhận chưa thuộc diện được bán theo quy định thì
bên nhận nhà có trách nhiệm tiếp tục ký Hợp đồng cho thuê nhà theo đúng Quyết
định 118/TTg ngày 27/11/1992 và Quyết định 33/TTg ngày 5/2/1993 của Thủ tướng
Chính phủ (ghi rõ các hạn chế vào Hợp đồng thuê nhà).
6. Trường hợp
nhà ở không còn cơ quan quản lý:
+ Đối với các
trường hợp các hộ sử dụng nhà ở đường phố, khu chung cư tập thể từ 2 tầng trở
lên, các Công ty Kinh doanh nhà trên địa bàn trực tiếp tiếp nhận để quản lý và
bán theo quy định hiện hành.
+ Đối với các
trường hợp các hộ sử dụng nhà ở cấp IV tại các khu tập thể (kể cả trường hợp đã
được cơ quan tự hoá giá hoặc đã được phá đi xây dựng lại), UBND quận (huyện),
phường (xã) trên địa bàn trực tiếp tiếp nhận và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở theo các quy định hiện hành (nhưng có gửi Biên bản tiếp
nhận giải quyết cho Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất để biết).
b. Hồ sơ bàn
giao gồm:
1. Danh mục nhà
ở theo từng ngôi nhà do cơ quan đang quản lý (mẫu 01/TNNCQ)
2. Hồ sơ về đất
ở:
- Bên giao nhà
bàn giao toàn bộ khu đất ở do đơn vị đang quản lý kèm theo hồ sơ về đất hiện có.
- Trường hợp
không có hồ sơ về đất thì bên bàn giao trên thực địa theo nguyên trạng sử dụng,
đồng thời đơn vị có văn bản ghi rõ lý do không có hồ sơ.
3. Hồ sơ về nhà
ở:
- Nhà hoặc căn
hộ được bàn giao phải kèm theo các hồ sơ hiện có về nhà ở.
- Trường hợp
không có hồ sơ về nhà thì hai bên tiến hành bàn giao trên cơ sở bản vẽ mặt bằng
nhà của từng căn hộ và bản vẽ mặt bằng ngôi nhà có trên thửa đất (có xác định
vị trí của từng căn hộ).
- Không tiến
hành đo vẽ chi tiết nhà ở khi bàn giao.
- Không bàn
giao nhà ở do người ở xây dựng thêm (vì đó không phải là nhà ở thuộc sở hữu Nhà
nước), chỉ ghi tổng diện tích nhà xây dựng thêm, để sau này chủ sử dụng kê khai
đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất - nhà.
4. Hồ sơ về
người sử dụng nhà: Bên giao nhà bàn giao danh sách các hộ đang thực tế sử dụng
(mẫu 02/TNNCQ) kể cả có Hợp đồng, không có Hợp đồng hoặc Hợp đồng mang tên
người thuê cũ (nhà hoa hồng).
- Khi bàn giao
nhà, trong Biên bản bàn giao phải ghi rõ giá trị nhà ở (hiện đang theo dõi trên
sổ sách kế toán về nhà và nguồn kinh phí xây dựng nhà đó (nếu có), để có cơ sở
ghi, giảm vốn tài sản cố định của Bên giao nhà.
- Không tổ chức
xác định giá trị còn lại của nhà ở khi bàn giao nhà.
5. Đối với khu
nhà ở không còn cơ quan tự quản để bàn giao hồ sơ, các đơn vị chịu trách nhiệm
nhận nhà được quy định tại khoản 6 mục a - Điều 7 trên cơ sở nguyên trạng theo
thực tế và các hồ sơ người sử dụng kê khai, cung cấp.
Điều 8. Trong trường hợp cơ quan tự quản quản lý đồng bộ nhà ở, đất ở và hệ
thống kỹ thuật hạ tầng kèm theo thì bên giao nhà bàn giao các công trình kỹ thuật
hạ tầng sang các Sở chuyên ngành của Thành phố (phần nước giao Công ty Kinh
doanh nước sạch, phần điện giao Công ty Điện lực, phần thoát nước giao cho Công
ty thoát nước, đường giao thông giao Sở Giao thông công chính...) cùng với bàn
giao nhà ở, đất ở sang Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất quản lý.
Chương III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất phối hợp với Giám
đốc các Sở: Tài chính, Xây dựng, Giao thông công chính, Quy hoạch - Kiến trúc,
Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch UBND các quận (huyện); Giám đốc Công ty Điện lực
Hà Nội; Giám đốc các Công ty Kinh doanh nhà và Thủ trưởng cơ quan có nhà tự
quản trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện việc chuyển giao quản lý
và bán nhà theo Nghị định 61/CP và chuyển giao tiếp nhận quản lý hệ thống công
trình kỹ thuật hạ tầng của nhà ở (nếu có). Việc chuyển giao tiếp nhận nhà cơ
bản được hoàn thành trước ngày 31/12/2005.
Điều 10. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan
báo cáo đề xuất bổ xung, sửa đổi bản quy định này và gửi Sở Tài nguyên, Môi
trường và Nhà đất để tập hợp, trình UBND Thành phố xem xét, giải quyết.
Điều 11. Mọi trường hợp vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.