1. Quy
hoạch đất để phát triển chanh leo:
a) Quy hoạch đất:
Căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát và đặc điểm sinh trưởng, phát triển của
cây chanh leo, dự kiến bố trí đất quy hoạch phát triển vùng chanh leo nguyên liệu
như sau:
TT
|
Địa bàn
|
Tổng diện tích (ha)
|
Cây hàng năm
|
Đất hoang đồi (IA,IB,IC)
|
|
Tổng:
|
900
|
394
|
506
|
1
|
Xã Tri Lễ
|
565
|
322
|
243
|
2
|
Xã Nậm Giải
|
200
|
35
|
165
|
3
|
Nậm Nhoong
|
135
|
37
|
98
|
b) Hiện trạng sử dụng phân theo tầng dày, độ
dốc:
TT
|
Xóm/xứ đồng
|
Tổng
diện tích (ha)
|
Phân theo độ dốc và tầng dày đất
|
Độ dốc
|
Tầng dày(cm)
|
0 - 80
|
8 - 150
|
15 - 250
|
50-70
|
70-100
|
> 100
|
|
Tổng:
|
900
|
386
|
514
|
|
857
|
43
|
|
1
|
Nậm Nhoong
|
135
|
|
135
|
|
135
|
0
|
|
2
|
Xã Tri Lễ
|
565
|
322
|
243
|
|
520
|
45
|
|
3
|
Xã Nậm Giải
|
200
|
65
|
135
|
|
200
|
|
|
2. Dự kiến
tiến độ sản xuất, năng suất và sản lượng chanh leo:
TT
|
Hạng mục
|
Diện tích trồng mới (ha)
|
Diện tích thu hoạch (ha)
|
Năng suất (tạ/ha)
|
Sản lượng (tấn)
|
|
Tổng
|
900
|
|
|
|
1
|
Năm 2012
|
200
|
|
|
|
2
|
Năm 2013
|
300
|
200
|
450
|
9000
|
3
|
Năm 2014
|
400
|
500
|
450
|
22500
|
4
|
Năm định
hình
|
|
900
|
500
|
45000
|
III. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:
1. Các
giải pháp về giống:
Công tác giống
đóng vai trò hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định đến chất
lượng vườn cây, năng suất, chất lượng sản phẩm. Do đó chọn giống cho cho năng
suất, chất lượng tốt là yếu tố quyết định đến việc hạ giá thành sản phẩm, tăng
sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra công tác chọn giống
để rải vụ và đa dạng hóa sản phẩm phải đi đôi với phương pháp sản xuất giống.
Khi triển khai quy hoạch, thực hiện dự án đầu tư phải tổ chức sản xuất giống hoặc
liên kết sản xuất giống tại Nghệ An, hạn chế mức thấp nhất việc nhập giống để
giảm đầu tư cho nông dân.
2. Giải
pháp về đầu tư xây dựng cơ bản và thủy lợi
a) Khai hoang xây dựng đồng ruộng.
Tổng diện tích cần khai hoang: 506
ha.
Biện pháp khai hoang chủ yếu bằng thủ công, cơ giới thực hiện ở phần cày
đất.
b) Đầu tư giao thông, thủy lợi:
* Giao thông:
Định hướng đầu tư các tuyến giao
thông từ vùng trồng chanh leo ra trục chính. Còn các tuyến đường trục chính được
lồng ghép trong các chương trình dự án đầu tư.
- Nâng cấp 13 km đường nguyên liệu
từ vùng nguyên liệu đến trục đường chính, trong đó Xã Nậm Giải: 5 km; Xã Tri Lễ:
5 km; Xã Nậm Nhoong: 3 km.
* Thủy lợi:
Do điều kiện địa hình dốc, bị chia
cắt, giải pháp xây dựng kênh mương để phục vụ tưới và giữ ẩm cho chanh leo là rất
tốn kém và hiệu quả đầu tư không cao, dự kiến đầu tư thuỷ lợi tưới cho chanh
leo trên vùng quy hoạch thực hiện theo 2 hướng sau:
- Khai thác
nguồn nước từ giếng khoan bằng cách dùng máy bơm hút nước từ giếng khoan. Nhu cầu
đầu tư 100 giếng, tưới cho khoảng 200 ha (2 ha/giếng)
- Bơm nước trực
tiếp từ hồ đập, sông khe suối... đắp các phai chắn nước tạm, dùng bơm dầu loại
nhỏ, bơm tưới trực tiếp cho khoảng 700 ha.
3. Giải
pháp khuyến nông:
Với địa bàn vùng sâu vùng xa, đa số
là bà con dân tộc thiểu số, do đó song song với việc cử cán bộ trực tiếp chỉ đạo
sản xuất, Dự án cần phối kết hợp chặt chẽ với cán bộ kỷ thuật nông nghiệp và
khuyến nông của Tỉnh, huyện và của Công ty cổ phần thực phẩm Nghệ An để chuyển
giao kỷ thuật, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỷ thuật cho người dân trong vùng
quy hoạch về:
- Kỹ thuật thiết kế quy hoạch lô
vườn giàn leo và trồng.
- Kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ thực
vật, thụ phấn nhân tạo, cắt tỉa cành hiệu quả.
- Kỹ thuật thu hái bảo quản quả và
lưu gốc các vụ sau.
Để đảm bảo yêu cầu trên, từ năm
2012 - 2015 mỗi năm đều phải mở các lớp tập huấn cho cán bộ xã, thôn, bản và bà
con nông dân, ít nhất từ 2- 3 đợt/năm.
Ngoài ra, tổ chức tham quan, học tập
các mô hình có hiệu quả tại các tỉnh.
4. Giải pháp thị trường
Công ty cổ phần
thực phẩm Nghệ An đã ký cam kết với UBND huyện bao tiêu sản phẩm cho nhân dân
trước mắt và lâu dài. Sản phẩm chanh leo và đầu ra đã được đảm bảo, giá hiện tại
nhà máy thu mua cho nông dân tại xã Tri lễ là 8.000-10.000 đồng/kg. Công ty đã
xây dựng văn phòng tại các huyện. Dự kiến trong thời gian tới, khi có đủ lượng
sản phẩm nhất định, Công ty sẽ xây dựng xưởng sơ chế tại địa bàn các huyện vùng
quy hoạch để kịp thời bảo quản sau khi thu mua.
5. Giải
pháp tuyên truyền và giám sát quy hoạch.
Sau khi quy hoạch
được tỉnh phê duyệt Công ty cùng các UBND huyện liên quan cần công khai quy hoạch
đến tận huyện, xã nhằm tổ chức triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch phù hợp
với các chương trình, chuyển đổi phát triển của huyện, xã. Đảm bảo Công ty, người
dân an tâm sản xuất, thực hiện đúng mục tiêu quy hoạch đã đề ra, tiến tới diện
tích, năng suất vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài.
6. Giải
pháp về cơ chế chính sách:
- Thực hiện hỗ
trợ cho nông dân vùng quy hoạch phát triển chanh leo nguyên liệu theo các chính
sách hiện hành của Nhà nước. UBND huyện Quế Phong thực hiện lồng ghép các
chương trình dự án trên địa bàn để hỗ trợ theo đúng quy định
- Doanh nghiệp
cho nông dân vay trước giống, vật tư phân bón,.... để trồng chanh leo, sau khi
có sản phẩm tỏ chức thu mua và trừ chi phí đã cho vay
7. Giải
pháp vốn đầu tư.
a) Giải pháp về đầu tư: Ước tính tổng vốn đầu tư: 191.300
triệu đồng, trong đó:
- Khai hoang
xây dựng đồng ruộng: 3.000 triệu đồng
- Đầu tư hạ tầng:
17.300 triệu đồng
+ Giao thông:
13.000 triệu đồng
+ Thủy lợi:
4.300 triệu đồng
- Đầu tư trồng,
chăm sóc 900 ha chanh leo
= 900 ha x
190,15 triệu đồng/ha (trong 2 năm) = 171.000 triệu đồng
(Theo đơn giá vật tư phân bón, trồng
mới, chăm sóc của Công ty CP thực phẩm Nghệ An)
b) Nguồn vốn
- Nguồn vốn ngân sách: Hỗ trợ theo các chính sách hiện hành.
- Vốn do Công ty cổ phần Thực phẩm Nghệ An (chủ đầu tư).
- Vốn tự có của dân và các nguồn vốn hợp pháp khác
8. Tổ chức
chỉ đạo thực hiện và quản lý Quy hoạch:
Việc tổ chức thực hiện quy hoạch chủ yếu theo hình thức Công ty cổ phần
thực phẩm Nghệ An liên doanh, liên kết với các hộ dân thông qua hợp đồng kinh tế
Nhà đầu tư thuê đất để tổ chức sản xuất ở những nơi có đủ điều kiện cho
thuê để nhằm chủ động trong sản xuất nguyên liệu.
9. Trách
nhiệm của các cơ quan có liên quan:
a) Sở Nông nghiệp và PTNT:
Chủ trì, phối
hợp với các Sở ngành liên quan hướng dẫn các địa phương, đơn vị tổ chức quản lý
và thực hiện có hiệu quả quy hoạch đã được duyệt.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp các Sở,
ngành, địa phương để tham mưu trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất, giải quyết tranh chấp, khiếu nại....theo quy định
hiện hành đảm bảo thực hiện quy hoạch được phê duyệt có hiệu quả.
c) Sở Tài chính
Tham mưu bố
trí kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo chính sách hiện hành.
d) Ủy ban nhân dân huyện Quế
Phong
Phối hợp với
nhà đầu tư để công bố quy hoạch, triển khai thực hiện quy hoạch và quản lý thực
hiện có hiệu quả quy hoạch đã được phê duyệt.
Chỉ đạo các
phòng ban liên quan, UBND các xã trong vùng quy hoạch và Công ty cổ phần thực
phẩm Nghệ An liên kết và chỉ đạo nông dân trồng đảm bảo chỉ tiêu diện tích; áp
dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, hướng dẫn bà con nông dân tổ chức sản xuất,
bao tiêu sản phẩm, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và nhà đầu tư nhằm
phát triển vùng nguyên liệu ổn định, bền vững.
Thực hiện công
tác lập hồ sơ, thủ tục giải phóng mặt bằng đối với những nơi cho nhà đầu tư
thuê đất.
e) Công ty Cổ phần thực phẩm
Nghệ An
Công bố quy hoạch
đến các xã, thôn, xóm có diện tích đất trồng chanh leo nguyên liệu
Căn cứ vào khả
năng thu mua, chế biến và bao tiêu sản phẩm để phối hợp với chính quyền địa
phương liên kết với nông dân tổ chức trồng, chăm sóc, thu mua và chế biến. Đồng
thời đầu tư cho nông dân vay vốn, vật tư phân bón để tổ chức sản xuất, cung ứng
giống, hướng dẫn thực hiện quy trình kỷ thuật….Ký cam kết bảo lãnh năng suất tối
thiểu cho nông dân (khi giống chưa được công nhận chính thức); ký kết hợp đồng
cam kết thu mua bao tiêu sản phẩm cho người trồng chanh leo theo đúng tinh thần
quyết định 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đảm bảo giá chanh leo hợp lý
(cùng thời điểm), nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người trồng chanh leo với
công ty.
Sau khi quy hoạch
được phê duyệt, công ty có nhiệm vụ xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư trồng
và chăm sóc 900 ha chanh leo phục vụ nguyên liệu cho nhà máy chế biến; đồng thời
trình cấp có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận dự án làm cơ sở cho việc thực hiện
các chính sách hỗ trợ hiện hành của nhà nước.
Điều 2.
Quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND huyện Quế Phong; Thủ trưởng các đơn vị liên
quan và Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Nghệ An chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.