UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
162/2009/QĐ-UBND
|
Bắc
Ninh, ngày 21 tháng 10 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2009 - 2011.
UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26.11.2003;
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông
nghiệp, nông thôn, nông dân;
Căn cứ chương trình hành động số 53-CTr/TU ngày 09.10.2008 của Tỉnh uỷ Bắc Ninh
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án “dồn điền đổi thửa” trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2011 (có đề án kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn
phòng UBND tỉnh, các Sở: Tài nguyên và môi trường, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Xây dựng, UBND các huyện, thị xã,
thành phố căn cứ quyết định thi hành./.
|
TM.
UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Nhân Chiến
|
ĐỀ ÁN
“DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN
2009-2011
(Kèm theo Quyết định số 162/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2009 của UBND
tỉnh Bắc Ninh)
I. SỰ CẦN THIẾT
PHẢI “DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA” - THỰC HIỆN MỤC TIÊU CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(CNH - HĐH) nông nghiệp, nông thôn là một nội dung quan trọng trong quá trình
CNH - HĐH đất nước. Chuyển đổi, dồn ghép tích tụ ruộng đất để có ô thửa lớn liền
vùng, liền thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân sản xuất, tiết kiệm
lao động sống trong việc đi lại, làm đất, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch; từ đó
để sản xuất tập trung, thâm canh tăng năng suất, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ
thuật và đưa cơ giới vào nông nghiệp giải phóng sức lao động, giảm chi phí,
tăng thu nhập cho người nông dân và tăng hiệu quả sử dụng đất, người nông dân có
điều kiện để sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá trên các ô thửa lớn.
Từ khi tái lập tỉnh, Tỉnh uỷ,
HĐND, UBND tỉnh xác định “dồn điền, đổi thửa” là một chủ trương lớn, là động lực
cho phát triển sản xuất hàng hoá trong kinh tế nông nghiệp, tạo đà tích cực cho
CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Tại diễn đàn “Công tác dồn điền,
đổi thửa phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn” do Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Bộ Tài nguyên - Môi trường, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức, đã
đánh giá: “Tỉnh Bắc Ninh là một trong những địa phương thuộc khu vực Đồng bằng
sông Hồng được đánh giá cao trong công tác “dồn điền, đổi thửa”, nhờ đó đã phát
triển mạnh mô hình V.A.C, tăng hiệu quả kinh tế từ 3-4 lần so với thời kỳ độc
canh cấy lúa trước đây”.
Thực tiễn sản xuất cho thấy, sự
manh mún ruộng đất gây ảnh hưởng tiêu cực cho sản xuất như:
- Lãng phí đất đai.
- Làm cho nông nghiệp phải chịu
chi phí quá cao trong quá trình làm đất, chăm sóc, thu hoạch.
- Hiệu quả kinh tế trên một đơn
vị diện tích thấp, tăng giá thành sản phẩm.
- Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật cũng như cơ giới hoá vào nông nghiệp, nông thôn bị hạn chế.
Để đáp ứng nguyện vọng của người
nông dân, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phát triển công nghiệp, thực
hiện chủ trương của Tỉnh uỷ về “dồn điền, đổi thửa”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ
VII Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; UBND Tỉnh
tiếp tục chỉ đạo công tác “dồn điền, đổi thửa” giai đoạn 2009 - 2011, như sau:
II. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
I. Mục đích
Thông qua việc “dồn điền, đổi thửa”
nhằm:
- Khắc phục cơ bản tình trạng ruộng
đất sản xuất nông nghiệp quá phân tán, manh mún, tạo điều kiện cho việc cải tạo,
thiết kế đồng ruộng, thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiết kiệm
sức lao động, giảm giá thành; hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên
canh; tạo thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao
năng suất lao động, đạt hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xây dựng, rà soát điều chỉnh bổ sung các quy hoạch như quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch giao thông, thuỷ lợi, quy hoạch vùng chuyên sản xuất lúa, quy hoạch
phát triển khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị để đáp ứng yêu cầu
CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới.
- Rà soát, tập trung quỹ đất
công ích vào các khu vực cụ thể để thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng đất đai
và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất công ích ở từng địa phương bảo đảm theo
quy định của pháp luật hiện hành.
- Lập hồ sơ địa chính, cấp đổi
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; từng bước nâng cao hiệu quả, hiệu
lực quản lý đất đai của Nhà nước các cấp.
2. Yêu cầu
- Mỗi hộ nông dân sau khi thực
hiện xong việc “dồn điền, đổi thửa”, bình quân có từ 1-3 thửa đất (thửa ruộng);
khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi có 1 thửa ruộng.
- Trong qúa trình “dồn điền, đổi
thửa” cần kết hợp chặt chẽ và gắn liền với việc xây dựng, rà soát, bổ sung quy
hoạch sử dụng đất chi tiết, các quy hoạch chuyên ngành ở từng địa phương như
quy hoạch giao thông, thuỷ lợi, xây dựng, đặc biệt là quy hoạch nông nghiệp, để
quỹ đất công ích thành những khu tập trung sử dụng theo quy định của pháp luật
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá cho thị
trường, góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương; đảm bảo sự đoàn kết, ổn định
chính trị trong thôn xóm, giúp đỡ lẫn nhau cùng có lợi để thúc đẩy sản xuất và
không làm ảnh hưởng tới mùa vụ sản xuất nông nghiệp.
- Khi thực hiện “dồn điền, đổi
thửa” khuyến khích tập trung san gềnh, lấp trũng, cải tạo và mở rộng diện tích
đất có khả năng canh tác để từng bước đưa vào sản xuất nông nghiệp nhất là những
diện tích mặt nước hoang hoá (thùng đào, thùng đấu, mương đường không còn sử dụng...
) và đất chuyên dùng không còn phù hợp với quy hoạch ở từng địa phương.
- Sau khi đã hoàn thành việc “dồn
điền, đổi thửa” thực hiện cấp đổi GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính.
III. NGUYÊN TẮC
Thứ nhất: Giữ nguyên số nhân khẩu
hoặc định xuất, diện tích đã giao cho hộ gia đình, cá nhân tại thời điểm giao ổn
định lâu dài năm (1992 - 1993) trừ phần diện tích của hộ gia đình Nhà nước đã
thu hồi được bồi thường hoặc chuyển nhượng (nếu có), cộng thêm diện tích của hộ
gia đình, cá nhân đã nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp (nếu có).
Thứ hai: Phải đảm bảo nguyên tắc
công bằng, dân chủ, công khai phù hợp với pháp luật đất đai.
Thứ ba: Phương án “dồn điền, đổi
thửa” phải ổn định diện tích và giữ nguyên diện tích mặt bằng của các thôn, hợp
tác xã trong đơn vị hành chính cấp xã phân bổ và hoạch định tại thời điểm giao
ruộng trước đây;
Thứ tư: Đối với những khu vực,
vùng, xứ đồng hiện đang là đất sản xuất nông nghiệp song các vị trí đã nằm
trong quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch công nghiệp, phát triển đô thị, các
công trình công cộng như giao thông, thuỷ lợi,... và công trình xây dựng khác
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không thực hiện “dồn điền, đổi thửa”
trong giai đoạn này. Khuyến khích việc tự nguyện chuyển đổi ruộng đất để có ô
thửa lớn sản xuất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân.
IV. NỘI DUNG
TIẾN HÀNH
1. Kiểm kê nhân khẩu, diện tích
của hộ đã được giao ổn định để sản xuất nông nghiệp
Kiểm tra lại nhân khẩu, định xuất
diện tích đất của hộ nông dân đã được giao ổn định lâu dài năm (1992 - 1993),
nhận chuyển nhượng hoặc chuyển nhượng, nhà nước đã thu hồi (nếu có) để làm cơ sở
cho việc “dồn điền, đổi thửa” phù hợp với tình hình tực tế;
2. Xác định, khoanh định các khu
vực “dồn điền, đổi thửa”
Xác định, khoanh định các khu vực
đất nông nghiệp không nằm trong quy hoạch, kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất
sang các mục đích khác đã được phê duyệt hoặc quy hoạch các ngành đã được phê
duyệt; các loại đất nông nghiệp theo quy hoạch chuyển mục đích sang sử dụng vào
các mục đích khác, đặc biệt xác định quy hoạch giao thông, thuỷ lợi và nội đồng.
3. Điều tra thu thập thông tin:
Tài liệu, tư liệu bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch sử dụng đất
tổng thể, bản đồ địa chính, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thuỷ lợi.
4. Lập phương án “dồn điền, đổi
thửa”
Việc lập phương án chuyển đổi là
vấn đề cốt lõi trong quá trình thực hiện “dồn điền, đổi thửa”, do đó khi xây dựng
phương án phải thoả mãn yêu cầu: Đơn giản, dễ thực hiện cho cả trước mắt và lâu
dài phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Phương án “dồn điền, đổi thửa”
là hoà mực rũ rối, vì vậy cần đảm bảo tính dân chủ, công khai dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp Uỷ đảng, chính quyền các cấp, bảo đảm sự đoàn kết trong thôn
xóm.
Ưu tiên các hộ nông dân thuộc
gia đình chính sách, neo đơn không nơi nương tựa, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ
có diện tích ít nhất 01 thửa đất tốt phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ;
Khuyến khích các hộ nông dân có nhiều lao động, có vốn nhận một thửa đất xa, xấu
trước; Khuyến khích các hộ nông dân tự nguyện nhận gọn thửa, gọn khu trên cơ sở
đảm bảo số diện tích của mỗi hộ trước đây đã giao.
Các hộ còn lại tiến hành ghép xứ
đồng, gắp phiếu chia ruộng.
Việc xác định hệ số chuyển đổi
tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng nơi khi có sự thống nhất của nhân dân, hệ
số k áp dụng từ (k = 1,0 đến k = 1,3 lần) trên cơ sở bảo đảm diện tích đất nông
nghiệp hiện có ở từng thôn, xã.
Ban chỉ đạo “dồn điền, đổi thửa”
thông báo cáo nội dung quy hoạch, phương án “dồn điền, đổi thửa” để cấp uỷ, chi
bộ họp bàn thống nhất ra nghị quyết sau đó tiến hành mở hội nghị quân dân
chính, hội nghị hộ, gia đình thảo luận họp bàn thống nhất và ra nghị quyết để tổ
chức thực hiện.
5. Công khai các quy hoạch đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án “dồn điền, đổi thửa”, tổ chức đăng ký nhận
ruộng và giao ruộng tại thực địa
- Niêm yết công khai các bản đồ
quy hoạch, phương án “dồn điền, đổi thửa” tại các nơi công cộng để toàn dân biết,
tìm hiểu và góp ý kiến cụ thể.
- Tiến hành đo đạc, giao đất
trên thực địa cho các hộ.
- Thời điểm thuận lợi nhất để thực
hiện việc giao ruộng trên thực địa là sau khi thu hoạch lúa và trồng vụ đông.
- Hoàn thiện hồ sơ “dồn điền, đổi
thửa” để lập hồ sơ địa chính, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp và các quy định khác có liên quan.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Việc “dồn điền đổi thửa” giữa
các hộ nông dân để sản xuất nông nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước,
nhằm từng bước thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn. Do đó, việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo chặt chẽ thống nhất từ tỉnh
đến cơ sở, với phương châm làm đến đâu chắc đến đấy, bảo đảm ổn định, phát triển
sản xuất và hoàn thành trong thời gian ngắn nhất. Vì vậy, cần tập trung sự lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp trong việc thực hiện “dồn
điền, đổi thửa” theo những bước cơ bản sau đây:
1. Thành lập Ban chỉ đạo “dồn điền,
đổi thửa” ở các cấp
- Ban chỉ đạo tỉnh do đồng chí
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban; các ngành thành viên bao gồm:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư,
Xây dựng, UBND các huyện, thành phố, thị xã. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là xây dựng
kế hoạch, đề án, tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh và thành lập tổ chuyên
viên giúp việc Ban chỉ đạo.
- Ban chỉ đạo cấp huyện do đồng
chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; các ngành thành viên
khác ở huyện tương tự như thành phần ở tỉnh đồng thời ở từng huyện, thành phố,
thị xã trưng tập cán bộ để giúp việc Ban chỉ đạo.
- Ban chỉ đạo cấp xã do đồng chí
Chủ Tịch UBND làm Trưởng ban; các thành viên gồm: Cán bộ tài nguyên môi trường,
tài chính, chủ tịch hội nông dân, trưởng ban văn hoá, các trưởng thôn, chủ nhiệm
HTX, bí thư các chi bộ và một số trưởng đoàn thể khác trong xã cùng tham gia
Ban chỉ đạo.
- Ở mỗi thôn hoặc HTX thành lập
Tiểu ban chỉ đạo tổ chức thực hiện; thành phần gồm: trưởng thôn hoặc chủ nhiệm
HTX làm trưởng tiểu ban, phó ban bí thư Chi bộ, các đoàn thể và một số nông dân
am hiểu về ruộng đất ở HTX cùng tham gia. Các Tiểu Ban chỉ đạo được thành lập
03 nhóm chuyên môn giúp việc: nhóm thông tin tuyên truyền; nhóm kiểm kê số hộ,
khẩu, diện tích; nhóm quy hoạch xây dựng, thiết kế, lập phương án, đổi ruộng và
giao đất ngoài thực địa.
2. Biện pháp Chỉ đạo
- Cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp
sớm có chủ trương và xây dựng kế hoạch tiến hành ở từng cấp, từng ngành. Tập
trung sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên, đẩy mạnh công tác tuyên truyền
sâu rộng cho cán bộ đảng viên và nhân dân; bố trí đủ ngân sách cho các Ban chỉ
đạo hoạt động, giao trách nhiệm cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể theo chức
năng để triển khai việc “dồn điền, đổi thửa” đồng bộ xuống cơ sở;
- Các ngành, ban chỉ đạo các cấp
căn cứ đề án này và chức năng nhiệm cụ của từng ngành, cấp mình có kế hoạch cụ
thể về lực lượng cán bộ, vật tư, dự trù kinh phí để đáp ứng tốt nhất nội dung,
nhiệm vụ việc “dồn điền, đổi thửa”.
- Ban chỉ đạo các cấp thường
xuyên kiểm điểm rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết những vướng mắc trong quá
trình tổ chức thực hiện; đôn đốc chỉ đạo Ban chỉ đạo cấp dưới và các Tiểu Ban
chỉ đạo thực hiện kế hoạch này.
- Sở Thông tin và truyền thông,
Đài phát thanh truyền hình, Báo Bắc Ninh, Đài phát thanh cấp huyện, Đài truyền
thanh các xã, phường, thị trấn chủ động phối hợp cùng các quan chức năng có
liên quan tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm
quán triệt sâu sắc mục đích yêu cầu, sự cần thiết của việc “dồn điền, đổi thửa”
đến từng người dân để mọi người tự giác tham gia đóng góp công sức vào thực hiện
tốt kế hoạch của UBND Tỉnh.
- Ban chỉ đạo tỉnh ban hành văn
bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện “dồn điền, đổi thửa” và thường xuyên
theo dõi, kiểm tra đôn đốc, nắm chắc tình hình; tổng hợp báo cáo kết quả thực
hiện về UBND Tỉnh.
Sau “dồn điền, đổi thửa” tiếp tục
nghiên cứu chính sách khuyến khích tích tụ đất nông nghiệp bằng nhiều hình thức
theo pháp luật quy định để tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn.
3. Thời gian thực hiện: Hoàn
thành trong ba năm 2009 - 2011.
4. Việc thực hiện chính sách hỗ
trợ kinh phí để “dồn điền, đổi thửa” thực hiện theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện
có vướng mắc đề nghị các cấp Đảng uỷ, chính quyền các cấp, các thôn, HTX và các
ngành kịp thời phản ánh về UBND Tỉnh (gửi qua Sở Tài nguyên và Môi trường tổng
hợp) để xem xét bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh./.