HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
13-HĐBT
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 2 năm 1989
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ RUỘNG ĐẤT
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4/7/1981;
Căn cứ Luật đất đai ngày 8/1/1988;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý ruộng đất.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Việc giải quyết mọi quan hệ về ruộng đất phải
theo đúng nguyên tắc:
1. Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.
2. Kiên quyết bảo vệ những thành
quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa chữa theo đúng pháp luật những trường
hợp đã xử lý sai, phù hợp với tình hình thực tế từng nơi.
3. Bảo đảm cho mọi người lao động
sản xuất nông nghiệp có đất đai sản xuất làm cho tình hình ruộng đất được ổn định
và nông dân yên tâm sản xuất.
4. Gắn việc giải quyết vấn đề ruộng
đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất theo hướng thâm canh,
tăng vụ, kinh doanh tổng hợp, mở mang, ngành nghề, phân bố lại lao động, dân cư
phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương, củng cố các tổ chức kinh
tế tập thể của nông dân với những hình thức bước đi thích hợp với trình độ tổ
chức và quản lý sản xuất, nhằm mở rộng và phát triển sản xuất, tạo thêm việc
làm, tăng thu nhập cho xã viên, tập đoàn viên, bảo đảm đoàn kết nông thôn.
Điều 2.
Chủ trương biện pháp giải quyết các tranh chấp đất đai:
1. Ruộng đất do xoá bỏ bóc lột địa
chủ, phú nông, tịch thu trưng mua và đất hiến của địa chủ tiến bộ, đất của tư sản,
đất truất hữu, ruộng đất do tịch thu, trưng thu của các phần tử phản động, tay
sai ác ôn trong ngụỵ quân, ngụỵ quyền đã chia cấp cho nông dân không có hoặc
thiếu đất thì người được chia cấp tiếp tục sử dụng, chủ cũ không được đòi lại.
2. Ruộng đất đã chia cấp cho
thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, bộ đội tại ngũ, cán bộ hưu trí, gia đình có
công với cách mạng... thì được tiếp tục sử dụng không thu hồi, chủ cũ không được
đòi lại.
3. Những hộ nông dân trước có đất
đã điều chỉnh chia cho người khác, nhưng hiện nay vẫn có ruộng để làm bằng hoặc
nhiều hơn so với mức bình quân ở địa phương thì không được đòi lại diện tích đã
điều chỉnh cho người khác.
4. Những hộ nông dân trước đây,
có nhiều đất đã điều chỉnh chia cho người khác, nay do nhân khẩu tăng lên, bình
quân ruộng đất thấp đời sống thực sự có khó khăn, thì chính quyền địa phương, hợp
tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp tìm cách giúp đỡ khắc phục khó khăn, phát
triển ngành nghề, giải quyết việc làm; trường hợp địa phương còn đất thì căn cứ
vào điều kiện sản xuất của từng gia đình có thể giải quyết cho họ được nhận
thêm một số diện tích để làm.
5. Đối với những hộ nông dân
không có ruộng hoặc ít ruộng nhưng có vườn có ngành nghề, đời sống được bảo đảm
thì không giao thêm ruộng đất nữa.
6. Những hộ hiện nay sống bằng
các nghề buôn bán, lao động tự do, tiểu thủ công nghiệp, thủ công nghiệp hoặc dịch
vụ, trước đây đã được chia ruộng đất, song sử dụng kém hiệu quả hoặc không đủ
lao động làm ruộng mà thuê người làm thì thu hồi giao cho hộ sản xuất nông nghiệp
còn thiếu ruộng. Riêng đối với một số đồng bào Khơme thực sự có khó khăn, những
người neo đơn, già yếu, thương bệnh binh có ruộng nhưng thiếu lao động để làm
thì tạm thời được thuê lao động để sản xuất bảo đảm đời sống.
7. Những người trước đây có ruộng
đất đã chia cấp cho nông dân mà nay đã làm các nghề khác hoặc công tác trong cơ
quan Nhà nước thì không được đòi lại.
8. Những nông dân ở nơi cư trú
không có ruộng đất phải đi nơi khác sản xuất thì được tiếp tục sử dụng ruộng đất
đó để sản xuất.
9. Những người bị cắt đất xâm
canh nơi khác, nhưng đã có ruộng đất nơi cư trú hoặc có ngành nghề khác sinh sống
thì không được đòi lại đất cũ. Người được cấp đất xâm canh đúng đối tượng và sản
xuất đã ổn định thì giữ nguyên hiện trạng. Người bị cắt ruộng đất xâm canh, nếu
thiếu đất và đời sống thực sự khó khăn thì cấp đất mới (nếu địa phương còn quỹ
đất) hoặc giúp họ phát triển ngành nghề giải quyết đời sống.
10. Những vụ tranh chấp ruộng đất
giữa đồng bào đến xây dựng vùng kinh tế mới với đồng bào địa phương thì căn cứ
quy hoạch từng vùng để giải quyết trên cơ sở bảo đảm cho những người nông dân sống
bằng ruộng đất cả hai bên đều có ruộng đất (kể cả đồi, rừng) để sản xuất. Riêng
việc tranh chấp ruộng đất giữa đồng bào đến xây dựng kinh tế mới với đồng bào
dân tộc địa phương thì trước hết cần ưu tiên cho đồng bào dân tộc có đủ đất (kể
cả đất rừng) để làm và định canh, định cư; đồng bào đến xây dựng kinh tế mới
không đủ đất, thì nông trường, lâm trường giao bớt đất ruộng, đất rừng không sử
dụng hết cho đồng bào sản xuất hoặc thu hút họ vào sản xuất trong nông trường,
lâm trường hoặc giúp đồng bào phát triển ngành nghề, làm dịch vụ.
11. Các nông trường, lâm trường,
cơ sở quốc doanh sản xuất thuỷ sản, cơ quan, đơn vị quân đội sử dụng ruộng đất
kém hiệu quả hoặc còn để đất đai hoang hoá thì phải quy hoạch, tổ chức lại sản
xuất cho phù hợp; diện tích đất dôi ra phải trả lại cho địa phương để giao cho
nông dân sản xuất. Toàn bộ vấn đề này phải thực hiện xong trong 6 tháng đầu năm
1989.
12. Đất đai của các cơ sở thực
nghiệm khoa học kỹ thuật của Nhà nước, các cơ sở nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, hợp tác, liên doanh với nước ngoài đã được xác định đúng pháp luật và
đang sử dụng có hiệu quả phải được bảo vệ và ngăn chặn mọi hành động lấn chiếm.
13. Những hộ trước đây được giao
đất nay tự nguyện trả lại hoặc do chính quyền địa phương thu hồi để giao cho
người khác thì được đền bù những sản phẩm đang gieo trồng trên diện tích đó và
công sức đã bỏ ra để làm tăng mầu mỡ và giá trị sử dụng của đất. Việc đền bù do
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương căn cứ theo
các điều 46, 49 của Luật đất đai và tình hình của địa phương để quy định cụ thể.
Điều 3.
Việc xử lý các vụ tranh chấp đất đai phải theo đúng thẩm
quyền quy định tại các điều 21, 22 của Luật đất đai và theo các quy định sau
đây:
1. Khu đất tranh chấp trong địa
phương nào thì do Uỷ ban nhân dân đó giải quyết theo thẩm quyền quy định tại điều
21 của Luật đất đai.
Khu đất tranh chấp liên quan đến
hai đơn vị chính thì Uỷ ban nhân dân của hai đơn vị hành chính tương ứng bàn bạc
giải quyết.
2. Người tranh chấp thuộc tổ chức
nào (tập đoàn sản xuất, hợp tác xã, đoàn thể), địa phương nào thì tổ chức đó, địa
phương đó có trách nhiệm giải quyết đối với các thành viên của mình.
Ruộng đất do cá nhân (bao gồm
cán bộ công nhân viên Nhà nước, cán bộ xã, ấp, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất)
chiếm dụng trái phép dưới mọi hình thức (bao gồm cả việc đổi ruộng xấu lấy ruộng
tốt, đổi ruộng xa nhà lấy ruộng gần nhà sử dụng ruộng đất dôi ra sau khi điều
chỉnh vì lợi ích riêng...) đều phải thu hồi để giải quyết cho hộ thiếu đất, hoặc
chưa có đất để sản xuất.
Những cá nhân bao giữ đất hoang
hoá, bãi bồi quá nhiều, sử dụng không hết hoặc kém hiệu quả thì phải thu hồi bớt
để chia cấp cho những hộ nông dân chưa có ruộng hoặc thiếu ruộng.
Điều 4.
Những người mua, bán, lấn chiếm đất đai, phát canh thu
tô, huỷ hoại đất đai, gây cản trở sản xuất thì bị xử phạt theo điều 53 của Luật
đất đai.
Những người lợi dụng tình hình
phức tạp về ruộng đất để xúi giục, lôi kéo, kích động gây rối, phá hoại trật tự
công cộng và an toàn xã hội thì bị xử phạt theo Bộ Luật hình sự.
Điều 5.
Bộ trưởng các Bộ Tư pháp, Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm, Lâm nghiệp, Quốc phòng, Nội vụ, Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra Nhà nước, Tổng
cục trưởng Tổng cục Cao su, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý ruộng đất, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương theo quyền hạn
và trách nhiệm được giao hướng dẫn chi tiết thi hành Quyết định này.