ỦY
BAN NHÂN DÂN QUẬN 12
-------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
06/2008/QĐ-UBND
|
Quận
12, ngày 26 tháng 9 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG BỒI
THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
có quyết định thu hồi đất và giải quyết khiếu nại đất đai;
Căn cứ Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Tư pháp tại Tờ trình số 501/TTr-TP ngày 25 tháng 9
năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt
động của Hội đồng Bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án trên địa bàn quận
12 (gọi tắt là Hội đồng Bồi thường của dự án).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 7 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân
quận, Trưởng Phòng Nội vụ, Trưởng Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng, Trưởng
Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường, Trưởng Phòng
Quản lý đô thị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 11 phường, các thành viên Hội đồng Bồi
thường dự án và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đặng Văn Đức
|
QUY CHẾ
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG CỦA DỰ ÁN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban
nhân dân quận)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên
tắc hoạt động, chế độ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Bồi thường
giải phóng mặt bằng của dự án (gọi tắt là Hội đồng Bồi thường của dự án) để thực
hiện việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư, kể cả việc
tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ
trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư của các dự án (Trừ các dự án có quy mô
nhỏ, đơn giản thu hồi đất dưới 10 hộ thì không nhất thiết thành lập Hội đồng Bồi
thường của dự án).
2. Các thành viên của Hội đồng của
dự án chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Chương II
TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ
NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Điều 2.
Thành lập Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng
1. Căn cứ quy định
liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, căn cứ vào quy
mô, đặc điểm và tính chất của dự án, Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng tham
mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết định thành lập Hội đồng Bồi
thường cho từng dự án triển khai trên địa bàn quận.
2. Thành viên Hội đồng Bồi thường
của dự án gồm có:
a) Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận phụ trách lĩnh vực.
b) Phó Chủ tịch Thường trực Hội
đồng: Trưởng hoặc Phó Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng.
c) Phó Chủ tịch Hội đồng: Trưởng
hoặc Phó Phòng Tài chính - Kế hoạch quận.
d) Các Ủy viên:
+ Ủy viên: đại diện chủ đầu tư
(trừ các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài thì không cử đại diện chủ đầu tư làm
thành viên của Hội đồng);
+ Trưởng Ban Dân vận Quận ủy;
+ Trưởng hoặc Phó Phòng Quản lý
đô thị;
+ Trưởng hoặc Phó Phòng Tài
nguyên và Môi trường;
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phường nơi có dự án;
+ Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể cấp quận;
+ Đại diện cho những người ảnh
hưởng trong dự án (từ 01 đến 02 người) là những người có đất, nhà thuộc phạm vi
thu hồi đất để thực hiện dự án và am hiểu pháp luật, chủ trương chính sách của
Nhà nước và có uy tín do những người bị ảnh hưởng trong dự án đề cử hoặc do Ủy
ban nhân dân phường phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường giới thiệu.
Tùy theo quy mô của từng dự án cụ
thể, Hội đồng Bồi thường của dự án tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận bổ
sung thêm một số thành viên khác hoặc điều chỉnh nhiệm vụ của thành viên cho
phù hợp.
Các thành viên trong Hội đồng Bồi
thường của dự án phải ổn định trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Điều 3. Chức
năng của Hội đồng Bồi thường của dự án
Hội đồng Bồi thường của dự án lập
và trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư của dự án
theo trình tự, thủ tục quy định; tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư và giải phóng mặt bằng. Đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân quận giải
quyết kiến nghị có liên quan đến quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng và tái định cư của dự án theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quận.
Điều 4. Nhiệm
vụ của Hội đồng Bồi thường của dự án
1. Xây dựng, thông qua kế hoạch
điều tra hiện trạng và kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt
bằng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận phê duyệt;
2. Lập và trình duyệt phương án
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án;
3. Tổ chức thực hiện phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng;
4. Thông qua chi phí bồi thường,
hỗ trợ khi di dời đối với các tổ chức (cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp của tổ chức chính trị - xã hội, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân) lập phương án bồi thường, hỗ trợ trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận phê duyệt;
5. Đề xuất đơn giá mua và giá
bán căn hộ chung cư, nền đất ở phục vụ tái định cư các dự án đầu tư bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
6. Báo cáo, trình Ủy ban nhân
dân quận giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở các dự án theo báo cáo, đề xuất của
các thành viên Hội đồng Bồi thường dự án.
7. Xem xét giải quyết trực tiếp
một số hồ sơ cụ thể trong trường hợp cần thiết theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân
quận về pháp lý đất đai, vật kiến trúc và việc áp giá bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Chương III
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG BỒI
THƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Điều 5. Hoạt
động của Hội đồng Bồi thường của dự án
1. Hội đồng Bồi thường của dự án
hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết
ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
2. Hội đồng Bồi thường của dự án
tự chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
và bàn giao mặt bằng cho tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Điều 6. Phân
công, phân nhiệm các thành viên trong Hội đồng Bồi thường của dự án
1. Chủ tịch Hội
đồng:
a) Ký phương án
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án;
b) Có thẩm quyền ký chứng thực trong các văn bản của
Hội đồng Bồi thường. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc ngoài
thẩm quyền thì báo cáo Ủy ban nhân dân quận xem xét, giải quyết. Trường hợp vượt
thẩm quyền thì Ủy ban nhân dân quận có văn bản gửi các Sở - ngành và Ủy ban
nhân dân thành phố xin ý kiến giải quyết.
c) Chỉ đạo các
thành viên Hội đồng lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư.
2. Phó Chủ tịch Thường trực Hội
đồng Bồi thường (Trưởng hoặc Phó Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng) có nhiệm
vụ:
a) Lập phương án tổng thể về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư báo cáo thẩm định theo quy định;
b) Giúp Hội đồng Bồi thường của
dự án thực hiện nhiệm vụ tại Điều 3; Chịu trách nhiệm trước Hội đồng về tính
chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc
không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
và chịu trách nhiệm về tính chính xác, sự phù hợp chính sách của phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư;
c) Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc
của người sử dụng đất về những vấn đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và
tái dịnh cư;
d) Các nhiệm vụ khác theo quy định
của pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố quy định;
đ) Thực hiện việc chi trả tiền bồi
thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất chính xác, đúng đối tượng;
e) Tổng hợp các khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện báo cáo đề xuất Hội đồng Bồi thường của dự án hoặc
Ủy ban nhân dân quận xem xét giải quyết;
g) Chủ trì phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan lấy ý kiến và tham mưu Hội đồng Bồi thường giải quyết
những vướng mắc, khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định
cư;
h) Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết
hàng quý, 6 tháng, tổng kết năm của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và
tái định cư và các nhiệm vụ theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận;
3. Phó Chủ tịch Hội đồng Bồi thường
của dự án (Trưởng hoặc Phó Phòng Tài chính - Kế hoạch quận) có nhiệm vụ:
a) Trên cơ sở quy định chức
năng, nhiệm vụ của ngành và quy định văn bản pháp luật có liên quan đề xuất với
Hội đồng Bồi thường của dự án giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của
đơn vị và các vấn đề khác có liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng về công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật do Chủ tịch Hội đồng của dự án phân công.
4. Ủy viên Hội đồng (Lãnh đạo
Ban Dân vận Quận ủy) có trách nhiệm:
a) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ
của đơn vị và quy định của pháp luật có liên quan đến công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng tham gia ý kiến với Hội đồng Bồi thường của
dự án giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị và các vấn đề
khác có liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng trong công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư. Đồng thời, giải thích và vận động những người bị thu hồi đất thực
hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ; phản ánh với Hội đồng Bồi thường
giải phóng mặt bằng về ý kiến chính đáng của những người ảnh hưởng trong dự án.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bồi thường của dự án.
5. Ủy viên Hội đồng (đại diện chủ
đầu tư) có trách nhiệm:
a) Căn cứ dự án đầu tư và phương
án tổng thể về bồi thường được phê duyệt, chuẩn bị trước quỹ nhà, đất tái định
cư để tổ chức di chuyển các hộ về nơi ở mới, phối hợp với Hội đồng Bồi thường của
dự án đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố bố trí tái định cư; chi trả phần kinh
phí thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở tại các khu tái định cư
theo quy định.
b) Phối hợp với
Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng để lập phương án tổng thể về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư và phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư theo chính sách hiện hành; bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp
thời tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
c) Có ý kiến về những nội dung cần
thiết liên quan đến dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai công tác
bồi thường, giải phóng mặt bằng.
d) Thực hiện nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật do Chủ tịch Hội đồng Bồi thường của dự án phân công.
6. Ủy viên Hội đồng (Trưởng hoặc Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trưởng
hoặc Phó Phòng Quản lý đô thị) có nhiệm vụ:
a) Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ
của ngành và quy định pháp luật có liên quan để có ý kiến với Hội đồng Bồi thường
của dự án giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị và các vấn đề
khác có liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng trong công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật do Chủ tịch Hội đồng Bồi thường của dự án phân công.
7. Ủy viên Hội đồng (Ủy ban nhân
dân các phường) có nhiệm vụ:
a) Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân phường và quy định
của văn bản pháp luật liên
quan có ý kiến với Hội đồng Bồi thường
của dự án giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị và các vấn đề
khác có liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng trong công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật do Chủ tịch Hội đồng Bồi thường của dự án phân công.
8. Ủy viên Hội đồng Bồi thường (Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp quận) có nhiệm vụ:
a) Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ
của đơn vị và quy định của pháp luật có liên quan đến công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng tham gia ý kiến với Hội đồng Bồi thường của
dự án giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị và các vấn đề
khác có liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng trong công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư. Đồng thời, giải thích và vận động những người bị thu hồi đất thực
hiện di chuyển giải phóng mặt bằng đúng tiến độ; phản ánh với Hội đồng Bồi thường
giải phóng mặt bằng về ý kiến chính đáng của những người ảnh hưởng trong dự án.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bồi thường của dự án.
9. Đại diện những người ảnh hưởng
trong dự án:
Đại diện những người ảnh hưởng
trong dự án có trách nhiệm: phản ánh nguyện vọng của người bị ảnh hưởng trong dự
án; vận động những người bị ảnh hưởng trong dự án thực hiện di chuyển, giải
phóng mặt bằng đúng tiến độ.
10. Các thành viên khác (nếu có)
của Hội đồng Bồi thường của dự án:
Các thành viên khác thực hiện
các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng phù hợp với
trách nhiệm của đơn vị.
Điều 7. Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng
1. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm
nhiệm, bằng hình thức hội nghị, theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số
các vấn đề thông qua tại cuộc họp. Các
ý kiến của các thành viên đều được
tôn trọng và đưa ra thảo luận để đi đến thống nhất.
2. Việc triệu tập
cuộc họp Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng Bồi thường dự án quyết định. Trước khi triệu tập cuộc họp, dự kiến chương trình nội dung
họp và tài liệu liên quan được Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng gửi
đến thành viên Hội đồng ít nhất 03 ngày làm việc, để các thành viên nghiên cứu
và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ (trừ trường hợp họp đột xuất theo chỉ đạo của Chủ tịch
Hội đồng Bồi thường của dự án).
3. Cuộc họp của Hội đồng Bồi thường của dự án chỉ
được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng tham dự. Các quyết
định của Hội đồng phải được ít nhất 1/2 tổng số thành viên Hội đồng biểu quyết
thông qua. Trường hợp tại cuộc họp ý kiến biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý
kiến của Chủ tịch Hội đồng. Các thành viên có ý kiến khác có quyền bảo lưu ý kiến
và được ghi vào biên bản cuộc họp.
4. Đối với nội
dung công việc cụ thể có liên quan đến ngành chuyên môn: sau khi Ban Bồi thường
- Giải phóng mặt bằng báo cáo kết quả lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn,
thành viên Hội đồng của cơ quan chuyên môn liên quan có trách nhiệm có ý kiến
và đề xuất hướng giải quyết cụ thể. Sau khi nghe ý kiến của các thành viên Hội
đồng trên, các thành viên còn lại của Hội đồng Bồi thường có ý kiến cụ thể đồng
ý hoặc nguyên nhân không đồng ý hoặc đề xuất hướng giải quyết.
5. Ngoài ra khi có vấn đề phát sinh cần giải quyết,
nội dung có liên quan đến nghành chuyên môn của thành viên Hội đồng Bồi thường
của dự án nào thì thành viên đó cần nghiên cứu xem xét, chuẩn bị ý kiến trình Hội
đồng Bồi thường giải quyết.
6. Thành viên Hội
đồng Bồi thường của dự án có trách nhiệm sắp xếp công việc để bảo đảm tham dự đầy
đủ cuộc họp của Hội đồng Bồi thường của dự án và hoạt động của Hội đồng Bồi thường
theo quy định.
7. Các thành
viên của Hội đồng Bồi thường của dự án vì bận công tác không thể tham dự cuộc họp
phải báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng Bồi thường và phải được sự chấp thuận của Chủ tịch Hội đồng Bồi thường;
đồng thời phải gửi ý kiến cụ thể đồng ý hoặc
không đồng ý, nguyên nhân không đồng ý hoặc hướng đề xuất giải quyết về nội dung
được thảo luận trong cuộc họp đã được Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng gửi đến (trừ trường hợp họp đột xuất theo chỉ đạo
của Chủ tịch Hội đồng Bồi thường).
8. Thành viên Hội đồng Bồi thường phải ký tên vào biên bản họp Hội đồng.
Biên bản họp sẽ được đánh máy hoàn chỉnh
gửi đến các thành viên của Hội đồng Bồi thường.
9. Kinh phí hoạt động của Hội đồng
Bồi thường của dự án được trích từ chi phí phục vụ công tác bồi thường theo quy
định và theo kế hoạch kinh phí của Ban Bồi thường - Giải phóng
mặt bằng được Ủy ban nhân dân quận phê duyệt hàng năm.
10. Hội đồng Bồi thường của dự
án được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân quận để hoạt động.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 8. Các
thành viên Hội đồng Bồi thường của dự án quận có trách nhiệm thực hiện nghiêm
túc Quy chế này.
Điều 9. Giao
Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp đánh giá việc thực
hiện Quy chế và tổng hợp các góp ý của các thành viên Hội đồng Bồi thường hoặc
khi có hướng dẫn, có quy định thay đổi của cấp có thẩm quyền đề xuất sửa đổi, bổ
sung Quy chế kịp thời.
Việc sửa đổi, bổ
sung Quy chế này phải được các thành viên thống nhất thông qua, trình Ủy ban
nhân dân quận quyết định./.