ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/2025/QĐ-UBND
|
Hưng Yên, ngày 16 tháng 01 năm 2025
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ VÀ MỨC BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN HOẶC VẬT NUÔI KHÁC KHI NHÀ NƯỚC
THU HỒI ĐẤT KHÔNG THỂ DI CHUYỂN ĐƯỢC; MỨC HỖ TRỢ DI DỜI VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC
THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn
cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn
cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn
cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn
cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật nhà
ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật các tổ
chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn
cứ Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về
bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Theo
đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 211/TTr-SNN
ngày 31 tháng 12 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết
định này Quy định đơn giá và mức bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật
nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất không thể di chuyển
được; mức hỗ trợ di dời vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ
quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.
2.
Người sử dụng đất quy định tại Điều 4 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
3.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong
quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.
Cây hằng năm là loại cây được gieo, trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản
xuất trong thời gian không quá 01 năm.
2.
Cây lâu năm là loại cây được gieo, trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm
và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.
3.
Cây lâm nghiệp là những loài cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và trồng phân tán.
4.
Cây trồng lâm nghiệp phân tán là các cây lâm nghiệp trồng trên diện tích không
đảm bảo thành rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp số
16/2017/QH14.
5. Vật
nuôi khác: Bao gồm gia súc, gia cầm, động vật khác trong chăn nuôi:
a)
Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn
nuôi.
b)
Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có
cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.
c) Động
vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng
hoang dã được phép chăn nuôi theo quy định.
6. Mật
độ cây trồng quy định tại Quyết định này là mật độ tối đa được áp dụng khi kiểm
kê, lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng. Mật độ
cây được xây dựng trên cơ sở đúc kết từ các quy trình kỹ thuật đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, các nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học
thuộc các cục, vụ, học viện nông nghiệp Việt Nam và thực tế sản xuất tại các địa
phương để mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định
số 2699/QĐ-UBND ngày 05/12/2024 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy trình sản xuất
một số cây trồng, thủy sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Điều 4. Đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật
nuôi là thủy sản và vật nuôi khác
1.
Đơn giá bồi thường thiệt hại cây hàng năm khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên: Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
2.
Đơn giá bồi thường thiệt hại cây lâu năm cho thu hoạch nhiều lần đang trong thời
kỳ thu hoạch khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: Chi tiết tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
3.
Đơn giá bồi thường vật nuôi là thủy sản khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên: Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định này.
4.
Đơn giá bồi thường đối với vật nuôi khác khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên: Chi tiết tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 5. Mức bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật
nuôi là thủy sản
1. Mức
bồi thường thiệt hại đối với cây trồng
a) Đối
với cây lâu năm là loại cho thu hoạch nhiều lần mà đang trong thời kỳ thu hoạch:
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xác định sản lượng
vườn cây còn chưa thu hoạch, số năm còn lại trong chu kỳ thu hoạch và đơn giá
thực tế tại thời điểm bồi thường để lập phương án bồi thường trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
b) Việc
bồi thường trên nguyên tắc thống kê thực tế số lượng cây, khóm cây, diện tích
cây trồng, diện tích có nuôi trồng thủy sản và hướng dẫn trong quy trình sản xuất
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
c) Đối
với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được
bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, trồng lại
(nếu có) nhưng không được vượt quá đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng tại
khoản 1, 2 Điều 4 Quyết định này.
d) Bồi
thường đối với các trường hợp khác
Đối với
hoa, cây cảnh, cây lâu năm được trồng chuyên canh cao hơn mật độ theo hướng dẫn
trong quy trình sản xuất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì chủ sở
hữu vườn cây được hỗ trợ vượt tối đa 30% mật độ; đơn giá bồi thường đối với số
cây vượt quá mật độ bằng 50% đơn giá bồi thường cây trồng theo quy định tại khoản
1, 2 Điều 4 Quyết định này.
Nhiều
loại cây hàng năm trồng xen với nhau trên cùng một diện tích (không tách biệt
được riêng diện tích từng loại cây) thì xác định đối tượng bồi thường chính (đối
tượng bồi thường chính là cây cho giá trị cao nhất trên diện tích trồng xen):
Đơn giá bồi thường đối với đối tượng bồi thường chính bằng 100% đơn giá bồi thường
cây trồng quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định này; đơn giá bồi thường cây
còn lại trên diện tích trồng xen (chỉ tính một loại cây trồng xen) bằng 30% đơn
giá bồi thường cây trồng quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định này trên toàn bộ
diện tích trồng xen canh.
đ)
Cây hàng năm trồng xen, tận dụng quỹ đất trong vườn cây lâu năm, không làm ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây lâu năm thì đơn giá bồi thường cây trồng xen (chỉ
tính một loại cây trồng xen) được bồi thường 100% đơn bồi thường cây trồng quy
định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định này trên toàn bộ diện tích trồng xen canh.
2. Mức
bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản
Mức bồi
thường thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản được tính như sau: Mức bồi thường
thiệt hại = Đơn giá bồi thường quy định tại khoản 3, Điều 4 Quyết định này (x)
diện tích thực nuôi bị thu hồi (m²).
Đối với
vật nuôi thủy sản không có tên trong Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định
này thì căn cứ vào tính chất, đặc điểm, loại hình nuôi, giá trị tương tự với
các vật nuôi thủy sản có tên trong Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định
này, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng áp dụng phương pháp
tính tương đương để xác định mức bồi thường, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Trường hợp không có loại vật nuôi thủy sản tương đương, Hội đồng bồi thường khảo
sát thực tế chi phí đầu tư, năng suất, sản lượng và giá trung bình tại thời điểm
thu hồi đất để xác định mức giá bồi thường phù hợp và đề xuất cấp có thẩm quyền
xem xét, cho ý kiến trước khi thực hiện.
Điều 6. Mức hỗ trợ di dời và mức bồi thường đối với vật
nuôi khác không thể di dời
1. Mức
hỗ trợ di dời đối với vật nuôi khác
a) Đối
tượng vật nuôi hỗ trợ di dời
Là
gia súc, gia cầm, động vật khác được phép chăn nuôi theo quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 ngày 11 tháng 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động
chăn nuôi.
b)
Nguyên tắc hỗ trợ di dời vật nuôi
Chỉ hỗ
trợ di dời vật nuôi của chủ sở hữu tài sản, được tạo lập trước thời điểm có
thông báo thu hồi đất và văn bản kiểm đếm thống kê số lượng vật nuôi của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện kê khai chăn nuôi theo quy định của Luật
Chăn nuôi.
Việc
hỗ trợ di dời trên nguyên tắc kiểm đếm thống kê thực tế số lượng, khối lượng vật
nuôi trên diện tích đất bị thu hồi tại thời điểm kiểm đếm thống kê và phải di dời
thực tế.
Khoảng
cách di dời vật nuôi là khoảng cách thực tế từ nơi đi đến nơi đến được xác định
trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
c) Biện
pháp di dời vật nuôi: Việc di dời vật nuôi phải đảm bảo an toàn dịch bệnh và đối
xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định tại Luật Thú y số 79/2015/QH13, Luật
Chăn nuôi số 32/2018/QH14. Trường hợp di dời vật nuôi ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
phải tuân thủ quy định về kiểm dịch vận chuyển động vật theo quy định tại Luật
Thú y.
d)
Phương pháp tính mức hỗ trợ di dời vật nuôi
Đơn vị,
tổ chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ di dời vật nuôi bằng phương pháp kiểm đếm trực
tiếp từng cá thể và quy đổi ra đơn vị vật nuôi theo quy định tại Phụ lục V - Hệ
số đơn vị vật nuôi và công thức chuyển đổi của Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày
13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật
Chăn nuôi.
Công
thức tính hệ số đơn vị vật nuôi (HSVN) = Khối lượng hơi trung bình của vật
nuôi/500kg.
Công
thức tính đơn vị vật nuôi (ĐVN) cụ thể như sau: ĐVN = HSVN x Số con.
Trong
đó: ĐVN là đơn vị vật nuôi; HSVN là hệ số đơn vị vật nuôi.
đ) Mức
hỗ trợ di dời vật nuôi:
Trường
hợp di dời nội tỉnh: tối đa không quá 400.000 đồng/01 đơn vị vật nuôi.
Trường
hợp di dời ngoại tỉnh: căn cứ tình hình thực tế, đơn vị tổ chức thu hồi, giải
phóng mặt bằng thỏa thuận với cơ sở chăn nuôi cho từng trường hợp cụ thể, trình
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Mức
bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khác không thể di dời
a)
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi
Chỉ bồi
thường vật nuôi của chủ sở hữu tài sản, được tạo lập trước thời điểm có thông
báo thu hồi đất và văn bản kiểm đếm thống kê số lượng vật nuôi của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và thực hiện kê khai chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn
nuôi.
Vật
nuôi tại thời điểm thu hồi đất đã đến kỳ thu hoạch, xuất bán thì không được bồi
thường (lợn thịt > 6 tháng tuổi, bò đực nuôi thịt > 24 tháng tuổi, gà
Đông Tảo > 38 tuần tuổi, gà thịt khác > 100 ngày tuổi, vịt thịt > 50
ngày tuổi, vật nuôi có tuổi sinh sản cao hơn quy định tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Quyết định này). Tuổi của vật nuôi được xác định thông qua sổ sách ghi
chép; bản kê khai hoạt động chăn nuôi; hợp đồng, hóa đơn, lý lịch giống vật
nuôi (nếu có).
Vật
nuôi tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch, xuất bán mà không thể
di chuyển đến nơi khác để tiếp tục nuôi cho đến thu hoạch thì được bồi thường
thiệt hại do phải thu hoạch, xuất bán sớm.
b) Mức
bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi được tính như sau:
Mức bồi
thường = Giá trị sản xuất - giá trị bán thực tế (nếu có)
Mức bồi
thường, Giá trị sản xuất của vật nuôi được tính theo Phụ lục IV kèm theo Quyết
định này.
Điều 7. Quy định liên quan
1.
Cách đo đường kính thân, đường kính tán, chiều cao của cây
Đối với
cây lâu năm giá trị từng loại cây được xác định chủ yếu bằng đường kính thân,
đường kính tán và chiều cao đối với cây sinh trưởng bình thường theo nguyên tắc:
a) Đường
kính thân cây (ĐK thân) được đo tại vị trí thân ổn định trên mặt đất ít nhất
20cm. Đối với cây một gốc có nhiều nhánh thì lấy nhánh có đường kính thân lớn
nhất để tính cho cây đó;
b)
Chiều cao cây được tính từ gốc trên mặt đất theo thân chính đến chạc đôi, chạc
ba cao nhất. Đối với cây có chạc lá là bẹ như dừa, cau thì độ cao cây tính từ mặt
đất đến bẹ gần nhất;
c) Đường
kính tán cây (ĐK tán) được xác định theo hình chiếu thẳng và vuông góc với mặt
đất của vòng tròn tán lá cây.
2. Đối
với các loại cây có quy định mật độ:
a) Số
cây không vượt mật độ quy định: Chủ sở hữu được bồi thường 100% số lượng cây
theo thực tế kiểm đếm và đơn giá quy định tại Quyết định này.
b) Số
cây vượt mật độ quy định (nếu có): Chủ sở được hỗ trợ tối đa không quá 30% của
số cây trong mật độ quy định theo mức giá bằng 50% đơn giá của cây cùng chủng
loại; số cây vượt mật độ còn lại (nếu có) không được bồi thường, hỗ trợ và phải
tự di chuyển.
c)
Trường hợp chủ sở hữu tài sản trồng xen kẽ nhiều loại cây: căn cứ vào tình hình
thực tế, hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ thống nhất phương án bồi
thường, hỗ trợ đảm bảo thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng; xác định mật
độ là cây trồng chính, cây trồng xen chỉ được hỗ trợ khi số cây trồng chính
không vượt mật độ quy định và được hỗ trợ tối đa không quá 80% đơn giá quy định
theo diện tích trồng thực tế kiểm đếm).
3. Đối
với các loại cây trồng không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Các địa
phương căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế tại địa phương, hiệu quả sản xuất
của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có cây trồng
không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công lao động di chuyển, vận chuyển,
chặt bỏ, một phần chi phí đầu tư giống, vật tư ban đầu với mức hỗ trợ không quá
50% đơn giá các loại cây trồng được quy định tại Quyết định này.
4.
Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trồng lúa hoặc các loại cây rau màu mà trước
thời điểm thông báo thu hồi đất, người sử dụng đất đã đầu tư chi phí vào đất,
như: làm đất, bón phân lót, chuẩn bị giống hoặc mới gieo trồng thì đơn vị, tổ
chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư căn cứ vào tình hình thực
tế hỗ trợ chi phí thực tế người dân đã đầu tư đến thời điểm thu hồi đất tính
thành tiền, mức tối đa không vượt quá 50% đơn giá bồi thường đã được quy định.
5. Tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện chịu trách nhiệm:
a)
Xác định cây trồng chính để lập phương án bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp
chủ sở hữu tài sản trồng xen kẽ nhiều loại cây.
b)
Xác định từ khâu kiểm kê các loại cây mới đầu tư; cây được di chuyển đến trồng
mới; cây trồng xen bất thường, không vì mục đích thu hoạch quả, lấy gỗ không được
bồi thường 100% đơn giá.
c)
Khi kiểm kê phát sinh những loại cây trồng, vật nuôi chưa quy định, Ủy ban nhân
dân huyện, thị xã, thành phố báo cáo, đề xuất đơn giá bồi thường, mức hỗ trợ cụ
thể báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem
xét, quyết định. Các loại cây không có trong Phụ lục nhưng có cùng họ, loài và
có giá trị tương đương với cây có trong Phụ lục thì Ủy ban nhân dân huyện, thị
xã, thành phố vận dụng để áp dụng cho phù hợp.
d)
Giám sát, quản lý chặt chẽ cây trồng, vật nuôi đã thực hiện kiểm kê của dự án;
tránh tình trạng di chuyển cây trồng, vật nuôi đã được kiểm kê và bồi thường, hỗ
trợ từ dự án này sang dự án khác.
6.
Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng nếu
có phát sinh các loại cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác mà
không thể di chuyển và không có trong Quyết định này thì đơn vị, tổ chức thực
hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư rà soát theo quy trình sản xuất
cây trồng, vật nuôi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trường hợp
chưa có trong quy trình sản xuất, đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư gửi văn bản đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
xem xét, xây dựng quy trình sản xuất cây trồng, vật nuôi trình cấp có thẩm quyền
ban hành; đề xuất đơn giá để phối hợp với các đơn vị có liên quan báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng quy trình sản xuất đối với
các loại cây trồng chưa có quy trình xuất theo đề nghị của các tổ chức cá nhân;
phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
điều chỉnh đơn giá bồi thường cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Sở
Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên
quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh đơn giá bồi thường cho phù hợp với
tình hình thực tế.
3. Sở
Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, bồi
thường giải phóng mặt bằng theo đúng quy định.
4. Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ đơn giá bồi thường được ban hành tại Quyết
định này và quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 103 Luật Đất
đai để thực hiện việc bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi trên địa bàn
toàn tỉnh theo đúng quy định.
5.
Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
a) Chịu
trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu trong việc kiểm kê, phân loại;
có thể mời cơ quan chuyên môn tham gia kiểm kê, phân loại (nếu cần thiết). Trường
hợp gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định, phân loại cây trồng, vật nuôi
mà không thể di chuyển được, đề nghị liên hệ với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để được hướng dẫn;
b)
Căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư lập dự toán bồi thường về chi phí di chuyển và thiệt hại thực
tế do phải di chuyển, trồng lại (nếu có) cho từng dự án cụ thể, báo cáo Uỷ ban
nhân dân huyện, thành phố xem xét, quyết định theo quy định;
c)
Xác định số lượng cây vượt mật độ, tỷ lệ cây trồng vượt mật độ được hỗ trợ theo
quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định này, báo cáo Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố xem xét, quyết định;
d)
Xác định loại vật nuôi mà không thể di chuyển được và mức bồi thường cụ thể tại
thời điểm kiểm kê báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
6.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc; những nội dung chưa phù hợp,
mới phát sinh thì tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến bằng văn bản về Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định.
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối
với những dự án, hạng mục đã chi trả xong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư; đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện
chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được duyệt trước
ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì không được áp dụng hoặc không điều
chỉnh đơn giá theo Quyết định này.
2. Đối
với những dự án, hạng mục chưa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành thì xác định giá bồi thường,
hỗ trợ theo đơn giá tại Quyết định này.
Điều 10. Trách nhiệm thi hành
1.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2025.
2.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hùng Nam
|
PHỤ LỤC I
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
CÂY HẰNG NĂM KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2025/QĐ-UBND ngày 16/01/2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hưng Yên)
|
Tên
loại cây trồng
|
Đơn
vị tính
|
Đơn
giá
|
I
|
Nhóm cây thực phẩm
|
|
|
1
|
Lúa
|
đ/m²
|
10.000
|
2
|
Ngô (bắp), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc,
đậu tương …)
|
đ/m²
|
10.000
|
3
|
Cây lấy củ (khoai lang, sắn, khoai môn,
khoai sọ…)
|
đ/m²
|
10.000
|
4
|
Sắn dây
|
đ/m²
|
18.700
|
5
|
Dưa hấu
|
đ/m²
|
20.000
|
6
|
Dưa lê
|
đ/m²
|
24.000
|
7
|
Dưa vàng
|
đ/m²
|
28.200
|
8
|
Dưa lưới
|
đ/m²
|
35.000
|
9
|
Dưa bở, dưa gang, dưa chuột
|
đ/m²
|
23.000
|
10
|
Cà chua, cà tím, cà bát, cà pháo…
|
đ/m²
|
19.400
|
11
|
Bầu, bí, mướp… các loại
|
đ/m²
|
12.500
|
12
|
Ớt ngọt
|
đ/m²
|
42.600
|
13
|
Su hào, bắp cải, cà rốt
|
đ/m²
|
17.500
|
14
|
Tỏi lấy củ
|
đ/m²
|
37.100
|
15
|
Tỏi tây
|
đ/m²
|
27.700
|
16
|
Hành các loại
|
đ/m²
|
24.300
|
17
|
Rau cần tây
|
đ/m²
|
22.900
|
18
|
Rau các loại, đậu đỗ các loại
|
đ/m²
|
10.000
|
19
|
Các loại rau gia vị
|
đ/m²
|
11.200
|
20
|
Các loại cây dược liệu
|
đ/m²
|
18.500
|
II
|
Nhóm cây hoa
|
|
|
21
|
Hoa cúc
|
đ/m²
|
57.200
|
22
|
Hoa lay ơn
|
đ/m²
|
59.300
|
23
|
Hoa cẩm chướng
|
đ/m²
|
139.300
|
24
|
Hoa lily
|
đ/m²
|
362.000
|
25
|
Hoa loa kèn
|
đ/m²
|
98.500
|
26
|
Hoa đồng tiền
|
đ/m²
|
76.700
|
27
|
Hoa thạch thảo
|
đ/m²
|
94.100
|
28
|
Hoa cát tường
|
đ/m²
|
167.600
|
29
|
Hoa hướng dương
|
đ/m²
|
17.100
|
30
|
Hoa
huệ
|
đ/m²
|
49.800
|
31
|
Hoa
sen lấy hoa
|
đ/m²
|
10.800
|
32
|
Hoa
súng
|
đ/m²
|
6.800
|
III
|
Cây
khác
|
|
|
33
|
Cỏ
voi
|
đ/m²
|
5.500
|
34
|
Nấm
rơm
|
đ/m²
|
92.100
|
35
|
Nấm
mỡ
|
đ/m²
|
106.700
|
PHỤ LỤC II
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
CÂY LÂU NĂM CHO THU HOẠCH NHIỀU LẦN ĐANG TRONG THỜI KỲ THU HOẠCH KHI NHÀ NƯỚC
THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2025/QĐ-UBND ngày 16/01/2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hưng Yên)
TT
|
Danh mục cây trồng
|
Đơn vị tính
|
Đơn giá
|
I
|
Nhóm
cây ăn quả
|
|
|
1
|
Cây
nhãn, cây vải (mật độ trồng trung
bình 320-400 cây/ha)
|
đồng/cây
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
180.000
|
ĐK
thân ≤ 5 cm
|
đồng/cây
|
370.000
|
5cm
≤ ĐK gốc <7cm
|
đ/cây
|
1.125.000
|
7cm
≤ ĐK gốc <12cm
|
đ/cây
|
2.700.000
|
12cm
≤ Đk gốc <20cm
|
đ/cây
|
3.750.000
|
20cm
≤ Đk gốc <30cm
|
đ/cây
|
3.850.000
|
ĐK
gốc từ 30 cm trở lên
|
đ/cây
|
4.500.000
|
2
|
Cây
bưởi, bòng (mật độ trồng 400 -500cây/ha)
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
110.000
|
ĐK
gốc 2cm ≤ Φ <7cm
|
đ/cây
|
330.000
|
ĐK
gốc 7cm ≤ Φ <12cm
|
đ/cây
|
1.380.000
|
ĐK
gốc 12cm ≤ Φ <20cm
|
đ/cây
|
1.920.000
|
ĐK
gốc từ 20 cm trở lên
|
đ/cây
|
2.200.000
|
3
|
Cây
cam (mật độ trồng 600 - 620 cây/ha)
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
100.000
|
ĐK
gốc 2cm ≤ Φ <7cm
|
đ/cây
|
300.000
|
ĐK
gốc 7cm ≤ Φ <12cm
|
đ/cây
|
1.500.000
|
ĐK
gốc 12cm ≤ Φ <20cm
|
đ/cây
|
2.000.000
|
ĐK
gốc từ 20 cm trở lên
|
đ/cây
|
2.500.000
|
4
|
Cây
chuối (mật độ trồng 2.000-2.500 cây/1ha)
|
|
|
ĐK
gốc < 10cm
|
đ/cây
|
30.000
|
ĐK
gốc ≥ 10cm
|
đ/cây
|
60.000
|
5
|
Cây
ổi (mật độ trồng 1.000 cây/1ha)
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
70.000
|
ĐK
gốc 2cm ≤ Φ <7cm
|
đ/cây
|
200.000
|
ĐK
gốc 7cm ≤ Φ <12cm
|
đ/cây
|
500.000
|
ĐK
gốc 12cm ≤ Φ <20cm
|
đ/cây
|
600.000
|
ĐK
gốc 20cm ≤ Φ <30cm
|
đ/cây
|
800.000
|
ĐK
gốc từ 30 cm trở lên
|
đ/cây
|
1.000.000
|
6
|
Cây
mít (mật độ trồng: 400 cây/ha); cây chay (mật độ trồng: 200 cây/ha), cây
hồng xiêm (mật độ trồng 400 cây/ha), cây vú sữa (mật độ
trồng 150 cây/ha), cây khế (mật độ trồng 330 cây/ha)
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
100.000
|
2cm
≤ ĐK gốc <7cm
|
đ/cây
|
220.000
|
7cm
≤ Đk gốc <12cm
|
đ/cây
|
370.000
|
12cm
≤ ĐK gốc <20cm
|
đ/cây
|
520.000
|
20cm
≤ ĐK gốc <30cm
|
đ/cây
|
600.000
|
ĐK
gốc từ 30 cm trở lên
|
đ/cây
|
750.000
|
7
|
Cây
chanh (mật độ trồng 1.600 cây/ha), cây
quýt (mật độ trồng 625 cây/ha), cây quất (mật độ trồng 2.600
cây/ha)
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
70.000
|
ĐK
gốc 2cm ≤ Φ <7cm
|
đ/cây
|
200.000
|
ĐK
gốc 7cm ≤ Φ <12cm
|
đ/cây
|
500.000
|
ĐK
gốc 12cm ≤ Φ <20cm
|
đ/cây
|
700.000
|
ĐK gốc
từ 20 cm trở lên
|
đ/cây
|
1.000.000
|
8
|
Cây
xoài (mật độ trồng 350 cây/ha)
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
70.000
|
2cm
≤ ĐK gốc <7cm
|
đ/cây
|
180.000
|
7cm
≤ Đk gốc <12cm
|
đ/cây
|
300.000
|
12cm
≤ ĐK gốc <20cm
|
đ/cây
|
520.000
|
20cm
≤ ĐK gốc <30cm
|
đ/cây
|
700.000
|
ĐK gốc
từ 30 cm trở lên
|
đ/cây
|
1.000.000
|
9
|
Cây
Đu đủ (mật độ trồng 2.200 cây/ha)
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
50.000
|
0,2m
≤ cao <0,5m (chưa có quả)
|
đ/cây
|
15.000
|
Cao
≥ 0,5m, chưa có quả
|
đ/cây
|
30.000
|
Cao
≥ 0,5m, đang có quả
|
đ/cây
|
60.000
|
10
|
Cây
thanh long (mật độ trồng 1.100 trụ/ha)
|
|
|
Cây
chưa có quả
|
đ/khóm; trụ
|
20.000
|
Cây
đang có quả
|
đ/khóm;trụ
|
50.000
|
11
|
Cây
na (mật độ trồng 1.100 cây/ha), táo
(mật độ trồng 400 cây/ha),
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
70.000
|
2cm
≤ ĐK gốc <7cm
|
đ/cây
|
130.000
|
7cm
≤ ĐK gốc <12cm
|
đ/cây
|
220.000
|
12cm
≤ ĐK gốc <20cm
|
đ/cây
|
330.000
|
20cm
≤ ĐK gốc <30cm
|
đ/cây
|
360.000
|
ĐK
gốc từ 30 cm trở lên
|
đ/cây
|
500.000
|
12
|
Cây
cau ăn quả (mật độ trồng 1.000 cây/ha)
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
60.000
|
ĐK
gốc 6cm ≤ Φ <9cm
|
đ/cây
|
95.000
|
ĐK gốc
9cm ≤ Φ <12cm
|
đ/cây
|
140.000
|
ĐK
gốc 12cm ≤ Φ <15cm
|
đ/cây
|
190.000
|
ĐK
gốc 15cm ≤ Φ <20cm
|
đ/cây
|
240.000
|
ĐK
gốc 20cm ≤ Φ <25cm
|
đ/cây
|
320.000
|
ĐK
gốc 25cm ≤ Φ <30cm
|
đ/cây
|
330.000
|
ĐK
gốc 30cm ≤ Φ <35cm
|
đ/cây
|
400.000
|
ĐK
gốc từ 35 cm trở lên
|
đ/cây
|
430.000
|
II
|
Nhóm
cây lâu năm khác
|
|
|
13
|
Cây
cau vua
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
50.000
|
2cm
≤ ĐK gốc <7cm
|
đ/cây
|
75.000
|
7cm
≤ ĐK gốc <12cm
|
đ/cây
|
165.000
|
12cm
≤ ĐK gốc <17cm
|
đ/cây
|
195.000
|
17cm
≤ ĐK gốc <22cm
|
đ/cây
|
260.000
|
22cm
≤ ĐK gốc <27cm
|
đ/cây
|
320.000
|
27cm
≤ ĐK gốc <32cm
|
đ/cây
|
380.000
|
32cm
≤ ĐK gốc <35cm
|
đ/cây
|
450.000
|
ĐK
gốc từ 35 cm trở lên
|
đ/cây
|
480.000
|
14
|
Các
loại cây dừa; cau khác
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
45.000
|
2cm
≤ ĐK gốc <7cm
|
đ/cây
|
55.000
|
7cm
≤ ĐK gốc <12cm
|
đ/cây
|
120.000
|
12cm
≤ ĐK gốc <17cm
|
đ/cây
|
145.000
|
17cm
≤ ĐK gốc <22cm
|
đ/cây
|
190.000
|
22cm
≤ ĐK gốc <27cm
|
đ/cây
|
250.000
|
27cm
≤ ĐK gốc <32cm
|
đ/cây
|
320.000
|
32cm
≤ ĐK gốc <35cm
|
đ/cây
|
380.000
|
ĐK
gốc từ 35 cm trở lên
|
đ/cây
|
400.000
|
15
|
Cây
hoa sữa, bàng, phượng vĩ, gạo
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
36.000
|
ĐK
gốc <5cm
|
đ/cây
|
36.000
|
5cm
≤ ĐK gốc <10cm
|
đ/cây
|
60.000
|
10cm
≤ ĐK gốc <13cm
|
đ/cây
|
85.000
|
13cm
≤ ĐK gốc <20cm
|
đ/cây
|
110.000
|
20cm
≤ ĐK gốc <40cm
|
đ/cây
|
150.000
|
Đường
kính gốc từ 40cm trở lên
|
đ/cây
|
220.000
|
16
|
Cây
trứng cá
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
45.000
|
ĐK
gốc <5cm
|
đ/cây
|
45.000
|
5cm
≤ ĐK gốc <10cm
|
đ/cây
|
75.000
|
10cm
≤ ĐK gốc <13cm
|
đ/cây
|
105.000
|
13cm
≤ ĐK gốc <20cm
|
đ/cây
|
135.000
|
20cm
≤ ĐK gốc <40cm
|
đ/cây
|
200.000
|
Đường
kính gốc từ 40cm trở lên
|
đ/cây
|
220.000
|
17
|
Cây
bằng lăng, liễu, dâu da xoan, tường vi, lựu
|
|
|
Cây
giống
|
đ/m²
|
33.000
|
ĐK
gốc <5cm
|
đ/cây
|
33.000
|
5cm
≤ ĐK gốc <10cm
|
đ/cây
|
55.000
|
10cm
≤ ĐK gốc <13cm
|
đ/cây
|
80.000
|
13cm
≤ ĐK gốc <20cm
|
đ/cây
|
100.000
|
20cm
≤ ĐK gốc <40cm
|
đ/cây
|
200.000
|
Đường
kính gốc từ 40cm trở lên
|
đ/cây
|
220.000
|
18
|
Cây
lộc vừng, đào tiên
|
|
|
ĐK
gốc <5cm
|
đ/cây
|
85.000
|
5cm
≤ ĐK gốc <7cm
|
đ/cây
|
110.000
|
7cm
≤ ĐK gốc <10cm
|
đ/cây
|
180.000
|
10cm
≤ ĐK gốc <15cm
|
đ/cây
|
320.000
|
ĐK
gốc từ 15 cm trở lên
|
đ/cây
|
420.000
|
19
|
Cây
đa, đa lan, ngọc lan, hoa ban, vàng anh, muồng hoàng yến (osaka, bò cạp
vàng,...)
|
|
|
ĐK
gốc <5cm
|
đ/cây
|
80.000
|
5cm
≤ ĐK gốc <7cm
|
đ/cây
|
100.000
|
7cm
≤ ĐK gốc <10cm
|
đ/cây
|
160.000
|
10cm
≤ ĐK gốc <15cm
|
đ/cây
|
280.000
|
15cm
≤ ĐK gốc <20cm
|
đ/cây
|
400.000
|
ĐK
gốc từ 20 cm trở lên
|
đ/cây
|
520.000
|
20
|
Cây
sanh, si, vạn tuế, tùng các loại
|
|
|
3cm
≤ ĐK gốc <5cm
|
đ/cây
|
70.000
|
5cm
≤ ĐK gốc <7cm
|
đ/cây
|
90.000
|
7cm
≤ ĐK gốc <10cm
|
đ/cây
|
120.000
|
10cm
≤ ĐK gốc <15cm
|
đ/cây
|
250.000
|
15cm
≤ ĐK gốc <20cm
|
đ/cây
|
300.000
|
ĐK
gốc từ 20 cm trở lên
|
đ/cây
|
350.000
|
21
|
Cây
ngâu, nguyệt quế
|
|
|
Cây giống
|
đ/m²
|
45.000
|
ĐK gốc <5cm
|
đ/cây
|
80.000
|
5cm ≤ ĐK gốc <10cm
|
đ/cây
|
240.000
|
10cm ≤ ĐK gốc <13cm
|
đ/cây
|
380.000
|
13cm ≤ ĐK gốc <20cm
|
đ/cây
|
450.000
|
ĐK gốc từ 20cm trở lên
|
đ/cây
|
650.000
|
22
|
Cây bồ đề, đại
|
|
|
Cây giống
|
đ/m²
|
50.000
|
3cm ≤ ĐK gốc <5cm
|
đ/cây
|
80.000
|
5cm ≤ ĐK gốc <7cm
|
đ/cây
|
100.000
|
7cm ≤ ĐK gốc <10cm
|
đ/cây
|
130.000
|
10cm ≤ ĐK gốc <15cm
|
đ/cây
|
280.000
|
ĐK gốc từ 15 cm trở lên
|
đ/cây
|
400.000
|
23
|
Cây đào, mai, mộc
|
|
|
Cây giống
|
đ/m²
|
30.000
|
2cm ≤ ĐK gốc <5cm
|
đ/cây
|
70.000
|
5cm ≤ ĐK gốc <7cm
|
đ/cây
|
150.000
|
7cm ≤ ĐK gốc <10cm
|
đ/cây
|
200.000
|
ĐK gốc từ 10cm trở lên
|
đ/cây
|
420.000
|
24
|
Cây đinh lăng
|
|
|
ĐK gốc <5cm
|
đ/cây
|
30.000
|
5cm ≤ ĐK gốc <10cm
|
đ/cây
|
60.000
|
ĐK gốc từ 10cm trở lên
|
đ/cây
|
80.000
|
III
|
NHÓM CÂY TÍNH THEO M2
GIÀN
|
|
|
2
|
Giàn gấc (Tên khoa học:
Momordica cochinchinensis L.; mật độ trồng 500 cây/ha)
|
đồng/m2
|
8.000
|
3
|
Giàn nho (Tên khoa học:
Vitis vinifera; mật độ trồng 2.000 cây/ha)
|
đồng/m2
|
10.000
|
IV
|
NHÓM CÂY KHÁC
|
|
|
1
|
Măng tây (Tên khoa học:
Asparagus offi cinalis L; mật độ trồng 20.00 cây/ha)
|
đồng/m2
|
40.000
|
2
|
Cà gai leo (Tên khoa học:
Solanum procumben. Lour mật độ trồng 40.000 cây/ha)
|
đồng/cây
|
18000
|
Ghi
chú:
- Đối
với cây cảnh lâu năm trồng trên đất có thể di chuyển đến địa điểm khác; trồng
trên chậu; cây đóng bầu được hỗ trợ chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do
phải di chuyển, phải trồng lại. Giá trị hỗ trợ căn cứ vào thực tế Hội đồng Bồi
thường giải phóng mặt bằng xác định nhưng mức tối đa không quá 50% giá trị bồi
thường của cây cùng loại.
-
Đối với những loại cây trồng có sản lượng cao hơn mức trong bảng giá bồi thường
thì được vận dụng hệ số sản lượng để tính bồi thường nhưng mức tối đa không quá
1,5 lần so với mức giá trong bảng đơn giá bồi thường trên.
PHỤ LỤC III
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG VẬT NUÔI
LÀ THỦY SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2025/QĐ-UBND ngày 16/01/2025 Của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hưng Yên)
STT
|
Danh mục
|
ĐVT
|
Đơn giá (đồng)
|
1.
|
Nuôi
ghép các đối tượng cá nước ngọt
|
|
|
|
Nuôi
ghép cá trắm cỏ là chính
|
m²
|
38.390
|
|
Nuôi
ghép cá chép lai V1 là chính
|
m²
|
40.050
|
|
Nuôi
ghép cá rô phi đơn tính là chính
|
m²
|
34.205
|
2.
|
Nuôi
thâm canh cá rô phi đơn tính
|
m²
|
45.984
|
3.
|
Nuôi
cá rô đồng
|
m²
|
100.000
|
4.
|
Ương
nuôi cá giống các đối tượng cá nước ngọt
|
m²
|
23.400
|
PHỤ LỤC IV
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI VẬT
NUÔI KHÁC KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT KHÔNG THỂ DI CHUYỂN ĐƯỢC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2025/QĐ-UBND ngày 16/01/2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hưng Yên)
STT
|
Loại vật nuôi
|
Đơn vị tính (Đvt)
|
Đơn giá
|
I
|
Lợn
Thịt
|
|
|
1
|
Lợn
thịt từ 1 - 6 tháng
|
Con
|
1.500.000+ (khối lượng - 7kg) x 31.000đ + 20%(khối
lượng - 7kg) x 31.000đ
|
II
|
Lợn
nái, lợn đực giống
|
|
|
1.
|
Lợn
nái (lợn ngoại, lợn lai)
|
|
|
1.1
|
Lợn
cái hậu bị nuôi từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi
|
con
|
1.500.000 +1.500.000+ (khối lượng - 7kg) x
31.000đ + 20%(khối lượng - 7kg) x 31.000đ
|
1.2
|
Lợn
cái hậu bị nuôi từ 6 tháng tuổi đến đến lứa đẻ thứ 1
|
con
|
3.500.000 + khối lượng x 31.000đ + 20% (khối
lượng X 31.000đ)
|
1.3
|
Lợn
nái lứa đẻ thứ 1-6
|
con
|
3.500.000 + (khối lượng x 31.000đ + 20%x (khối
lượng x 31.000đ- 500.000đ x số lứa đẻ)
|
1.4
|
Lợn
nái lứa đẻ thứ 6-10
|
con
|
khối lượng x 31.000đ + 20% x khối lượng x
31.000đ
|
2.
|
Lợn
đực giống
|
|
|
2.1
|
Lợn
đực hậu bị nuôi từ 2 đến 6 tháng tuổi
|
con
|
1.500.000 +1.500.000+ (khối lượng - 7kg) x
31.000đ + 20% (khối lượng - 7kg) x 31.000đ )
|
2.2
|
Lợn
đực làm việc nhảy trực tiếp (6 đến <8 tháng tuổi)
|
con
|
3.500.000 + khối lượng x 31.000đ + 20% (khối
lượng x 31.000đ)
|
2.3
|
Lợn
đực làm việc thụ tinh nhân tạo (6 đến <8 tháng tuổi)
|
con
|
20.000.000 + khối lượng x 31.000đ + 20% (khối
lượng x 31.000đ)
|
2.4
|
Lợn
đực làm việc nhảy trực tiếp (8 đến <36 tháng tuổi)
|
con
|
3.500.000 + khối lượng x 31.000đ + 20% (khối
lượng x 31.000đ - 100.000đ x số tháng tuổi)
|
2.5
|
Lợn
đực làm việc thụ tinh nhân tạo (8 đến <36 tháng tuổi)
|
con
|
20.000.000 + khối lượng x 31.000đ + 20% (khối
lượng x 31.000đ-550.000đ x số tháng tuổi)
|
II
|
Bò
cái sinh sản
|
|
|
1
|
Bê
cái sau sinh đến phối giống có chửa lần đầu
|
con
|
3.500.000+ Khối lượng x 100.000đ
|
2
|
Giai
đoạn bò lứa thứ 2
|
con
|
5.000.000+ Khối lượng x 100.000đ
|
3
|
Giai
đoạn bò đẻ lứa thứ 3-7
|
con
|
5.000.000+ Khối lượng x 70.000đ
|
II
|
Bò
sữa
|
|
|
1
|
Bê
cái sau sinh đến phối giống có chửa lần đầu
|
con
|
3.500.000+ Khối lượng x 100.000đ
|
2
|
Giai
đoạn bò lứa thứ 2
|
con
|
20.000.000+ Khối lượng x 100.000đ
|
3
|
Giai
đoạn bò đẻ lứa thứ 3-7
|
con
|
20.000.000+ Khối lượng x 70.000đ - mỗi lứa x
2.000.000đ
|
III
|
Bò
đực nuôi thịt
|
|
|
1
|
Từ
6 tháng đến 12 tháng
|
Con
|
15.000.000 + (khối lượng - 100kg) X90.000đ
+20%(khối lượng - 100kg) x 90.000đ
|
2
|
Từ
12 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi
|
Con
|
15.000.000 + (khối lượng - 100kg) X70.000đ
+20%(khối lượng - 100kg) x 70.000đ
|
IV
|
Gà
hướng trứng các loại
|
|
|
1
|
Gà
01 ngày đến 5 tuần tuổi
|
con
|
20.000 - 50.000
|
2
|
Từ
6-10 tuần tuổi
|
con
|
50.000- 90.000
|
3
|
Từ
11-15 tuần tuổi
|
con
|
90.000- 130.000
|
5
|
Từ 16-24
tuần tuổi
|
con
|
130.000- 150.000
|
6
|
Từ
25 tuần tuổi - 9 tháng tuổi
|
con
|
150. 000
|
7
|
Từ
10 - 12 tháng tuổi
|
con
|
120.000
|
8
|
Từ
13-15 tháng tuổi
|
con
|
100.000
|
9
|
Từ
16-18 tháng tuổi
|
con
|
90.000
|
V
|
Gà
hướng thịt
|
|
|
1
|
Gà
Đông Tảo
|
con
|
20.000 + khối lượng x 35.000đ
|
2
|
Gà
Thịt khác
|
con
|
10.000 + khối lượng x 29000đ
|
VI
|
Vịt
hướng trứng
|
|
|
1
|
Vịt
01 ngày đến 5 tuần tuổi
|
con
|
20.000-40.000
|
2
|
Từ
6-10 tuần tuổi
|
con
|
40.000-90.000
|
3
|
Từ
11-15 tuần tuổi
|
con
|
90.000-120.000
|
5
|
Từ
16-24 tuần tuổi
|
con
|
120.000-140.000
|
6
|
Từ
25 tuần tuổi - 9 tháng tuổi
|
con
|
110. 000
|
7
|
Từ
10 - 12 tháng tuổi
|
con
|
100.000
|
8
|
Từ
13 tháng tuổi trở lên
|
con
|
90.000
|
VII
|
Vịt
hướng Thịt (vịt sinh sản)
|
|
|
1
|
Vịt
01 ngày đến 5 tuần tuổi
|
con
|
40.000
|
2
|
Từ
6-10 tuần tuổi
|
con
|
90.000
|
3
|
Từ
11-15 tuần tuổi
|
con
|
220.000
|
5
|
Từ
16-24 tuần tuổi
|
con
|
300.000
|
6
|
Từ
25 tuần tuổi - 9 tháng tuổi
|
con
|
350. 000
|
7
|
Từ
10 - 12 tháng tuổi
|
con
|
100.000
|
8
|
Từ
13 tháng tuổi trở lên
|
con
|
90.000
|
VIII
|
Vịt
Thịt
|
|
10.000 + khối lượng x 30.000đ
|
Ghi
chú: Đơn giá được tính toán dựa
theo thực tế sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tại thời điểm.