ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/2019/QĐ-UBND
|
Hải
Phòng, ngày 02 tháng 01 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ,
TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng
11 năm 2013;
Căn cứ Pháp lệnh số
34/2007/PL-UBTVQH ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI
về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP
ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định quy định chi
tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số
37/2014/TT-BTNMT ngày 30
tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số
33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông
tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 562/TTr-STNMT ngày 14/9/2018; Báo cáo thẩm
định số 46/BCTĐ-STP ngày 24/8/2018 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế thực hiện dân chủ trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành
phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định
thi hành./.
Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- TTTU, TTHĐND TP;
- UBMTTQVN TP;
- Ban Dân vận Thành ủy;
- CT, các PCT UBND TP;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP;
- Các Sở, ban, ngành TP;
- UBND các quận, huyện;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử TP;
- Báo HP, Đài PTTH HP, Báo ANHP;
- Công báo thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- CVP, các PCVP;
- Các CV UBND TP;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
|
QUY CHẾ
THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 02/01/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chế này quy
định việc thực hiện dân chủ trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2. Người sử dụng đất quy định tại Điều
5 của Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Chủ đầu tư liên quan đến thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan
đến việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất.
Điều 3. Nguyên
tắc thực hiện dân chủ
1. Bảo đảm dân chủ, khách quan, công
bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm quyền của người dân được
biết, được tham gia ý kiến để thực hiện và giám sát việc thực hiện bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Bảo đảm sự giám sát của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã hội, chính trị - xã hội.
4. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở địa
phương; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng.
5. Dân chủ trong
khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng
dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và quyền
làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng.
6. Bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi.
Chương II
NỘI DUNG THỰC HIỆN
Điều 4. Những nội
dung phải công khai
1. Những chủ trương, chính sách, các
văn bản của Trung ương, các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố có liên quan
đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Quy hoạch sử dụng đất, Kế hoạch sử
dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Văn bản quyết định chủ trương đầu
tư của Quốc hội hoặc Quyết định đầu tư, văn bản chấp thuận
chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ hoặc danh mục các dự án, công trình
được phép thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai (trừ trường
hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh).
4. Bản vẽ quy hoạch chi tiết và mảnh
trích đo địa chính (hoặc trích lục địa chính) khu vực Nhà nước thu hồi đất được
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Bảng giá đất, giá đất cụ thể được Ủy
ban nhân dân thành phố phê duyệt.
6. Quyết định phê duyệt đầu tư công
trình, dự án.
7. Quyết định của cấp có thẩm quyền về
việc thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ công tác thực hiện
việc giải phóng mặt bằng.
8. Thông báo thu hồi đất của cấp có
thẩm quyền; Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm khi Nhà nước thu hồi
đất.
9. Dự kiến phương án bố trí tái định
cư (đối với những dự án có tái định cư), gồm: Đối tượng và điều kiện được tái định
cư; phương thức tái định cư; địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết
kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định
cư; thời gian bàn giao đất hoặc nhà tái định cư.
10. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, gồm: Kết quả khảo sát, đo đạc, kiểm đếm về đất đai, tài sản gắn liền với
đất của người có đất thu hồi; kết quả xác nhận nguồn gốc sử dụng đất; số nhân
khẩu (đối với trường hợp thu hồi đất ở); mức và giá trị bồi thường, hỗ trợ đất,
tài sản trên đất; giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường; giá bồi thường về tài
sản, vật kiến trúc, cây cối hoa màu; tổng mức bồi thường đối với từng người có đất
thu hồi; phương án đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm (nếu có).
11. Quyết định thu hồi đất; Quyết định
cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc (nếu có);
Quyết định cưỡng chế thu hồi đất (nếu có); Quyết định phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư kèm theo phương án chi tiết.
12. Kết quả giải quyết các khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư.
13. Thông báo của Ủy ban nhân dân cấp
huyện về thời gian chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời hạn bàn giao mặt bằng;
thời gian nhận nhà, đất tái định cư.
14. Ý kiến đóng góp của người dân
trong khu vực có đất thu hồi.
Điều 5. Hình thức,
thời điểm công khai
1. Trong quá trình thực hiện công tác
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có thể áp dụng một hoặc đồng thời nhiều hình thức
công khai sau:
a) Niêm yết công
khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt công cộng của
nhân dân nơi có đất bị thu hồi; thông báo trên các phương tiện truyền thanh của
Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Thông báo bằng văn bản đến từng
người sử dụng đất.
c) Đăng trên trang thông tin điện tử
của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Thông qua việc tiếp công dân của
cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
2. Thời điểm
công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện
theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp pháp luật chưa có quy định
thì chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành hoặc kể từ ngày nhận
được văn bản của cơ quan, đơn vị cấp trên.
Điều 6. Những nội
dung người sử dụng đất tham gia ý kiến
1. Kết quả kiểm đếm, khảo sát, đo đạc
về đất đai, vật kiến trúc, cây cối hoa màu gắn liền với đất thu hồi; kết quả
xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất, hình thức sử dụng đất.
2. Phương án bồi thường, hỗ trợ.
3. Kế hoạch tái định cư, nguyên tắc,
phương thức thực hiện bố trí tái định cư (đối với những dự án có tái định cư).
Điều 7. Hình thức
tham gia ý kiến
1. Tham gia trực tiếp hoặc tham gia ý
kiến thông qua người đại diện tại hội nghị do Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với
tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức.
2. Bằng văn bản hoặc thư góp ý hoặc
trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi, tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng để tham gia ý kiến thể hiện qua biên bản làm việc
(trường hợp ý kiến phản ánh qua trao đổi trực tiếp thì cơ quan tiếp nhận ý kiến
phải lập biên bản tiếp nhận ý kiến).
3. Thông qua Phiếu lấy ý kiến của người
có đất thu hồi được cung cấp.
4. Thông qua Hội đồng nhân dân, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức Đảng, các
đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã.
Điều 8. Nội dung
giám sát
Nội dung giám sát bao gồm những nội
dung công khai và những nội dung người sử dụng đất tham gia ý kiến quy định tại
Điều 4 và Điều 6 Quy chế này.
Điều 9. Hình thức
giám sát
1. Người sử dụng đất thực hiện việc
giám sát thông qua hoạt động của các cấp chính quyền, Ủy ban Mặt trận tổ quốc
Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và thông qua Ban thanh tra
nhân dân.
2. Cử đại diện của người bị thu hồi đất
tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc tổ công tác giải phóng
mặt bằng cấp xã.
3. Người bị thu hồi đất thực hiện việc
giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Chương III
TRÁCH NHIỆM THỰC
HIỆN CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
Điều 10. Trách
nhiệm của các Sở, Ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành phố
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Nhà nước trong việc thu hồi đất,
xác định giá đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có
liên quan nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế, chính
sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố.
c) Trình Ủy ban nhân dân thành phố
phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường sau khi có ý kiến thẩm định của
Hội đồng thẩm định giá đất thành phố.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan giải quyết các vướng mắc liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư do cấp huyện đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân
thành phố xem xét, quyết định.
2. Sở Tài chính: Phối hợp giải quyết
các nội dung còn vướng mắc, kiến nghị trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu,
tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quy định hệ số điều chỉnh
giá đất để áp dụng cho các trường hợp khi giao đất cho hộ gia đình, cá nhân.
3. Sở Xây dựng: Chủ trì cùng các Sở,
ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện khảo sát, xây dựng, trình Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành bộ đơn giá bồi thường nhà, công trình vật kiến trúc trong
lĩnh vực của ngành để phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy
định; giải quyết các nội dung quản lý đầu tư xây dựng,
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì cùng Ủy ban nhân dân cấp
huyện khảo sát, xây dựng tập đơn giá cây cối, hoa màu, vật nuôi, đơn giá các
công trình, hạng mục công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu chí sản xuất
nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả, giá trị kinh tế cao trình Ủy ban nhân dân
thành phố phê duyệt làm căn cứ tính mức bồi thường, hỗ trợ theo quy định.
b) Phối hợp giải quyết các nội dung
liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi trong phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
5. Sở Giao thông vận tải chủ trì hướng
dẫn việc xác định hành lang an toàn giao thông và công trình giao thông trên địa
bàn theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và các cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
6. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
tham mưu về nội dung liên quan về đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm của người bị thu hồi đất trong phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư.
7. Thanh tra thành phố:
a) Tổ chức xác minh, kết luận, giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đối với
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo.
b) Kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân
cấp huyện, các Sở, ngành có liên quan trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư.
8. Sở Nội vụ phối hợp theo dõi, giám
sát việc thực hiện Quy chế dân chủ trong bồi thường, giải phóng mặt bằng tại
các địa phương và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
9. Các Sở, Ngành liên quan trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện giải quyết vướng mắc về kiểm
kê, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Điều 11. Ủy ban
nhân dân cấp huyện
1. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp chỉ đạo Ủy
ban nhân dân cấp xã, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực
hiện tốt Quy chế này và các quy định khác của pháp luật về thu hồi đất; bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư.
2. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị của nhân dân thuộc thẩm quyền.
3. Thực hiện hình thức công khai theo
quy định tại Điều 5 Quy chế này.
Điều 12. Ủy ban
nhân dân cấp xã
1. Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm yết công khai các nội
dung quy định tại Điều 4 Quy chế này tại Nhà văn hóa thôn, tổ dân phố hoặc điểm
sinh hoạt cộng đồng của thôn, tổ dân phố; phối hợp thực hiện các hình thức công
khai theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
2. Tiếp nhận và
giải quyết kịp thời các ý kiến của các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền đối với
việc thực hiện giám sát theo quy định tại Quy chế này; tổng hợp những ý kiến,
kiến nghị không thuộc thẩm quyền để trình cấp có thẩm quyền giải quyết và công
bố công khai kết quả giải quyết.
3. Tiếp nhận và giải quyết kịp thời
các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến thu hồi đất;
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền; tổng hợp những ý kiến, kiến
nghị không thuộc thẩm quyền để trình cấp có thẩm quyền giải quyết và công bố
công khai kết quả giải quyết để nhân dân biết, thực hiện.
4. Chủ trì phối hợp với Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trao Thông báo thu hồi đất và các Quyết
định của cơ quan có thẩm quyền đến người có đất thu hồi, gồm: Quyết định thu hồi
đất, Quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, Quyết định cưỡng chế thu hồi đất
(nếu có), Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư kèm theo phương án chi tiết; chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho
người có đất thu hồi.
Điều 13. Tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
1. Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu để tổ
chức thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4,
Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 4 Quy chế này.
2. Phối hợp với các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban
hành các văn bản theo quy định tại Khoản 8, Khoản 9 (nếu có), Khoản 10, Khoản
11 Điều 4 Quy chế này.
3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
xã tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp
luật của Nhà nước và thông báo, gửi cho người có đất thu hồi biết về thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện các hình thức công khai theo
quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy chế này.
Điều 14. Chủ đầu
tư
1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ liên quan đến
dự án có đất thu hồi.
2. Phối hợp cùng địa phương, tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình thực hiện công tác
bồi thường, giải phóng mặt bằng.
3. Chuẩn bị kinh phí để kịp thời chi
trả cho người có đất Nhà nước thu hồi ngay sau khi phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Điều 15. Người
có đất thu hồi
1. Kê khai đúng, đầy đủ các thông tin
về đất đai gồm: diện tích, loại đất, nguồn gốc sử dụng, thời điểm sử dụng, mục
đích sử dụng; các loại tài sản, cây cối hoa màu, nhà ở, vật
kiến trúc có trên thừa đất thu hồi.
2. Cung cấp cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng toàn bộ các giấy tờ liên quan
đến thửa đất thu hồi.
3. Thực hiện nghiêm các quyết định về
thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các quyết định
khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến lập hồ sơ đất đai phục vụ
thu hồi đất.
4. Tham gia đầy đủ các cuộc họp, hội
nghị do Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư; Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố tổ chức; thực hiện đúng trách nhiệm của
người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 16. Trách
nhiệm thi hành
1. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến
công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, có trách nhiệm chấp hành
nghiêm chỉnh Quy chế này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn việc thực hiện Quy chế này cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng
mặt bằng và các đơn vị khác có liên quan; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện
có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện tại địa phương và phối hợp cùng các Sở,
ngành thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân cùng cấp tổ chức
thực hiện tốt Quy chế này; hàng năm báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố qua Sở
Tài nguyên và Môi trường theo dõi, tổng hợp./.