Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 67/NQ-CP 2020 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Số hiệu: 67/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 12/05/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/NQ-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Căn cứ báo cáo thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 105/TTr-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 và Công văn số 2230/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 23 tháng 4 năm 2020 về tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị quyết phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên quy hoạch, phạm vi ranh giới, thời kỳ quy hoạch

a) Tên quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

b) Phạm vi ranh giới, thời kỳ quy hoạch

- Phạm vi ranh giới: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 05 năm (2021 - 2025) được thực hiện trên phạm vi toàn bộ diện tích đất tự nhiên cả nước.

- Thời kỳ quy hoạch: thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc

a) Quan điểm

- Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững; tăng giá trị kinh tế, tài chính đất đai đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất vừa đáp ứng mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài cho phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch nền tảng và phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia; gắn với quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch vùng và địa phương tạo tính liên kết liên vùng, liên tỉnh nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng đất đai của từng vùng, địa phương, là cơ sở để thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất khu bảo tồn thiên nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và đất di tích danh thắng nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, quản lý diện tích rừng bền vững; bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái và đa dạng sinh học; bảo vệ nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Phát triển quỹ đất theo hướng khai hoang, lấn biển; xây dựng công trình ngầm trong lòng đất tại khu vực có đủ điều kiện; đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch để khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai tại các vùng trung du, miền núi, biên giới, ven biển và hải đảo. Cho phép chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa tại những khu vực bị nhiễm mặn, hạn hán, ngập lụt để chuyển sang các mục đích khác và di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi trung tâm thành phố nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung phát triển các hạ tầng then chốt, có sức lan tỏa lớn; đáp ứng quỹ đất cho phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới; đặc biệt đối với vùng miền núi, biên giới, hải đảo nhằm thu hút các nguồn lực để khai thác hiệu quả quỹ đất.

- Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ của các nước trên thế giới và trong khu vực; kế thừa những thành tựu đã có để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

b) Mục tiêu

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân bổ và khoanh vùng đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương; sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững nhằm phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước.

c) Nguyên tắc

- Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.

- Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn.

- Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng. Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.

- Nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

- Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

3. Nội dung Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

a) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

- Điều tra, thu thập, đánh giá tổng hợp các thông tin, tài liệu, hiện trạng sử dụng đất.

- Phân tích đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực.

- Dự báo xu thế biến động của việc sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030.

- Xác định các quan điểm và mục tiêu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030.

- Xây dựng phương án sử dụng đất đến năm 2030 đáp ứng mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Xác định và khoanh định diện tích các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia đến năm 2030: Đất trồng lúa (trong đó có đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt); đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất rừng sản xuất (trong đó có đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); đất khu công nghiệp; đất khu kinh tế; đất khu công nghệ cao; đất đô thị; đất quốc phòng; đất an ninh; đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia gồm đất giao thông, đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính, viễn thông; đất xây dựng kho dự trữ quốc gia, đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất chưa sử dụng, gồm đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch và đất chưa sử dụng còn lại.

- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

- Đánh giá tác động của phương án phân bổ và tổ chức không gian sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Đề xuất các giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.

b) Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm (2021 - 2025)

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ trước.

- Xác định diện tích các loại đất trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo từng thời kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021 - 2025).

- Kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021 - 2025) cho từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính cấp tỉnh.

- Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

c) Tầm nhìn sử dụng đất đến năm 2050

- Xác định quan điểm, mục tiêu sử dụng đất dựa trên cơ sở dự báo phát triển kinh tế - xã hội, dân số, đô thị; công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Xác định tầm nhìn sử dụng đất đến năm 2050 đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu: đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp; đất khu kinh tế; đất khu công nghệ cao; đất đô thị; đất quốc phòng; đất an ninh; đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia.

d) Đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu hiện trạng môi trường tự nhiên, các nguyên nhân gây ra biến đổi môi trường hiện nay liên quan đến lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đến năm 2030.

- Xác định các căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; tóm tắt nội dung quy hoạch.

- Phạm vi đánh giá môi trường chiến lược và điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội.

- Đánh giá tác động của quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đến môi trường.

- Đề xuất giải pháp duy trì xu hướng tích cực; hạn chế, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Kế hoạch quản lý, giám sát môi trường.

- Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

- Xây dựng báo cáo thuyết minh đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

đ) Xây dựng báo cáo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

e) Xử lý, tích hợp báo cáo đánh giá môi trường chiến lược vào báo cáo quy hoạch.

g) Xây dựng cơ sở dữ liệu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

h) Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học; tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng.

i) Thẩm định và phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

k) ông bố công khai Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

4. Phương pháp lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia được triển khai theo phương pháp tiếp cận hai chiều (vĩ mô và vi mô) với sự tham gia của các Bộ, ngành và địa phương; các đối tượng của quy hoạch sử dụng đất được đặt trong mối quan hệ tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực của nhiều yếu tố tác động đến việc sử dụng đất. Trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

a) Phương pháp điều tra thứ cấp, sơ cấp.

b) Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu.

c) Phương pháp phân tích không gian, phân tích đa tiêu chí (M E) trên cơ sở ứng dụng GIS.

d) Phương pháp phân tích định tính và định lượng.

đ) Phương pháp kết hợp phân tích vĩ mô và vi mô.

e) Phương pháp toán kinh tế và dự báo.

g) Phương pháp chuyên gia.

5. Thời hạn lập quy hoạch

Thời hạn lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.

6. Thành phần, số lượng, tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch

a) Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

b) Nghị quyết của Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

c) Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

d) Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;

đ) Báo cáo thuyết minh Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

e) Hệ thống bản đồ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quốc gia; bản đồ định hướng sử dụng đất quốc gia và bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia: bản dạng giấy ở tỷ lệ 1:1.000.000; bản đồ số ở tỷ lệ 1:100.000 - 1:1.000.000

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo vùng kinh tế - xã hội: bản dạng giấy ở tỷ lệ 1:250.000; bản đồ số ở tỷ lệ 1:50.000 - 1:250.000

(Sản phẩm tại các điểm a, b, c, d và đ gồm bản giấy và bản số)

Đĩa D lưu cơ sở dữ liệu về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

7. Chi phí lập quy hoạch

a) Kinh phí cho hoạt động Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kinh phí đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: nguồn vốn đầu tư công.

b) Kinh phí lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia 05 năm (2021 - 2025): nguồn chi các hoạt động kinh tế.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:

a) Phê duyệt dự toán chi tiết và lựa chọn đơn vị lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định hiện hành.

b) Xây dựng kế hoạch thực hiện và kịp thời báo cáo Hội đồng quy hoạch quốc gia về quá trình tổ chức lập quy hoạch; các nội dung vướng mắc, vượt thẩm quyền.

c) Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Nhiệm vụ khi phát sinh nội dung trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) nhưng không làm thay đổi mục tiêu của Nhiệm vụ.

2. Các Bộ, ngành có trách nhiệm:

a) Báo cáo tình hình sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020 trong phạm vi quản lý; đề xuất nhu cầu sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025), danh mục các công trình, dự án trọng điểm có sử dụng đất gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc cung cấp chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành có liên quan đến sử dụng đất trong kỳ quy hoạch 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (bao gồm cả dự thảo); thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020 và đề xuất nhu cầu sử dụng đất của địa phương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025), danh mục các công trình, dự án trọng điểm có sử dụng đất gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc cung cấp các thông tin, tài liệu, số liệu của địa phương có liên quan đến lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

4. Trong quá trình lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025), tổ chức tư vấn lập quy hoạch tuyển chọn chuyên gia trong nước, chuyên gia nước ngoài theo quy định của pháp luật.

5. Cơ chế phối hợp: các Bộ, ngành và địa phương theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin thuộc phạm vi quản lý đảm bảo kịp thời về thời gian và tính chính xác về nội dung để tổ chức lập quy hoạch và tạo dữ liệu khung cho hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Điều 3. Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng và Cơ quan thường trực của Hội đồng Quy hoạch quốc gia theo Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng các bộ; Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (…).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

 

 

GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 67/NQ-CP

Hanoi, May 12, 2020

 

RESOLUTION

APPROVING NATIONAL LAND USE PLANNING REQUIREMENTS FOR THE 2021 – 2030 PERIOD WITH VISION TOWARDS 2050

GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;  

Pursuant to the Law on Planning dated November 24, 2017;

Pursuant to the Law on Amendments and Supplements to several Articles of 37 Laws related to planning dated November 20, 2018;

Pursuant to the Resolution No. 751/2019/UBTVQH14 dated August 16, 2019 of the National Assembly’s Standing Committee, giving explanations about certain articles of the Law on Planning;

Pursuant to the Government's Decree No. 37/2019/ND-CP dated May 7, 2019, specifying the implementation of a number of articles of the Law on Planning;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to the report on assessment of implementation of national land use planning requirements for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050;

Upon the request of the Ministry of Natural Resources and Environment at the Statement No. 105/TTr-BTNMT dated December 31, 2019 and the Official Dispatch No. 2230/BTNMT-TCQLDD dated April 23, 2020 regarding collection of and explanation about opinions of Cabinet members on the draft Resolution on approval of national land use planning requirements for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050,

HEREBY RESOLVES

Article 1. Approval of national land use planning requirements for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050, including the following main contents:

1. Planning name, boundaries and period

a) Planning name: National land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050

b) Planning boundaries and period:

- Planning boundaries: National land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050 and national land use plan for the five-year period (2021 - 2025) to be implemented throughout nationwide natural land areas.

- Planning period: For the 2021 – 2030 period with vision towards 2050.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Viewpoints

- As land is a special national resource important for national development, land use planning must ensure economical, efficient and sustainable use of land; increase in economic and financial value that land brings about to ensure the highest land use efficiency, meeting both immediate and long-term goals for socio-economic development; national defense and security maintenance.

- Land use planning is the fundamental planning and is aligned with the national master planning; is associated with sectoral, regional and local planning to create inter-regional and inter-provincial connectivity in order to exploit the land strengths and potentials of each region and locality which serve as the basis to change the land use structure in line with the process of economic restructuring and labor division to meet the requirements of industrialization, modernization and international economic integration.

- Strictly protect ​rice cultivation land, protective forest land, special-use forest land, land of nature conservation zones, land of production forests being natural forests and land of scenic relics to ensure national food security and sustainable forest management; ensure the better coordination between socio-economic development objectives, national defense and security tasks; protect ecological landscapes and biodiversity; protect water sources, adapt to climate change and sea level rise.

- Develop unoccupied land reserves by wasteland or sea land reclamation; construction of underground works in areas where conditions permit; investment in construction of infrastructure, development of industrial sectors, services and tourism to effectively exploit and use land potentials in midlands, mountainous, border, coastal and island areas. Allow conversion of paddy land in saline, drought, flooded areas to be used for other purposes and relocation of polluting production facilities away from downtown areas to improve effective land use and minimize environmental pollution.

- Priority is given to allocating enough available land areas to build synchronous infrastructure, focusing on developing key and highly-spread infrastructures; meeting land demands for urban, industrial and service development in the process of industrialization, modernization and new rural construction, especially in mountainous, border and island areas, to attract resources to effectively exploit available land reserves.

- Absorb and apply scientific and technological achievements of countries around the world and in the region; inherit existing achievements to improve quality, efficiency and feasibility, meeting the requirements for renovation of the socialist-oriented market economy management mechanism.

b) Objectives

National land use planning for the period of 2021 - 2030 with a vision towards 2050 is to actualize the national master planning in terms of land allocation and zoning for industries, sectors and localities; use land in a right, economical and effective manner; protect ecological environment, prevent and mitigate consequences of natural disasters, adapt to climate change and result in sustainable development in order to maximize land potentials and resources to meet requirements of industrialization, modernization, and restructuring the economy, ensuring national food security and goals of socio-economic development, national defense and security.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Ensuring the consistency and uniformity between the planning and socio-economic development strategy and plan that entail the coordination between sectoral management and territorial management; ensuring national defense and security, and environmental protection.

- Ensuring compliance, continuity, inheritability, stability and hierarchy in the national planning system.

- Ensuring democracy, the involvement of agencies, organizations, communities and individuals; ensuring the coordination between national interests, regions, localities and the interests of the people, out of which the national interests are given top priority; ensuring conformance to gender equality rules.

- Ensuring scientificity, application of modern technologies, transfer connectivity, anticipatability, feasibility, frugality and efficient use of the country's resources; ensuring objectivity, publicity, transparency and conservation.

- The national land use planning must ensure specificity and connectivity between the regions. Ensuring the balance between land use demands of industries, sectors, localities and national capacities and land reserves for economical and efficient use of land.

- Land allocation and use included in the national sector planning, regional planning and provincial planning must be consistent with the national land use planning.

- Securing resources to implement the plan.

3. Subject matters of the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050

a) National land use planning for the 2021 – 2030 period

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Making the analytical assessment of factors, natural conditions, resources, directly affecting situations and current land use status of industries and sectors.

- Forecasting any fluctuations in land use during the period 2021 – 2030.

-  Identifying views and targets of land use for the planning period from 2021 to 2030.

- Developing the land use plan to be implemented by 2030 to meet the national goals of socio-economic development, national defense, security, environmental protection, natural disaster prevention and climate change response.

- Identifying and marking land areas for national-level land use targets by 2030: Rice cultivation land (including specialized wet rice-growing land needing strict protection); protective forest land; special-use forest land; production forest land (including natural production forest land); industrial park land; land of economic zones; hi-tech park land; urban land; defense land; security land; land for national infrastructure development, including land for transportation, land for construction of cultural establishments, land for construction of healthcare establishments, land for construction of education and training establishments, land for construction of physical training and sport establishments, land for energy projects, land for post and telecommunications facilities; land for construction of national reserve warehouses, land with historical-cultural relics; land used for construction of landfills and waste treatment facilities; unused and unoccupied land, including those land not yet used during the planning period and other remaining unused or unoccupied land.

- Drawing the map for national land use planning.

- Assessing impacts of plans for land distribution and spatial arrangement on economy, society, environment and national defense and security assurance.

- Putting forward solutions and resources necessary for carrying out the planning.

b) National land use planning for the 5-year period (2021 - 2025)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Determining the dimensional size of ​​all types of land in the national land use planning according to specific periods in the 5-year land use plan (2021 - 2025).

- Developing 5-year land use plans (2021 - 2025) for each socio-economic region and provincial administrative unit.

- Proposing land use plan implementation solutions.

c) National land use planning scheduled for 2050

- Determining land use views and objectives on the basis of socio-economic, population and urban development forecasts and projections; industrialization and modernization.

- Defining a vision of land use scheduled for 2050 to meet the country's development requirements as well as to adapt to climate change, including rice land; protective forest land; special-use forest land; production forest land; industrial park land; land of economic zones; hi-tech park land; urban land; defense land; security land; land for national infrastructure development.

d) Strategic environment assessment of the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050.

- Surveying and collecting information, documents and data on the current state of the natural environment, the causes of environmental change currently related to the national land use planning to be implemented by 2030.

- Identifying legal and technical grounds for conducting strategic environmental assessment; carrying out strategic environmental assessment; summarizing main points of the planning scheme.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Evaluating impacts of the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050.

- Proposing solutions to maintaining positive trends; limiting and minimizing negative trends of major environmental issues during the process of implementation of national land use planning for the period of 2021 - 2030, with a vision to 2050.

- Planning environmental monitoring and observation activities.

- Seeking consultation during the implementation of the strategic environmental assessment.

- Formulating explanatory reports on the strategic environment assessment of the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050.

dd) Formulating required reports on the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050.

e) Handling strategic environmental assessment reports and integrating them into planning reports.

g) Establishing the database on the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050.

h) Organizing scientific seminars and conferences; seeking consultation and public opinions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k) Publicizing the national land use planning or plan for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050.

4. Approaches to formulation of the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050

National land use planning shall be implemented in a two-way approach (macro and micro) with the participation of ministries, sectors and localities, according to which the objects of the land use planning shall be placed in multi-sectoral and multi-domain integrated relationships between factors affecting land use. In the process of formulating national land use planning till the period of 2021 – 2030 with the vision to 2050, the following main approaches shall be employed:

a) Primary, secondary survey approach.

b) Data synthesis, analysis and processing approach.

c) GIS-based spatial analysis, multi-element analysis approach.

d) Qualitative and quantitative analysis approach.

dd) Macro and micro analysis approach.

e) Economic mathematics and forecasting approach.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Planning time limit

National land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050 shall be formulated not more than 30 months from the date of approval of requirements for the national land use planning to be implemented till the 2021 – 2030 period with vision towards 2050.

6. Composition, quantity, standards and specifications of planning documents

a) The Government’s representation to the National Assembly to seek its approval of the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050;

b) The National Assembly’s Resolution on approval of the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050;

c) Report on the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050;

d) Report on summarization of comments of agencies, organizations, communities and individuals on the planning activities; copies of comments of ministries, ministerial-level agencies and concerned localities; explanatory and handling report on comments on the planning activities;

dd) Explanatory report on the strategic environment assessment of the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050.

e) Mapping system

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Map of the national land use planning by socio-economic regions:  Paper form at the scale of 1:250.000; digital map at the scale of 1:50.000 - 1:250.000  

(Those products specified in point a, b, c, d and dd include paper and digital versions)

Disk D shall be used for storing the database of the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050.

7. Planning costs

a) Activities related to the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050; activities related to the strategic environment assessment of the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050, shall be funded by the public investment capital.

b) National land use planning for the 5-year period (2021 - 2025) shall be funded by expenditures used for economic activities.

Article 2. Implementation responsibilities

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the following responsibilities:

a) Approve the detailed budget and select the unit qualified for the national land use planning for the 2021 – 2030 period with vision towards 2050 according to existing regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Approve the adjustment and supplementation of these planning requirements when there is any change in the process of national land use planning for the period of 2021 - 2030 with a vision to 2050 and the 5-year land use plan (2021 - 2025) provided that they do not result in any change in the objectives of these requirements.

2. Ministries and sectors shall have the following responsibilities:

a) Report on land use situations in the period of 2011 - 2020 within their remit; raise land use demands in the period of 2021-2030 with vision to 2050 and 5-year land use plan (2021 - 2025), and list of key projects and construction works using land, to the Ministry of Natural Resources and Environment.

b) Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in providing developmental strategies and master plans related to land use during the planning period of 2021-2030 with vision to 2050 (including draft versions); information, documents, figures and maps.

3. People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall assume the following responsibilities:

a) Report on implementation of the land use planning or plan for the period of 2011 - 2020; raise land use demands in the period of 2021-2030 with vision to 2050 and 5-year land use plan (2021 - 2025), and list of key projects and construction works using land, to the Ministry of Natural Resources and Environment.

b) Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in providing local information, documents and figures related to the national land use planning.

4. During the process of the national land use planning for the period of 2021 – 2030 with vision to 2050 and a 5-year land use plan (2021 - 2025), the designated planning consultancy body shall be authorized to select qualified domestic and foreign experts in accordance with law.

5. Cooperating mechanism: Ministries, sectors and localities shall, within the scope of their respective functions and tasks, regularly exchange and provide information falling within their respective remit to ensure timeliness and accuracy of contents of requirements for planning activities, and create frame data for national land use planning information system and database.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP. GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 67/NQ-CP ngày 12/05/2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.943

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.115.179
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!