QUỐC HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Nghị quyết số:
61/2018/QH14
|
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
THÀNH
LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH, QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI ĐÔ THỊ TỪ KHI LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 CÓ HIỆU LỰC ĐẾN HẾT NĂM
2018”
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 59/2018/QH14 ngày 12
tháng 6 năm 2018 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thành lập
Đoàn giám sát
1. Thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện
chính sách, pháp luật về quy
hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật
Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018” và phân công:
- Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc
hội làm Trưởng Đoàn giám sát;
- Ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm Phó Trưởng
Đoàn thường trực;
- Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của
Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn;
- Bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội
làm Phó Trưởng Đoàn;
2. Thành phần Đoàn giám sát và Kế hoạch
giám sát được ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Điều 2. Trách
nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát, các cơ quan, cá nhân có liên quan
1. Trưởng Đoàn giám sát chịu trách nhiệm
tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Đoàn giám sát; dự kiến danh sách Ủy viên Đoàn
giám sát trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám
sát thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Hoạt động
giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các quy định pháp luật có
liên quan.
3. Đoàn giám sát có trách nhiệm triển
khai thực hiện Kế hoạch giám sát; báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban Thường vụ
Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2019; báo cáo kết quả giám sát để Quốc hội tiến
hành giám sát tối cao tại kỳ họp thứ 7.
4. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội giúp
Đoàn giám sát về những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát.
5. Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc
hội giúp Đoàn giám sát về xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác bảo đảm, tổ
chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.
6. Căn cứ điều kiện của địa phương và
yêu cầu cụ thể của Đoàn giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương tổ chức giám sát về nội dung chuyên đề
nói trên tại
địa phương và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát.
Điều 3. Tổ chức
thực hiện
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám
sát, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trung ương
và địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày
Quốc hội thông qua.
Nghị quyết này được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua
ngày 15
tháng 6 năm 2018.
|
CHỦ TỊCH
QUỐC HỘI
Nguyễn
Thị
Kim Ngân
|
THÀNH
PHẦN ĐOÀN GIÁM SÁT
“VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI ĐÔ
THỊ TỪ KHI LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 CÓ HIỆU LỰC ĐẾN HẾT NĂM 2018”
(Ban
hành
kèm theo Nghị quyết số 61/2018/QH14 của Quốc hội)
I. THÀNH
VIÊN ĐOÀN GIÁM SÁT
1. Ông Phùng Quốc
Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát;
2. Ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn
thường trực;
3. Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của
Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn;
4. Bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Phó Trưởng Đoàn;
5. Ủy viên là Thường
trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (05 người);
6. Ủy viên là Thường
trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (03 người);
7. Ủy viên là Thường
trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội (03 người);
8. Ủy viên là đại diện
Thường trực Hội đồng Dân tộc, đại diện Thường trực các Ủy ban của Quốc hội:
Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Quốc phòng và An ninh; về các vấn đề Xã hội;
Tư pháp; Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Đối ngoại (7
người, mỗi cơ quan 01 người);
9. Ủy viên là đại biểu
Quốc hội am hiểu về nội dung chuyên đề giám sát (05 người);
10. Đại diện Đoàn đại
biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Đoàn đến giám sát.
II. ĐẠI
BIỂU MỜI THAM GIA ĐOÀN GIÁM SÁT
1. Đại diện Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (01 người);
2. Đại diện Hội Nông
dân Việt Nam (01 người);
3. Chuyên gia về lĩnh
vực giám sát do Đoàn giám sát quyết định (tối đa không quá 05 người).
KẾ HOẠCH GIÁM
SÁT
“VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI ĐÔ
THỊ TỪ KHI LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 CÓ HIỆU LỰC ĐẾN HẾT NĂM 2018”
(Ban
hành kèm theo Nghị quyết số 61/2018/QH14 của Quốc hội)
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xem
xét, đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; việc
tổ chức thực hiện
chính sách, pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị;
quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến
hết năm 2018;
- Đánh giá
những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc.
Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức
thực hiện chính
sách, pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng
đất đai tại đô thị;
- Đề xuất, kiến nghị
những giải pháp nhằm thực
hiện nghiêm, có hiệu quả chính sách, pháp luật về quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị;
phục vụ sửa đổi Luật Đất đai 2013 và hoàn thiện chính
sách, pháp luật có liên quan.
2. Yêu cầu
- Xem xét, đánh giá đầy
đủ, khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật;
- Đảm bảo thực hiện
đúng thời gian và tiến độ đã đề ra trong Kế hoạch giám sát này.
II.
PHẠM VI
Quốc hội giám
sát tối cao tình hình
thực
hiện chính
sách, pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng
đất đai tại đô thị từ tháng 7/2014 đến hết năm 2018 trên phạm vi cả
nước.
III. ĐỐI TƯỢNG
GIÁM SÁT
1. Cơ quan chịu sự
giám sát ở Trung ương
- Chính
phủ báo cáo chung về tình hình ban hành và thực
hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm
2013 có hiệu lực đến hết năm 2018;
- Các Bộ:
Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận
tải, Công an, Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và một số Bộ, ngành liên quan báo cáo về tình hình ban
hành và thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất
đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018 thuộc phạm vi quản lý
của Bộ, ngành mình; đồng thời báo cáo việc sử dụng đất của Bộ, ngành với tư
cách là người sử dụng đất.
2. Cơ quan chịu sự
giám sát ở địa phương
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương báo cáo về nội dung chuyên đề
giám sát thuộc phạm vi của tỉnh, thành phố, địa
phương.
IV. NỘI
DUNG GIÁM SÁT
Đoàn giám sát thực hiện các nội dung
giám sát sau đây:
1. Việc tổ chức thực hiện chủ trương của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị.
2. Việc ban hành và triển khai thực hiện
văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị theo quy định của Luật
Đất đai 2013.
Rà soát các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị. Kết quả đạt được, những
hạn chế, vướng mắc, những vấn đề cần sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật
có liên quan.
3. Thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, điều
hành, tổ chức thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên
quan về quy
hoạch sử
dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất
đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi
phạm về
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng
đất đai tại đô thị; trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan.
4. Xem xét, đánh giá kết quả việc thực hiện
chính sách, pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị. Tập trung làm rõ những hạn chế, bất
cập, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân của hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng
mắc và
đề xuất các giải
pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách,
pháp luật về quy hoạch
sử
dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị trong
thời gian tới.
V. PHƯƠNG THỨC
GIÁM SÁT
Đoàn giám sát thực hiện các hoạt động
giám sát theo các quy
định của Luật Hoạt
động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy
chế “Tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội
và đại biểu Quốc hội”[1] (sau đây gọi tắt là Quy chế
giám sát), gồm các
hoạt động chính sau đây:
1. Tổ chức hội nghị để
triển khai hoạt động của Đoàn giám sát.
2. Tổ chức các cuộc họp của Đoàn giám
sát, cuộc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan tại trung ương về tình hình thực hiện chính sách,
pháp luật về quy
hoạch sử
dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất
đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.
3. Tổ chức các Đoàn công
tác để tiến hành giám sát tại địa phương, cơ sở về tình hình thực hiện chính
sách, pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng
đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.
4. Tổ chức 02 cuộc
hội thảo để
đóng
góp ý kiến, thu thập thông tin phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.
5. Hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát
chuyên đề trình Quốc hội xem xét, giám sát tối cao tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội
khóa XIV.
6. Xây dựng dự thảo nghị quyết, trình
Quốc hội khóa XIV ra nghị quyết về giám sát chuyên đề tại kỳ họp thứ 7.
VI - TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Triển
khai công tác chuẩn bị (trước tháng
10/2018)
1.1. Ủy
ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết danh sách Ủy viên Đoàn giám sát.
1.2. Tổng
Thư ký Quốc hội giúp Trưởng Đoàn giám sát thành lập Tổ giúp việc Đoàn giám sát
theo Điều 39 của Quy chế giám sát.
1.3. Xây dựng đề cương báo
cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo
(bao
gồm: Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan) và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan.
Xây dựng đề
cương báo cáo để Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (trừ
các địa phương Đoàn giám sát có tổ chức Đoàn công tác đến làm việc)
tổ
chức giám sát tại địa phương, gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát; xây dựng đề cương
báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và ban hành đồng thời với Kế hoạch
giám sát chi tiết của Đoàn giám sát.
Thời gian gửi báo cáo đến Đoàn giám
sát thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 của Quy chế giám sát.
1.4. Xây dựng Kế hoạch giám sát chi tiết
của Đoàn giám sát theo quy định tại Điều 28 của Quy chế giám sát cho cả quá
trình hoạt động của Đoàn giám sát và ban hành chậm nhất là ngày 15/9/2018.
1.5. Tổ chức hội nghị triển khai hoạt động
của Đoàn giám sát để công bố Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát
(kèm thành phần, kế hoạch giám sát), Nghị quyết danh sách Ủy viên Đoàn giám
sát, Tổ giúp việc Đoàn giám sát, phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn giám sát, tuyên truyền
về hoạt động giám sát chuyên đề...
2. Đoàn giám sát làm việc với Chính phủ,
các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan; tổng hợp báo cáo của các
cơ quan chịu sự giám sát (tháng
12/2018-3/2019)
- Đoàn giám sát tổ chức các Đoàn công tác để tiến hành
giám sát tại một số địa phương, cơ sở
về tình hình thực
hiện chính sách, pháp luật về quy
hoạch sử dụng đất,
quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm
2013 có hiệu lực đến hết năm 2018;
- Đoàn giám sát làm việc với đại diện
Chính phủ, Bộ, ngành, các cơ quan có liên quan về nội dung chuyên đề giám sát;
- Chính phủ,
các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan gửi báo cáo theo nội dung
được yêu cầu;
- Đoàn giám sát chỉ đạo Tổ giúp việc
tiếp nhận, nghiên cứu, tập hợp, tổng hợp các tư liệu, tài liệu, báo cáo và
thông tin có liên quan của các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi tới Đoàn giám sát;
tổng hợp
báo cáo của các cơ quan theo các đề cương báo cáo đã gửi và yêu cầu báo cáo bổ
sung (nếu có);
- Đoàn giám sát tổ chức hội thảo, hội nghị,
phiên giải trình
lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (trừ các địa phương Đoàn giám sát có tổ chức Đoàn công tác
đến làm việc) tiến hành giám sát tại địa phương và gửi báo cáo kết
quả giám sát đến Đoàn giám sát theo yêu cầu cụ thể của Đoàn giám sát.
3. Xây dựng báo cáo
kết quả giám sát (tháng
3-4/2019)
- Đoàn giám sát xây dựng dự thảo báo
cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề.
Nghiên cứu, đánh giá các báo cáo của Chính phủ, các cơ
quan ở trung ương và địa phương về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch
sử
dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất
đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018. Nghiên cứu, rà soát
Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, các văn bản quy
phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương về tình hình thực hiện
chính sách, pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu
lực đến hết năm 2018;
- Tiếp tục tổ chức hội thảo, hội nghị,
phiên giải trình lấy
ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đóng góp vào dự thảo Báo cáo;
- Tổ chức làm việc với đại diện Chính
phủ về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát;
- Đoàn giám sát hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám
sát và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2019.
4. Phục vụ Quốc hội giám sát tối cao
và ban hành Nghị
quyết giám sát chuyên đề (tháng 5-6/2019)
-
Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát tiếp thu, chỉnh lý,
hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề trình Quốc hội tiến hành giám sát tối
cao tại kỳ họp thứ 7.
-
Đoàn giám sát phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp
thu, chỉnh lý, hoàn thiện Nghị
quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội về nội dung chuyên đề giám sát trình Quốc
hội biểu quyết, thông qua tại kỳ họp thứ 7.
[1] Ban hành theo Nghị quyết số
334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.