HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
59/NQ-HĐND
|
Phú Yên,
ngày 09 tháng 12 năm 2021
|
NGHỊ
QUYẾT
THÔNG
QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐẾN NĂM
2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA VIII,
KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm
2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày
20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày
26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở;
Xét Tờ trình số 108/TTr-UBND ngày 23
tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Chương
trình phát triển nhà ở tỉnh Phú Yên giai đoạn
2021-2025 và đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng
nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Phú Yên giai đoạn
2021-2025 và đến năm 2030, với những nội dung kèm theo Nghị quyết này.
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện
Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của
Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn theo luật định giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh
Phú Yên khóa VIII, Kỳ họp thứ Năm thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2021 và có hiệu
lực thi hành kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban Công tác Đại biểu thuộc UBTVQH;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TT. HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh,
- Viện KSND, TAND, Cục THADS tỉnh;
- Các vị đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Các VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH&HĐND, UBND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Báo Phú Yên; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Trung tâm Truyền thông - Văn phòng UBND tỉnh;
- Trang Thông tin điện tử HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, HSKH.
|
CHỦ TỊCH
Cao Thị Hòa An
|
CHƯƠNG
TRÌNH
PHÁT
TRIỂN NHÀ Ở TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐẾN NĂM 2030
(Kèm
theo Nghị quyết số 59/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
1. Tên Chương trình: Chương trình
phát triển nhà ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030.
2. Nguyên tắc phát
triển nhà ở
- Tuân thủ các chủ trương, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, giữ gìn cân bằng sinh
thái, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương.
- Tuân thủ quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt; tăng tỷ trọng dự án khu nhà ở đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội.
3. Mục tiêu phát triển
nhà ở
3.1. Mục tiêu chung
- Dự báo nhu cầu nhà ở đô thị và nông thôn,
nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các Khu, cụm công nghiệp làm cơ sở để lập Kế
hoạch phát triển nhà ở 05 năm và hàng năm trên địa bàn tỉnh.
- Dự báo mục tiêu phát triển nhà ở giai đoạn
2021-2025 và đến năm 2030; xác định quỹ đất cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát
triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.
3.2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2025:
- Diện tích nhà ở bình quân đến năm 2025 đạt
khoảng 28,14 m2 sàn/người (đô thị 31,81 m2
sàn/người; nông thôn 23,65m2 sàn/người).
- Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối
thiểu 10 m2 sàn/người (bằng với chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu
của Quốc gia).
- Tổng diện tích nhà ở tăng thêm giai đoạn
2021-2025 đạt khoảng 10.339.676 m2 sàn, trong đó:
+ Nhà ở thương mại:
4.637.602 m2 sàn.
+ Nhà ở xã hội:
991.490 m2 sàn.
+ Nhà ở để phục vụ tái định cư:
105.013 m2
sàn.
+ Nhà ở của hộ gia đình cá nhân:
4.605.570 m2 sàn.
- Chất lượng nhà ở: Nâng cao tỷ lệ nhà kiên cố,
bán kiên cố và thiếu kiên cố toàn tỉnh đạt 99% (khu vực đô thị là 100% và nông
thôn là khoảng 98%); giảm tỷ lệ nhà đơn sơ toàn tỉnh từ 1,82% xuống còn 1% (khu
vực đô thị phấn đấu xóa hết nhà đơn sơ).
- Quỹ đất cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát
triển nhà ở: Tổng diện tích đất ở toàn tỉnh cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát
triển nhà ở khoảng 796,08ha.
- Tổng kinh phí để phát triển nhà ở khoảng 77.310
tỷ đồng (trong đó: Xây dựng nhà ở khoảng 61.005 tỷ đồng, xây dựng hạ tầng
kỹ thuật khoảng 9.151 tỷ đồng, xây dựng hạ tầng xã hội khoảng 4.105 tỷ đồng,
GPMB khoảng 3.050 tỷ đồng).
- Vốn ngân sách Nhà nước dự kiến để phát triển
nhà ở khoảng 8.613 tỷ đồng (trong đó: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khoảng
5.563 tỷ đồng, GPMB khoảng 3.050 tỷ đồng). Còn lại là vốn xã hội hóa, vốn
khác, vốn của doanh nghiệp và người dân đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, xã hội
và nhà ở hộ gia đình.
b) Mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2030:
- Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân đến
năm 2030 đạt khoảng 31,77 m2 sàn/người (đô thị 35,92 m2
sàn/người; nông thôn 25,55 m2 sàn/người).
- Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối
thiểu 12 m2 sàn/người (bằng với chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu
của quốc gia).
- Tổng diện tích nhà ở tăng thêm giai đoạn
2026-2030 đạt khoảng 8.960.785 m2 sàn, trong đó:
+ Nhà ở thương mại:
3.583.457 m2 sàn.
+ Nhà ở xã hội:
755.194 m2 sàn.
+ Nhà ở để phục vụ tái định cư:
125.813 m2
sàn.
+ Nhà ở của hộ gia đình cá nhân:
4.496.321 m2 sàn.
- Chất lượng nhà ở: Tỷ lệ nhà kiên cố, bán
kiên cố và thiếu kiên cố toàn tỉnh đạt 99,6% (khu vực đô thị là 100% và nông
thôn khoảng 99,2%); giảm tỷ lệ nhà đơn sơ toàn tỉnh từ 1% xuống còn 0,4%.
- Quỳ đất cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát
triển nhà ở: Diện tích đất ở cho nhu cầu phát triển nhà ở, khoảng 699,21
ha.
- Tổng kinh phí để phát triển nhà ở khoảng 73.275
tỷ đồng (trong đó: Xây dựng nhà ở khoảng 58.155 tỷ đồng, xây dựng hạ tầng
kỹ thuật khoảng 8.723 tỷ đồng, xây dựng hạ tầng xã hội khoảng 3.489 tỷ đồng,
GPMB khoảng 2.907 tỷ đồng).
- Vốn ngân sách Nhà nước dự kiến để phát triển
nhà ở khoảng 8.660 tỷ đồng (trong đó: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khoảng
5.753 tỷ đồng, vốn GPMB khoảng 2.907 tỷ đồng). Còn lại là vốn xã hội hóa, vốn
khác, vốn của doanh nghiệp và người dân đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, xã hội
và nhà ở hộ gia đình.
4. Các giải pháp thực
hiện Chương trình
4.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách: Rà soát,
bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nhà ở phù hợp với
quy định và thực tiễn tại địa phương trên địa bàn tỉnh: Chính sách ưu đãi để
thu hút các nhà đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, khu dân cư, nhất là dự án nhà
ở xã hội, nhà ở cho công nhân; chính sách xã hội hóa, khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia trong đầu tư phát triển nhà ở; chính sách phát triển nhà ở
thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định
pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá.
4.2. Giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa:
Đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng nhà ở, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng
nhà ở thương mại tại các đô thị; có chính sách hỗ trợ đầu tư dự án nhà ở xã hội,
nhà ở cho công nhân; thực hiện giao đất khi có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội để người dân tự xây dựng nhà ở.
4.3. Giải pháp về Quy hoạch - Kiến trúc: Khuyến
khích xã hội hóa nguồn vốn lập quy hoạch; tăng cường công tác lập, thẩm định,
phê duyệt và công khai các đồ án quy hoạch xây dựng và quy chế quản lý đô thị;
đẩy mạnh việc phủ kín quy hoạch đi đối với phân cấp và nâng cao chất lượng đồ
án; đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đô thị, đồng thời phát
huy được bản sắc văn hóa, không gian kiến trúc, cảnh quan của đô thị và nông
thôn của từng khu vực, địa phương trên địa bàn tỉnh.
4.4. Giải pháp bình ổn thị trường bất động sản
về nhà ở: Rà soát quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản để từng bước
hoàn thiện hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định;
thường xuyên cập nhật và công bố công khai thông tin về các dự án đầu tư xây dựng
nhà ở, khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh; thực hiện cung cấp thông tin,
bảo đảm thị trường bất động sản hoạt động công khai, minh bạch; phát triển thị
trường nhà ở đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng, đa dạng các loại hình bất động
sản về nhà ở phù hợp với nhu cầu của thị trường, đảm bảo cân đối cung - cầu,
chú trọng phân khúc nhà ở cho các đối tượng xã hội, công chức, viên chức, người
lao động có thu nhập thấp và chưa có nhà ở theo quy định pháp luật.
4.5. Giải pháp về cải cách thủ tục hành
chính: Nâng cao nhận thức cải cách và kiểm soát thủ tục hành chính là khâu quan
trọng; thường xuyên thực hiện rà soát, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp độ
và đề xuất loại bỏ những thủ tục không còn phù hợp nhằm đảm bảo công khai, minh
bạch, đơn giản hóa thủ tục liên quan quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở từ
khâu quy hoạch, đầu tư, đấu thầu, đấu giá, đất đai, xây dựng,... đến kinh doanh
bất động sản, tạo mọi điều kiện cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận, nắm bắt
thông tin và thực hiện.
5. Tổ chức thực hiện
5.1. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã,
thành phố:
- Triển khai Chương trình phát triển nhà ở
này và thực hiện quản lý Nhà nước về nhà ở trên địa bàn. Trên cơ sở nhu cầu dự
báo về nhà ở và nhu cầu sử dụng đất để phát triển nhà ở, bố trí vốn đầu tư hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa
phương.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về
nhà ở của địa phương, đảm bảo đủ số lượng cán bộ và có chất lượng chuyên môn để
thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và quản
lý các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư
xây dựng nhà ở trên địa bàn; nghiên cứu, phối hợp với các sở, ban ngành trong
công tác tổ chức lập quy hoạch giữ gìn, bảo tồn các làng nghề truyền thống và
quy chế quản lý kiến trúc đô thị và kết cấu hạ tầng tại địa phương.
- Tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng
chi tiết các khu nhà ở để nhân dân biết và thực hiện, đồng thời quản lý xây dựng
theo quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân xây nhà ở theo quy
định của pháp luật.
- Tổ chức triển khai thực hiện việc bồi thường,
giải phóng mặt bằng theo tiến độ và kế hoạch đã được phê duyệt.
- Tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo UBND
tỉnh (thông qua Sở Xây dựng) theo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.
5.2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành:
a) Sở Xây dựng:
- Là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo chính
sách nhà ở và thị trường bất động sản của tỉnh; tổ chức lập Kế hoạch phát triển
nhà ở 05 năm (2021-2025) và hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Yên; hướng dẫn, đôn
đốc và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện theo thẩm
quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết
định.
- Phối hợp, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã,
thành phố trong quá trình tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý các đồ
án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị, lập Quy chế
quản lý kiến trúc đô thị, cải tạo chỉnh trang đô thị và quy hoạch điểm dân cư
nông thôn phù hợp với quy hoạch tỉnh và quy hoạch chung xây dựng, đồng thời đảm
bảo kết nối đồng bộ về hạ tầng và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Nội vụ kiện toàn tổ chức bộ
máy quản lý và phát triển nhà của tỉnh và các huyện, thị xã thành phố đảm bảo
các điều kiện và năng lực chuyên môn để trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã
hội hàng năm lập và tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối
tượng chính sách, hộ nghèo, người có công với cách mạng theo quy định.
- Phối hợp tham gia ý kiến thẩm định chủ
trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị theo quy định
pháp luật về đầu tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan
nghiên cứu xây dựng các quy định về quản lý các dự án nhà ở; sửa đổi bổ sung
các văn bản theo quy định của pháp luật về nhà ở trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu,
ban hành các mẫu nhà ở phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương để các
đơn vị và nhân dân tham khảo, áp dụng.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra kịp thời xử
lý các dự án phát triển nhà ở xây dựng không phép, sai phép; các chủ đầu tư thực
hiện huy động vốn không đúng quy định pháp luật.
- Tham mưu UBND tỉnh các giải pháp để phát
triển thị trường bất động sản, nhà ở bền vững, minh bạch; thúc đẩy quá trình đô
thị hóa tỉnh nhà.
b) Sở Tài chính:
- Căn cứ vào khả năng ngân sách hàng năm để
tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân
sách Nhà nước.
- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất thành lập Quỹ
phát triển nhà ở khi có hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và có đủ điều kiện.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng bổ sung
các chỉ tiêu phát triển nhà ở 05 năm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương làm cơ sở chỉ đạo, điều hành và đánh giá kết quả thực hiện theo định
kỳ trình UBND tỉnh quyết định.
- Lập kế hoạch về vốn, cân đối vốn đáp ứng
nhu cầu phát triển nhà ở xã hội hàng năm và từng thời kỳ.
- Nghiên cứu các giải pháp khuyến khích đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển nhà ở theo dự án.
- Thực hiện kêu gọi đầu tư các dự án phát triển
nhà ở để góp phần phát triển nhà ở phù hợp theo định hướng.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa
phương liên quan tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư và triển khai
tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển nhà ở theo quy định.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với Sở Xây dựng cân đối quỹ đất
phát triển nhà ở đến năm 2025; cập nhật, bổ sung nhu cầu sử dụng đất vào quy hoạch
để tạo quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân,... theo nhu cầu thực tế
từng năm; chủ trì rà soát quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện nhằm đáp ứng quỹ
đất phát triển nhà ở hàng năm và 05 năm của địa phương.
- Giải quyết các thủ tục hành chính về đất
đai để thực hiện các dự án phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì nghiên cứu và trình UBND tỉnh ban
hành mới hoặc điều chỉnh, bổ sung chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh giải quyết những bất cập
về chính sách đất đai trong quá trình triển khai các dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh.
đ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có
liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh, các Hội đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội hàng năm xây dựng kế hoạch
triển khai công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ chính sách, hộ có công với
cách mạng, hộ nghèo trình UBND tỉnh phê duyệt.
e) Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh:
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Lao động
Thương binh và Xã hội trong việc bố trí nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các
hộ chính sách, hộ người có công với cách mạng, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
- Bố trí nguồn vốn hỗ trợ cho các đối tượng
theo quy định của Luật Nhà ở được vay để mua nhà hoặc xây dựng nhà ở theo quy định.
g) Ban Quản lý Khu kinh tế: Chủ trì, phối hợp
với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan đánh giá, xác định nhu cầu về nhà ở
của công nhân làm việc tại các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, nhu cầu phát triển
đô thị thuộc phạm vi quản lý để có cơ sở lập và triển khai các dự án phát triển
nhà ở.
h) Các sở, ngành có liên quan khác: Căn cứ
vào chức năng nhiệm vụ, phạm vi lĩnh vực quản lý Nhà nước và Chương trình phát
triển nhà ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030, chỉ đạo triển
khai thực hiện, đảm bảo phù hợp với quy hoạch và hoàn thành mục tiêu chương
trình đề ra.
5.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp có
cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp:
- Có trách nhiệm đảm bảo nhu cầu về nhà ở cho
công nhân, người lao động của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế và các
sở, ngành có liên quan tổng hợp nhu cầu về nhà ở của công nhân, người lao động,
đề xuất các giải pháp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, mua, thuê mua
theo quy định.
5.4. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án
nhà ở:
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật
về đầu tư, đất đai, môi trường, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản; có
trách nhiệm đầu tư xây dựng các dự án và thực hiện việc bán cho thuê, thuê mua
và xét duyệt đối tượng và điều kiện mua nhà (đối với nhà ở xã hội) theo đúng
quy định pháp luật. Thực hiện công khai, minh bạch trong kinh doanh bất động sản.
- Có trách nhiệm báo cáo với các cơ quan quản
lý nhà ở tại địa phương trong công tác tổng hợp báo cáo về số liệu nhà ở của
mình đầu tư cũng như tăng cường thực hiện công tác phòng chống rửa tiền trong đầu
tư và kinh doanh bất động sản.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo đúng quy định
của pháp luật./.