HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 15/NQ-HĐND
|
Đồng Tháp, ngày
01 tháng 7 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH
TRẠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở LẤN, CHIẾM SÔNG, KÊNH, RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật
Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật
Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Luật
Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014; Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Xét Tờ trình
số 61/TTr-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc ban
hành Nghị quyết thông qua Chương trình giải quyết tình trạng xây dựng công
trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm
2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận
của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
để giải quyết tình trạng xây dựng công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, gồm các nội dung như sau:
1. Mục
tiêu
a) Mục tiêu
chung:
- Ngăn chặn
không để phát sinh các trường hợp vi phạm mới;
- Từng bước giải
quyết các trường hợp lấn, chiếm sông, kênh, rạch đã tồn tại trước đây. Tập
trung giải quyết, tạo chuyển biến tích cực tại các thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc,
Hồng Ngự; ở các khu vực trong đô thị, vùng thượng nguồn các sông và kênh đi qua
địa bàn Tỉnh. Việc xử lý phải đồng bộ, gắn liền với công tác quy hoạch cảnh
quan, chỉnh trang đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, an ninh nguồn
nước và bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
b) Lộ trình và
mục tiêu cụ thể đến năm 2030 phấn đấu giải quyết khoảng 50% trường hợp lấn, chiếm
sông, kênh, rạch đã tồn tại trước đây (tương đương khoảng 22.579 trường hợp), lộ
trình thực hiện như sau:
*Giai đoạn
2024 - 2025:
- Lập và phê
duyệt Chương trình xử lý công trình, nhà ở lấn, chiếm sông, kênh, rạch trên địa
bàn Tỉnh làm cơ sở triển khai thực hiện; trong đó, nghiên cứu các giải pháp để
ngăn chặn không để phát sinh các trường hợp vi phạm mới;
- Triển khai
thí điểm chỉnh trang ít nhất 01 tuyến đường sông đi qua 03 thành phố: Cao Lãnh,
Sa Đéc và Hồng Ngự; các địa phương còn lại triển khai thí điểm chỉnh trang 01
tuyến. Ưu tiên thực hiện các đoạn sông xảy ra lấn, chiếm phức tạp, ảnh hưởng
môi trường nghiêm trọng tại đô thị;
- Sơ kết đánh
giá việc thực hiện chương trình.
*Giai đoạn
2026 - 2030:
- Các địa
phương tiếp tục thực hiện chỉnh trang tại các khu vực còn lại, phù hợp với tình
hình kinh tế - xã hội của địa phương;
- Tổng kết việc
thực hiện chương trình.
2. Các nhóm giải
pháp cụ thể
a) Nhóm giải
pháp không để phát sinh các trường hợp vi phạm mới:
- Thực hiện
công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực quản lý;
- Hoàn thiện cơ
sở pháp lý liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng;
- Nâng cao
trách nhiệm quản lý, thực hiện nghiêm chế tài xử lý các trường hợp vi phạm có
liên quan.
b) Nhóm giải
pháp từng bước giải quyết các trường hợp lấn, chiếm sông, kênh, rạch đã tồn tại
trước đây:
- Vận động người
dân tự tháo dỡ, di dời;
- Hỗ trợ, bồi
thường công trình, nhà ở, vật kiến trúc;
- Bảo đảm đồng
bộ các chính sách an sinh xã hội cho người dân, trong đó có giải pháp đảm bảo ổn
định chỗ ở, tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề;
- Nghiên cứu,
xác lập một số đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị cho các khu vực
ven sông, kênh, rạch, nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất ven sông, rạch;
- Nghiên cứu giải
pháp giữ lại hiện trạng, chấp nhận tồn tại nhà ở, công trình đã xây dựng, nếu
xét thấy phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của đô thị, đảm bảo an toàn
giao thông đường thủy;
- Các giải pháp
khác bao gồm: thông tin, tuyên truyền; cơ chế, chính sách; rà soát các nguồn lực,
tạo chỗ ở cho người dân.
3. Kinh phí và
nguồn vốn thực hiện
a) Tổng kinh
phí thực hiện: 1.951,505 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn thực
hiện:
- Nguồn vốn giải
quyết không để phát sinh các trường hợp lấn, chiếm mới: Sử dụng từ nguồn ngân
sách nhà nước theo phân cấp;
- Nguồn vốn bồi
thường, hỗ trợ công trình, nhà ở, vật kiến trúc cho các trường hợp đã lấn, chiếm
trước đây: huy động, lồng ghép từ các chương trình, kế hoạch, dự án được cấp thẩm
quyền phê duyệt và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Tỉnh tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết này. Định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện,
báo cáo Hội đồng nhân dân Tỉnh điều chỉnh cho phù hợp.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng
nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp
Khóa X, Kỳ họp thứ tám thông qua ngày 01 tháng 7 năm 2024 và có
hiệu lực từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- TT.TU, TT.HĐND, UBND, UBMTTQVN Tỉnh;
- Đoàn ĐBQH Tỉnh;
- Đại biểu HĐND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH Tỉnh;
- HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử Tỉnh;
- Lưu: VT, Phòng Công tác HĐND.
|
CHỦ TỊCH
Phan Văn Thắng
|