ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
29/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 01
năm 2018
|
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ NHÀ Ở HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số
33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở
đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-20151; Thông tư số 08/2015/TT-BXD ngày 29/12/2015 của Bộ
Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ
tướng Chính phủ; Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 04/8/2017 của UBND thành phố
Hà Nội ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Ngân sách Thành phố ủy
thác qua Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng
chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định
số 12/2016/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND Thành phố về việc
ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình tiếp cận đa
chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày
10/02/2017 của UBND Thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực
hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Ý kiến
thống nhất của Thường trực HĐND Thành phố; để phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội và đặc thù Thủ đô, hỗ trợ các hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định,
từng bước nâng cao mức sống, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, UBND Thành phố
ban hành Kế hoạch hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ
thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực
nông thôn, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp
phần giảm nghèo bền vững và đạt mục tiêu đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của
Thành phố còn dưới 1,2%.
2. Yêu cầu
- Hỗ trợ đến từng hộ gia đình bảo đảm
dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch. Chỉ thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở
đối với các hộ nghèo đã có đất hợp pháp để làm nhà ở.
- Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực
hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thực hiện hỗ trợ theo nguyên
tắc: Thành phố hỗ trợ chủ yếu theo phương thức cho vay vốn để xây dựng hoặc sửa
chữa nhà ở; cộng đồng giúp đỡ; hộ gia đình tự tổ chức xây dựng, sửa chữa nhà ở
đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng quy định.
- Sau khi được hỗ trợ, các hộ gia
đình phải xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa nhà ở đang có, đảm bảo diện
tích sử dụng tối thiểu 24 m2 (đối với những hộ độc thân không nơi nương tựa, có
thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 18 m2); tuổi
thọ căn nhà từ 10 năm trở lên; đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc; nhà ở
phải đảm bảo tiêu chuẩn “03 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng),
không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
+ “Nền cứng” là
nền nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa,
xi măng, cát, bê tông, gạch lát.
+ “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống
khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ
các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch, đá
hoặc làm từ gỗ bền chắc; móng làm từ bê tông cốt thép hoặc xây gạch, đá.
+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và
mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu:
bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp bằng ngói hoặc các loại tấm lợp có chất lượng tốt
như tôn, phi prô xi măng.
- Hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở (bao
gồm xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật
về đất đai (nếu có yêu cầu) và chỉ được chuyển nhượng sau khi đã trả hết nợ vay
cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
3. Phạm vi áp dụng
- Đối tượng thuộc diện được hỗ trợ
nhà ở là hộ nghèo theo chuẩn của Thành phố, đang cư trú tại khu vực nông thôn
hoặc tại các thôn, làng trực thuộc phường; thị trấn, xã trực thuộc thị xã nhưng
sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp.
- Hộ nghèo đang cư trú tại khu vực
thành thị không thuộc đối tượng hỗ trợ theo Kế hoạch này. Các quận chủ động bố
trí kinh phí từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” hoặc các nguồn khác để hỗ trợ.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Đối tượng được
hỗ trợ nhà ở
Hộ gia đình có nhà ở xuống cấp, hư hỏng,
không có khả năng tự cải thiện nhà ở, có nhu cầu được hỗ trợ vay vốn để xây dựng,
sửa chữa nhà ở và thuộc diện:
- Hộ nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia
giai đoạn 2011-20152(đối
tượng theo quy định của Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg) có trong danh sách hộ
nghèo năm 2015 do UBND cấp xã quản lý và là hộ độc lập có thời gian tách hộ
tính đến năm 2015 tối thiểu 05 năm3.
- Hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố
giai đoạn 2011-20154 và
giai đoạn 2016-20205, có
trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã quản lý và là hộ độc lập có thời gian
tách hộ tính đến tháng 12/2017 tối thiểu 05 năm.
Theo kết quả rà soát của các huyện,
thị xã tại thời điểm tháng 12/2017, có 4.046 hộ nghèo đề nghị hỗ trợ xây dựng,
sửa chữa nhà ở (trong đó có 2.153 hộ đề nghị hỗ trợ xây dựng nhà và 1.893 hộ đề
nghị sửa chữa nhà). Cụ thể:
- Hộ nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia
giai đoạn 2011-2015 là: 923 hộ (trong đó có 511 hộ đề nghị hỗ trợ xây dựng và 412 hộ sửa
chữa).
- Hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố
giai đoạn 2016-2020 là: 3.123 hộ (trong đó có 1.642 hộ đề nghị hỗ trợ xây dựng và 1.481 hộ
sửa chữa).
(Phụ lục số 1 kèm theo).
2. Điều kiện được
hỗ trợ nhà ở
- Chưa có nhà ở nhưng đã có đất ở hợp
pháp hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập
đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở.
- Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các
chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác.
- Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở
theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác thì phải thuộc các đối tượng
sau: Nhà ở đã bị sập đổ hoặc hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây
ra nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa, xây dựng lại. Đã
được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác có thời
gian từ 08 năm trở lên (tính đến thời điểm tháng 12/2017), nhưng nay nhà ở đã
hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ.
- Trường hợp hộ nghèo thuộc diện được
hỗ trợ, nhưng trong quá trình thực hiện chính sách đã thoát nghèo vẫn thuộc đối
tượng được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhưng không được hỗ trợ
thêm từ nguồn xã hội hóa.
- Những hộ nghèo đã vay vốn từ Ngân
hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác để xây
dựng, sửa chữa nhà ở từ 01/01/2013 đến nay, vẫn thuộc đối
tượng được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để trả nợ khoản tiền đã vay làm nhà ở, nhưng không được hỗ trợ thêm từ nguồn xã hội hóa.
- Những trường hợp thuộc diện được hỗ
trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở không thuộc diện đối tượng hỗ
trợ theo quy định của Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg.
3. Mức hỗ trợ hộ
nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở
3.1. Dự kiến kinh phí xây dựng,
sửa chữa nhà ở
Theo quy định, diện tích nhà ở xây dựng
phải đảm bảo tối thiểu 24m2/hộ và trên cơ sở suất vốn đầu tư quy định
tại Quyết định số 1161/QĐ-BXD ngày 15/10/2015 của Bộ Xây dựng, dự kiến kinh phí
xây dựng nhà ở (1 tầng, tường bao xây gạch, mái tôn) là 1.790.000đ/m2.
Do đó, dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng tối thiểu là 45 triệu đồng/nhà xây mới
và 35 triệu đồng/nhà sửa chữa. Hộ gia đình tự huy động thêm để xây dựng, sửa chữa
nhà ở tốt hơn.
3.2. Mức hỗ trợ
a/ Đối với nhà xây mới: Mức hỗ trợ
45 triệu đồng/nhà, trong đó:
- Thành phố ủy thác vốn qua Ngân hàng
Chính sách xã hội cho vay là 25 triệu đồng/nhà. Lãi suất vay là 3% (người vay
không phải trả lãi suất, Thành phố hỗ trợ kinh phí trả lãi suất từ nguồn huy động
xã hội hóa). Thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời
gian trả nợ tối đa là 10 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu
là 10% tổng số vốn đã vay.
- Nguồn xã hội hóa: 20 triệu đồng/nhà,
trong đó:
+ Thành phố huy động hỗ trợ: 10 triệu
đồng/nhà.
+ Huyện, thị xã huy động hỗ trợ: 10
triệu đồng/nhà.
b/ Đối với nhà sửa chữa: Mức hỗ trợ
35 triệu đồng/nhà, trong đó:
- Thành phố ủy thác vốn qua Ngân hàng
Chính sách xã hội cho vay là 25 triệu đồng/nhà. Lãi suất vay là 3% (người vay
không phải trả lãi suất, Thành phố hỗ trợ kinh phí trả lãi suất từ nguồn huy động
xã hội hóa). Thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời
gian trả nợ tối đa là 10 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu
là 10% tổng số vốn đã vay.
- Nguồn xã hội hóa: 10 triệu đồng/nhà,
trong đó:
+ Thành phố huy động hỗ trợ: 05 triệu
đồng/nhà.
+ Huyện, thị xã huy động hỗ trợ: 05
triệu đồng/nhà.
4. Thời gian thực
hiện
- Tập trung hỗ trợ hộ nghèo xây dựng,
sửa chữa nhà ở hoàn thành trước ngày Cả nước vì người nghèo 17/10/2018.
- Các trường hợp hộ nghèo có nhà ở hư
hỏng, không có khả năng tự cải thiện nhà ở, phát sinh sau năm 2018, do UBND quận,
huyện, thị xã chịu trách nhiệm huy động các nguồn lực của địa phương và nguồn
xã hội hóa để hỗ trợ hộ nghèo.
III. KINH PHÍ VÀ
NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Dự kiến kinh phí thực hiện Kế
hoạch là: 202.006 triệu đồng, trong đó:
1.1. Kinh phí hỗ trợ xây dựng,
sửa chữa nhà ở: 163.140 triệu đồng, bao gồm:
a/ Kinh phí Thành phố ủy thác qua Chi
nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố cho hộ nghèo vay xây dựng, sửa chữa
nhà ở là:
4.046 hộ x 25 triệu đồng/hộ = 101.150
triệu đồng.
b/ Nguồn xã hội hóa huy động: 61.990
triệu đồng, trong đó:
- Thành phố huy động hỗ trợ: 30.995
triệu đồng.
+ Hỗ trợ xây dựng: 2.153 hộ x 10 triệu
đồng/hộ = 21.530 triệu đồng.
+ Hỗ trợ sửa chữa: 1.893 hộ x 5 triệu
đồng/hộ = 9.465 triệu đồng.
- Huyện, thị xã huy động hỗ trợ:
30.995 triệu đồng.
+ Hỗ trợ xây dựng: 2.153 hộ x 10 triệu
đồng/hộ = 21.530 triệu đồng.
+ Hỗ trợ sửa chữa: 1.893 hộ x 5 triệu
đồng/hộ = 9.465 triệu đồng.
(Phụ lục số 2 kèm theo).
1.2. Kinh phí hỗ trợ lãi suất
vay cho 4.046 hộ nghèo trong thời hạn 15 năm khoảng
28.825 triệu đồng được huy động từ nguồn xã hội hóa.
Phương thức thực hiện: Toàn bộ số tiền
xã hội hóa sẽ nộp vào ngân sách Thành phố và hàng năm ngân sách Thành phố sẽ cấp
về Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố tương ứng với mức lãi suất
vay hàng năm.
1.3. Kinh phí quản lý nguồn vốn
ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố (phần chênh lệch giữa lãi suất vay và phí quản lý theo quy định); khoảng
9.225 triệu đồng.
1.4. Kinh phí quản lý, tổ chức
thực hiện Kế hoạch do các huyện, thị xã tự cân đối,
bố trí, nhưng không vượt quá 0,5% tổng kinh phí thực hiện tại địa phương với số
tiền khoảng 816 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí:
- Nguồn ngân sách Thành phố: 110.375
triệu đồng trong đó:
+ Thành phố ủy thác qua Chi nhánh
Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố 101.150 triệu đồng.
+ Phí quản lý nguồn vốn ủy thác (phần
chênh lệch giữa lãi suất vay và phí quản lý) khoảng 9.225 triệu đồng.
- Nguồn ngân sách các huyện, thị xã:
Kinh phí quản lý, tổ chức thực hiện Kế hoạch không vượt quá 0,5% khoảng 816 triệu
đồng.
- Nguồn xã hội hóa: 90.815 triệu đồng
huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Quy trình thực
hiện
- UBND các huyện, thị xã tổ chức rà
soát, thống kê, lập danh sách các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở có nhu cầu hỗ
trợ vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà.
- Trưởng thôn tổ chức họp phổ biến nội
dung chính sách hỗ trợ nhà ở hộ nghèo đến các hộ dân; tổ chức bình xét các hộ
thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở đảm bảo đúng quy định, dân chủ, công khai, công
bằng, minh bạch, có sự tham gia của Trưởng các đoàn thể địa phương và người
dân. Danh sách các hộ thuộc diện được hỗ trợ nhà ở được công khai tại thôn.
- Trưởng thôn hướng dẫn các hộ thuộc
diện được hỗ trợ nhà ở chuẩn bị hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký vay vốn hỗ trợ và cam kết
xây dựng, sửa chữa nhà ở.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản
photo) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về tình trạng đất (hợp
pháp, không có tranh chấp).
+ Ảnh chụp hiện trạng nhà ở hiện tại.
Trường hợp hộ nghèo thuộc diện được hỗ
trợ nhưng không có nhu cầu hưởng chính sách, đề nghị hộ ký xác nhận đã được phổ
biến nhưng không tham gia chính sách.
- UBND cấp xã xem xét, tổng hợp và gửi
UBND cấp huyện danh sách hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà
ở.
- UBND cấp huyện tổng hợp, phê duyệt
danh sách hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở làm căn cứ triển khai thực hiện
chính sách hỗ trợ và gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo
UBND Thành phố theo quy định; chuyển Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để làm
thủ tục cho vay vốn.
- Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức
cho vay theo quy định đối với nguồn vốn vay.
- UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận
nguồn kinh phí hỗ trợ xã hội hóa và chuyển trực tiếp đến các hộ nghèo thuộc diện
được hỗ trợ nhà ở đảm bảo đầy đủ theo tiến độ, kịp thời, đúng đối tượng.
- Các hộ gia đình tự tổ chức xây dựng
hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng nhà ở theo quy
định. Đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (người cao tuổi, cô đơn,
khuyết tật) không có khả năng tự xây dựng, sửa chữa nhà ở thì UBND cấp xã chỉ đạo
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức, đoàn thể khác tại địa
phương tổ chức xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng này.
- Các hộ gia đình phải báo cho UBND cấp
xã khi hoàn thành các phần việc theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với
những hộ xây dựng nhà ở mới, hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối
với những hộ sửa chữa nhà ở hiện có) hoặc hoàn thành toàn bộ công trình, tổ
chức nghiệm thu làm cơ sở để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giải ngân vốn
vay.
- UBND cấp xã có trách nhiệm theo
dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng hoặc sửa chữa
nhà ở; lập biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn, biên bản xác nhận hoàn
thành công trình đưa vào sử dụng (theo mẫu tại Phụ lục số IV, V kèm theo Thông tư số 08/2015/TT-BXD) và
lập hồ sơ hoàn công cho từng hộ gia đình.
2. Phân công
trách nhiệm tổ chức thực hiện
a. Sở Lao động Thương binh và
Xã hội
- Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, UBND
các huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch; tổ chức
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tại các địa phương; tổng hợp báo cáo UBND
Thành phố tiến độ thực hiện.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã lập,
phê duyệt danh sách hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo quy định.
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư vận
động các đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ
nghèo.
- Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm,
tham mưu khen thưởng đối với các đơn vị triển khai, thực hiện tốt Kế hoạch.
b. Sở Xây dựng
- Thiết kế một số mẫu nhà ở (ít nhất
03 mẫu) phù hợp để người dân tham khảo, lựa chọn.
- Phối hợp Sở Lao động Thương binh và
Xã hội, UBND các huyện, thị xã kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch.
c. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Chi nhánh Ngân hàng
Chính sách xã hội Thành phố cân đối, bố trí đủ nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo vay
xây dựng, sửa chữa nhà ở (vốn ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội
Thành phố cho vay), phí quản lý nguồn vốn ủy thác (nếu có).
- Tiếp nhận nguồn kinh phí do các tổ
chức, cá nhân ủng hộ Thành phố xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo.
d. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp Sở Tài chính cân đối, bố
trí nguồn vốn thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành
liên quan vận động các đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa
chữa nhà ở hộ nghèo.
e. Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách xã hội thành phố Hà Nội
- Hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục
vay vốn theo quy định đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện. Thời hạn làm thủ
tục giải ngân không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng chính sách xã hội
nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định.
- Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay
và xử lý rủi ro theo quy định hiện hành.
g. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Chi nhánh thành phố Hà Nội
Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc và kiểm tra
việc thực hiện cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội.
h. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
- Tổ chức vận động ủng hộ Quỹ “Vì người
nghèo” các cấp hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở. Vận động các quận hỗ
trợ kinh phí từ quỹ “Vì người nghèo” hỗ trợ các huyện có khó khăn. Hướng dẫn thủ
tục, hồ sơ thanh, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ.
- Giám sát quá trình triển khai thực
hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo đảm bảo đúng mục tiêu và yêu cầu.
- Chỉ đạo, vận động các tổ chức thành
viên hỗ trợ nguyên vật liệu, ngày công lao động, giúp các hộ nghèo xây dựng, cải
tạo nhà ở.
i. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh thành phố Hà Nội
- Chỉ đạo Đoàn Thanh niên các cấp
tuyên truyền, phổ biến chính sách, tham gia vận động các tổ chức, doanh nghiệp
và cộng đồng ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng hoặc ngày công lao động giúp đỡ
các hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở.
- Chỉ đạo Đoàn Thanh niên các cấp
tham gia xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo; phối hợp UBND cấp xã tổ chức
xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo
đơn, khuyết tật).
h. Ban Thi đua Khen thưởng
Thành phố
Phối hợp Sở Lao động Thương binh và
Xã hội hướng dẫn, tổng hợp, trình UBND Thành phố xem xét khen thưởng các tập thể,
cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích trong việc thực hiện Kế hoạch hỗ trợ nhà ở
hộ nghèo thành phố Hà Nội.
l. UBND cấp huyện,
thị xã
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ
trợ nhà ở hộ nghèo trên địa bàn, đảm bảo đúng đối tượng, tiến độ. Chịu trách
nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn việc hỗ trợ nhà ở cho hộ
nghèo trên địa bàn.
- Tổng hợp phê duyệt theo thẩm quyền
danh sách hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở trên địa bàn theo quy định.
- Tổ chức vận động các đơn vị, cá
nhân trên địa bàn tham gia hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở. Tiếp nhận nguồn
kinh phí do các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo của
địa phương.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành
vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ nhà ở hộ nghèo theo thẩm quyền.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện
gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hàng tháng.
m. UBND cấp xã
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ
trợ nhà ở đối với hộ nghèo; công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và chỉ
đạo bình xét, lập danh sách các hộ nghèo được hỗ trợ trên địa bàn; xếp loại thứ
tự ưu tiên hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định. Tổ chức rà soát, thống kê, lập
danh sách các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở có nhu cầu hỗ trợ xây dựng, sửa chữa
nhà ở, tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện.
- Hướng dẫn, hỗ trợ hộ dân chuẩn bị hồ
sơ. Theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng nhà ở
mới hoặc sửa chữa nâng cấp nhà ở; tổ chức nghiệm thu, lập biên bản xác nhận
hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử
dụng làm cơ sở giải ngân và thanh quyết toán.
- Vận động các tổ chức xã hội, doanh
nghiệp, các đoàn thể, dòng họ, nhân dân hỗ trợ kinh phí, vật tư, ngày công...
giúp đỡ các hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở; phát huy cao nhất khả năng huy động
nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình; tận dụng, khai thác vật liệu tại chỗ như
cát, đá, sỏi, gỗ, công lao động để giảm giá thành xây dựng, sửa chữa nhà ở.
- Tổ chức xây dựng, sửa chữa nhà ở
cho các hộ dân hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự xây dựng được nhà ở (cao tuổi,
cô đơn, khuyết tật).
- Báo cáo tiến độ thực hiện gửi UBND
cấp huyện trước ngày 15 hằng tháng.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc thành phố Hà Nội, các Hội đoàn thể chính trị, yêu cầu các Sở, ban,
ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai Kế hoạch đúng tiến độ,
đảm bảo hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh khó khăn vướng
mắc, các đơn vị kịp thời tổng hợp, gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp
chung, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Các Bộ:
LĐTBXH, XD, TC;
- Văn phòng Chính phủ;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Ban: KTNS, VHXH-HĐND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP P.V.Chiến, T.V.Dũng, Phòng: KGVX, ĐT, KT, TKBT;
- Lưu VT, KGVX Ngọc.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|
PHỤ LỤC SỐ 1
SỐ HỘ NGHÈO ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ XÂY DỰNG, SỬA
CHỮA NHÀ Ở
(Phụ lục kèm theo Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 25/01/2018 của
UBND Thành phố)
TT
|
Đơn
vị
|
Số
hộ nghèo đề nghị hỗ trợ nhà ở
|
Trong
đó
|
Chia
theo chuẩn nghèo từng giai đoạn
|
Xây
dựng
|
Sửa
chữa
|
Giai
đoạn 2011-2015
|
Giai
đoạn 2016-2020
|
Số hộ
nghèo đề nghị hỗ trợ
|
Trong đó
|
Số hộ
nghèo đề nghị hỗ trợ
|
Trong đó
|
Xây
dựng
|
Sửa
chữa
|
Xây
dựng
|
Sửa
chữa
|
1
|
2
|
3=4+5
|
4=7+10
|
5=8+11
|
6=7+8
|
7
|
8
|
9=10+11
|
10
|
11
|
1
|
TX Sơn Tây
|
28
|
8
|
20
|
5
|
0
|
5
|
23
|
8
|
15
|
2
|
Ba Vì
|
752
|
251
|
501
|
327
|
116
|
211
|
425
|
135
|
290
|
3
|
Chương Mỹ
|
653
|
234
|
419
|
140
|
50
|
90
|
513
|
184
|
329
|
4
|
Đan Phượng
|
148
|
104
|
44
|
44
|
37
|
7
|
104
|
67
|
37
|
5
|
Đông Anh
|
63
|
49
|
14
|
15
|
15
|
0
|
48
|
34
|
14
|
6
|
Gia Lâm
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
7
|
Hoài Đức
|
37
|
16
|
21
|
10
|
6
|
4
|
27
|
10
|
17
|
8
|
Mê Linh
|
473
|
283
|
190
|
32
|
18
|
14
|
441
|
265
|
176
|
9
|
Mỹ Đức
|
338
|
154
|
184
|
53
|
23
|
30
|
285
|
131
|
154
|
10
|
Phú Xuyên
|
81
|
35
|
46
|
0
|
0
|
0
|
81
|
35
|
46
|
11
|
Phúc Thọ
|
328
|
167
|
161
|
37
|
16
|
21
|
291
|
151
|
140
|
12
|
Quốc Oai
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
13
|
Sóc Sơn
|
241
|
184
|
57
|
91
|
77
|
14
|
150
|
107
|
43
|
14
|
Thạch Thất
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
15
|
Thanh Oai
|
467
|
346
|
121
|
98
|
96
|
2
|
369
|
250
|
119
|
16
|
Thanh Trì
|
8
|
5
|
3
|
1
|
1
|
0
|
7
|
4
|
3
|
17
|
Thường Tín
|
172
|
99
|
73
|
9
|
6
|
3
|
163
|
93
|
70
|
18
|
Ứng Hòa
|
257
|
218
|
39
|
61
|
50
|
11
|
196
|
168
|
28
|
Cộng
|
4.046
|
2.153
|
1.893
|
923
|
511
|
412
|
3.123
|
1.642
|
1.481
|