ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
121/KH-UBND
|
Lạng
Sơn, ngày 28 tháng 10 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
KHẮC PHỤC CHỈ SỐ SIPAS TRONG LĨNH VỰC ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Thực hiện Công
văn số 1923/BTNMT-TCCB ngày 24/5/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cải
thiện, nâng cao chỉ số SIPAS của địa phương; Công văn số 19-CV/BCSĐTNMT ngày
24/5/2016 của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lạng Sơn
xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
I. KHÁI QUÁT VỀ CHỈ SỐ SIPAS VÀ XẾP HẠNG CHỈ SỐ SIPAS LĨNH VỰC CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT:
Chỉ số SIPAS là
kết quả mang tính định hướng của việc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức
đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc cung cấp các
dịch vụ hành chính công cụ thể. Chỉ số SIPAS được đo lường thông qua điều tra
xã hội học đối với người dân, tổ chức tại 10 tỉnh, thành phố đại diện cho các
vùng, miền núi trên cả nước và khảo sát trên 06 dịch vụ hành chính công: cấp Chứng
minh nhân dân, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy phép xây dựng
nhà ở, Chứng thực, cấp Giấy khai sinh, cấp Giấy đăng ký kết hôn.
Đối với tỉnh Lạng Sơn, tuy không có kết quả điều tra, khảo
sát cụ thể về chỉ số SIPAS, nhưng từ kết quả đánh giá, xếp hạng chỉ số cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 (xếp hạng 57/63 tỉnh
thành phố trong cả nước), trong
đó chỉ số tiếp cận đất đai xếp hạng rất thấp.
Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công
tác quản lý nhà nước và thực hiện các dịch vụ công về tài nguyên và môi trường
tuy nhiên công tác tham mưu và tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực
đất đai của ngành tài nguyên và môi trường Lạng Sơn còn nhiều hạn chế, nhất là
việc thực hiện TTHC về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức,
cá nhân. Thời gian thực hiện TTHC về cấp giấy chứng nhận QSD đất chưa đáp ứng
yêu cầu, thủ tục còn rườm rà; trình độ, kỹ năng của một số công chức, viên chức
thực hiện TTHC về đất đai chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm,
thái độ phục vụ nhân dân chưa cao, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực
hiện dịch vụ công về đất đai chưa đạt hiệu quả mong muốn.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Mục đích
- Khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao chỉ số SIPAS
đối với dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai, trong đó tập trung vào lĩnh vực cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân
của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ giải quyết các thủ tục hành chính
về đất đai, đáp ứng được sự hài lòng của của người dân, tổ chức đối với việc phục
vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ nguyên nhân những tồn tại, hạn chế đối với chỉ
số SIPAS trong lĩnh vực đất đai; thực hiện các giải pháp khắc phục đồng bộ, khả
thi và hiệu quả đối với chỉ số SIPAS trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tổ chức triển khai nghiêm túc có hiệu quả kế hoạch của
UBND tỉnh.
- Xử lý nghiêm minh đối với các hành vi nhũng nhiễu gây khó
khăn cho các doanh nghiệp, người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất
đai.
III. NHIỆM VỤ THỰC
HIỆN
1. Phân tích rõ nguyên nhân hạn chế, tồn tại, xây dựng kế
hoạch, giải pháp khắc phục chỉ số SIPAS năm 2015 về dịch vụ công cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bị
đánh giá thấp.
2. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật về đất đai; đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến;
đảm bảo việc tuyên truyền phổ biến Luật đất đai, các văn bản quy phạm pháp luật
của trung ương, của tỉnh về đất đai, đến tận người dân và các vùng sâu vùng xa
trên địa bàn tỉnh.
3. Niêm yết công khai, đầy đủ các thủ tục hành chính về đất
đai tại nơi tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính.
4. Định kỳ 6 tháng tổ chức đối thoại với cá nhân, tổ chức về
thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; kịp
thời có biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.
5. Tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính về đất đai; tập
trung rà soát các quy trình thực hiện theo cơ chế "một cửa liên thông”
trong lĩnh vực đất đai; về cung cấp dịch vụ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đơn giản hóa và rút ngắn
thời gian giải quyết các thủ tục nội bộ khi cung cấp dịch vụ công về đất đai.
6. Đánh giá việc cung cấp dịch vụ này đã hài lòng hoặc chưa
hài lòng của người sử dụng đất; việc đánh giá phân tích phải công khai, minh bạch
và có ý kiến đánh giá, góp ý của người sử dụng đất để chỉ ra được những yếu kém
trong cung cấp dịch vụ công về đất đai, nhằm đưa ra được các giải pháp khắc phục
kịp thời các thủ tục, quy trình chưa phù hợp trong cung cấp dịch vụ công về đất
đai. 7. Triển khai thực hiện việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến theo Kế hoạch
hành động số 33/KH-UBND ngày 04/4/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc Thực hiện
Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử,
trong đó nâng việc cung cấp dịch vụ công về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu về nhà ở và tài sản gắn liền với đất lên mức độ 3; đảm bảo việc
cung cấp và thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính theo đúng Nghị quyết số
36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về chính phủ điện tử.
8. Tiếp tục đánh giá nội bộ về Hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 theo quy trình để điều chỉnh, kịp thời đáp ứng được
việc chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; cung cấp dịch vụ công và giải
quyết thủ tục hành chính về đất đai theo công nghệ thông tin và chính phủ điện
tử.
9. Kiện toàn, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công của
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và các phòng, đơn vị chuyên môn của các Sở,
Ban, ngành; của UBND các huyện thành phố và của UBND các phường, xã, thị trấn
trên địa bàn tỉnh; Bố trí kinh phí đầu tư trang bị và nâng cấp các thiết bị làm
việc tại nơi tiếp nhận và trả kết quả; thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết
các thủ tục hành chính về đất đai theo cơ chế "một cửa", "một cửa
liên thông"; tạo sự thoải mái cho người dân, tổ chức đến yêu cầu giải quyết
thủ tục hành chính.
10. Tiếp tục kiện toàn bộ máy hoạt động của Văn phòng đăng
ký đất đai; rà soát, sử dụng cán bộ có năng lực chuyên môn và có tinh thần cao
trong phục vụ nhân dân, kỹ năng giao tiếp để thực hiện tốt các nhiệm vụ cung cấp
dịch vụ công về đất đai;
11. Tổ chức thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ công về đất đai; xử lý nghiêm những trường hợp không thực hiện giải quyết thủ
tục hành chính về đất đai theo đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định; những
cán bộ, công chức gây nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ cung cấp dịch
vụ công về đất đai.
12. Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn
nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng trong giải quyết công việc hành chính
và kỹ năng giao tiếp của công chức, viên chức thực thi công vụ.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh
- Chủ trì thẩm định các thủ tục hành chính về giải quyết
các hồ sơ theo hướng đơn giản hóa, rút ngắn được thời gian giải quyết;
- Chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của tỉnh
theo chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành trung ương; trọng tâm là thủ tục hành
chính về đất đai để cải thiện rõ rệt chỉ số SIPAS.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với các thủ tục
hành chính về đất đai của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về giao tiếp và thái độ phục vụ
nhân dân cho các cán bộ trực tiếp thực thi dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
và UBMT tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội các cấp tiếp tục tăng
cường công tác tuyên truyền, phổ biến để mọi người dân và tổ chức nắm rõ các thủ
tục hành chính về đất đai.
- Rà soát các thủ tục hành chính về đất đai, trong đó tập
trung rà soát rút ngắn thời gian (giảm 40% thời gian giải quyết) các thủ tục nội
bộ; đề xuất phương án đơn giản hóa trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tham mưu UBND tỉnh
trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; đảm bảo thời hạn giải quyết thủ
tục hành chính theo quy định; phát huy hiệu quả chức năng nhiệm vụ của hệ thống
Văn phòng đăng ký đất đai.
- Rà soát, bố trí cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn
và tinh thần trách nhiệm cao, kỹ năng giao tiếp để thực hiện các nhiệm vụ cung
cấp dịch vụ công về đất đai, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính đất đai;
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các thủ tục hành chính
về đất đai (tập trung kiểm tra việc thực hiện các thủ tục, quy trình về cấp Giấy
chứng nhận) đối với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và công chức địa
chính cấp xã; niêm yết công khai địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá
nhân, tổ chức về quy định hành chính của tỉnh tại nơi tiếp nhận và trả kết quả
thủ tục hành chính.
- Tăng cường chỉ đạo về chuyên môn, nâng cao tinh thần
trách nhiệm trong việc thực hiện các thủ tục hành chính giải quyết hồ sơ về đất
đai, nhất là thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của công chức, viên chức thuộc hệ thống
Văn phòng Đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố.
Từng bước hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin, đưa công tác này được thực
hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trong năm 2017.
3. UBND các huyện, thành phố
- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách
pháp luật đất đai, các văn bản pháp luật liên quan để người dân và doanh nghiệp
hiểu và tự giác thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện khắc phục chỉ số
SIPAS trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các huyện, thành phố; tăng cường công
tác kiểm tra việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai của các cơ quan
chuyên môn, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc; kiểm tra trách nhiệm của
cán bộ địa chính cấp xã trong thực thi giải quyết các thủ tục hành chính về đất
đai.
- Rà soát thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận thuộc
thẩm quyền để điều chỉnh thời gian giải quyết hồ sơ (giảm 20%); bố trí cán bộ
có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đất đai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của huyện, đảm bảo việc tiếp nhận và trả kết quả đúng thủ tục, quy trình, thời
gian không gây phiền nhiễu cho công dân, tổ chức.
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, phường,
thị trấn và cán bộ địa chính xã tiếp tục nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân;
phối hợp chặt chẽ với các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai trong khâu thẩm định,
luân chuyển, giải quyết hồ sơ theo hướng đơn giản, rút gọn các thủ tục hành
chính về đất đai, nhất là thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế việc để tồn đọng
hồ sơ tại cấp huyện.
- Chủ động hướng dẫn người dân, doanh nghiệp đầy đủ, chi tiết
về hồ sơ và trình tự giải quyết; tạo điều kiện tối đa để thực hiện các thủ tục
hành chính về đất đai nhanh chóng thuận lợi nhất cho công dân và doanh nghiệp.
Tăng cường công khai, minh bạch các thủ tục hành chính về đất đai để người dân
dễ dàng tiếp cận, hiểu được trình tự, thủ tục thực hiện.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường
đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp khắc phục những vướng mắc trong quá trình
thực hiện nhằm tạo sự thông thoáng trong việc giải quyết thủ tục hành chính về
đất đai, thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cải thiện và đáp ứng được sự hài lòng của
người dân và doanh nghiệp.
4. Các Sở, Ban, ngành của tỉnh liên quan đến giải quyết thủ
tục hành chính về đất đai.
4.1. Sở Tài chính có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng
thẩm định giá đất tỉnh thẩm định kịp thời giá đất theo đề nghị của Sở Tài
nguyên và Môi trường; tham mưu xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất theo thẩm quyền
để làm căn cứ tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho người sử dụng đất thực
hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Kịp thời xác định các khoản tiền mà người
sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp theo quy định.
4.2. Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp giải quyết kịp thời
đối với những nội dung cần phải xác nhận bằng văn bản khi cấp Giấy chứng nhận
quyền sở hữu tài sản là nhà ở và các công trình xây dựng.
4.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm
phối hợp giải quyết kịp thời đối với những nội dung cần phải xác nhận bằng văn
bản khi cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản là rừng trồng sản xuất và cây
lâu năm.
4.4. Cục thuế tỉnh có trách nhiệm phối hợp giải quyết kịp
thời gian thủ tục hành chính đất đai liên thông trong việc xác định và thông
báo cho người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
4.5. Kho bạc Nhà nước tỉnh và Kho bạc Nhà nước các huyện,
thành phố có trách nhiệm thực hiện thu tiền theo thông báo của cơ quan thuế ban
hành và cung cấp chứng từ thu cho người nộp; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để
người sử dụng đất nộp nghĩa vụ tài chính
4.6. Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn
Rà soát các thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất
thuộc thẩm quyền, trong đó tập trung rà soát rút ngắn thời gian (giảm 40% thời
gian giải quyết).
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn
Xây dựng chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền về Luật đất
đai.
UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi
trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lý
Vinh Quang
|