Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Hướng dẫn 651/HD-STNMT 2015 áp dụng Thông tư 25/2014/TT-BTNMT bản đồ địa chính Nam Định

Số hiệu: 651/HD-STNMT Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định Người ký: Vũ Minh Lượng
Ngày ban hành: 30/03/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UBND TỈNH NAM ĐỊNH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 651/HD-STNMT

Nam Định, ngày 30 tháng 03 năm 2015

 

HƯỚNG DẪN

ÁP DỤNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA THÔNG TƯ SỐ 25/2014/TT-BTNMT NGÀY 19/5/2014 CỦA BỘ TN&MT QUY ĐỊNH VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.

Thực hiện Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về Hồ sơ địa chính; Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về bản đồ địa chính; Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/06/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính;

Để thống nhất áp dụng các văn bản trên; đảm bảo công tác trích lục, chỉnh lý Bản đồ địa chính (viết tắt BĐĐC), đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh đúng quy định, phù hợp tình hình thực tế của tỉnh, góp phần cải cách thủ tục hành chính; Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn áp dụng một số nội dung của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính như sau:

1. Đo đạc bản đồ địa chính

Việc đo đạc lập bản đồ địa chính thực hiện theo quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.

2. Trích lục bản đồ địa chính

2.1. Trích lục bản đồ địa chính là việc sao lục y nguyên bản chính một hay nhiều thửa đất trên bản đồ địa chính phục vụ cho công tác quản lý đất đai hoặc các yêu cầu khác.

2.2. Phạm vi áp dụng: Trích lục bản đồ địa chính thực hiện đối với các thửa đất trên bản đồ địa chính đang được sử dụng để quản lý đất đai không có biến động về diện tích, hình thể, ranh giới và loại đất so với thực địa hoặc không có sai sót trong việc thành lập BĐĐC; trường hợp này chỉ thực hiện trích lục BĐĐC, không thực hiện trích đo.

2.3. Một số lưu ý.

- Bản đồ sử dụng để trích lục phải là bản đồ địa chính có giá trị pháp lý được lưu trữ chính thức ở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc văn phòng đăng ký đất đai (dưới đây gọi chung là Văn phòng đăng ký).

- Bản trích lục bản đồ địa chính do Văn phòng đăng ký thực hiện và xác nhận.

- UBND cấp xã không thực hiện việc trích lục BĐĐC.

- Việc trích lục BĐĐC phải được thực hiện trên bản đồ số hoặc bản đồ số hóa. Trường hợp chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy thì phải thực hiện số hóa bản đồ sau đó thực hiện trích lục.

- Mẫu bản trích lục bản đồ địa chính, thực hiện như mẫu số 01.

3. Trích đo địa chính.

3.1. Phạm vi áp dụng: Căn cứ điều kiện thực tế của tỉnh Nam Định, trích đo địa chính được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Phục vụ việc đăng ký đất đai, cấp GCN đơn lẻ, thường xuyên hàng năm khi thửa đất có biến động.

b) Phục vụ để lập hồ sơ thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư thuộc diện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

c) Phục vụ việc thu hồi đất theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật đất đai 2013.

d) Để phục vụ việc lập thủ tục giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (viết tắt là QSDĐ) đối với thửa đất hoặc các thửa đất trong phạm vi khu đất giao, cho thuê có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính hoặc có biến động về loại đất, hình thể, ranh giới thửa đất giữa thực địa so với bản đồ địa chính đang sử dụng để quản lý đất đai.

đ) Phục vụ cho công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai.

e) Thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất (khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất và các nhu cầu khác).

3.2. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện trích đo địa chính:

Việc trích đo địa chính thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, cần lưu ý một số điểm sau:

a) Lập phương án thi công

- Trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước để trích đo địa chính phải lập phương án thi công và được chủ đầu tư phê duyệt.

- Trường hợp trích đo địa chính thửa đất theo nhu cầu của các tổ chức, cá nhân; thực hiện quyền của người sử dụng đất, không sử dụng ngân sách nhà nước và trích đo phục vụ việc đăng ký đất đai, cấp GCN đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì thực hiện theo hợp đồng dịch vụ, không phải lập phương án thi công.

- Nội dung chính của phương án thi công lập theo mẫu số 02.

b) Hệ tọa độ trong trích đo.

- Trích đo địa chính đối với khu đo có diện tích lớn hơn 3 ha thì phải xây dựng lưới khống chế theo hệ tọa độ VN-2000 để làm cơ sở cho việc đo vẽ chi tiết.

- Khi lập lưới để đo nối hệ tọa độ thì tùy theo diện tích khu vực trích đo mà phải có ít nhất 2 điểm lưới tương đương lưới khống chế đo vẽ trở lên (cố gắng tận dụng điểm gốc là các điểm mốc địa chính cũ). Tùy theo yêu cầu cụ thể có thể chôn mốc tạm thời hoặc cố định, nếu chôn mốc tạm thời thì mốc phải đảm bảo để tồn tại đến khi kết thúc công trình (sau kiểm tra, nghiệm thu, xác nhận sản phẩm). Các quy định chỉ tiêu kỹ thuật và các nội dung khác liên quan đến lưới thực hiện như đối với lập lưới phục vụ đo đạc bản đồ địa chính.

- Đối với khu vực trích đo có diện tích nhỏ hơn 3ha, căn cứ vào tình hình thực tế để vận dụng thực hiện theo quy trình đo đạc chỉnh lý trên bản trích lục bản đồ địa chính không cần lập lưới khống chế đo vẽ. Việc chỉnh lý bản trích lục bản đồ địa chính thực hiện theo mục 4 hướng dẫn này.

c) Đo vẽ chi tiết.

Việc trích đo và trình bày thửa đất trong bản trích đo địa chính phải thực hiện như đối với thửa đất trên bản đồ địa chính quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

d) Đánh số thửa.

- Số thửa của thửa đất trong bản trích đo được đánh theo số thửa của thửa đất trên bản đồ địa chính sử dụng làm căn cứ trích đo.

- Trường hợp khu vực trích đo bao gồm các thửa thuộc nhiều tờ bản đồ khác nhau thì trên bản trích đo phải thể hiện đường biên của tờ bản đồ được trích đo và đánh số thửa trên bản trích đo theo đúng số thửa của tờ bản đồ địa chính dùng để trích đo.

đ) Trình bày bản trích đo.

Việc Trình bày bản trích đo được thực hiện theo quy định của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT; trong đó cần lưu ý một số điểm sau:

- Khi thực hiện trích đo địa chính phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB đối với các công trình dạng tuyến thì mỗi mảnh trích đo được biên tập theo phạm vi từng tờ bản đồ địa chính, không gộp nhiều tờ bản đồ địa chính vào một mảnh trích đo.

- Khi thể hiện thửa đất, ngoài các yếu tố theo quy định thì phải thể hiện tên chủ sử dụng đất; đối với thửa đất có nhiều loại đất thì phải thể hiện nét tách các loại đất theo hiện trạng sử dụng bằng nét đứt, tính diện tích riêng từng loại và hiển thị theo mã loại đất, diện tích của loại đất đó (ví dụ ONT: 95.2).

- Các thửa đất giáp ranh với thửa đất trích đo phải thể hiện số thửa của thửa tiếp giáp trên bản đồ địa chính.

- Mẫu khung trình bày bản trích đo:

+ Đối với trường hợp nêu tại mục a điểm 3.1 của hướng dẫn này thực hiện theo phụ lục số 03.

+ Đối với các trường hợp nêu tại mục b, c, d, đ, e điểm 3.1 của hướng dẫn này thực hiện theo phụ lục số 04.

- Các ký hiệu đường, nét thể hiện trong bản trích đo thực hiện theo quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT và bộ ký hiệu bổ sung do Sở TNMT cung cấp.

e) Kiểm tra nghiệm thu, xác nhận bản trích đo địa chính.

- Trích đo địa chính đối với trường hợp nêu tại mục a điểm 3.1 của hướng dẫn này do đơn vị thi công tự kiểm tra, nghiệm thu. Cơ quan xác nhận sản phẩm đủ điều kiện đưa vào sử dụng là Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện (đối với trường hợp chủ SDĐ xin cấp GCN là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư), là Sở TNMT (đối với trường hợp chủ SDĐ xin cấp GCN cơ quan, tổ chức).

- Bản trích đo địa chính đối với các trường hợp nêu tại mục b, c, d, đ, e điểm 3.1 của hướng dẫn này phải được đơn vị thi công tự kiểm tra (phải có phiếu ghi ý kiến kiểm tra theo phụ lục số 05 và biên bản kiểm tra theo mẫu tại phụ lục số 06); chủ đầu tư tự kiểm tra, nghiệm thu và ký ở mục chủ đầu tư, lập phiếu ghi ý kiến kiểm tra theo mẫu tại phụ lục số 05 và biên bản kiểm tra nghiệm thu theo mẫu tại phụ lục số 06 (chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn thực hiện kiểm tra nghiệm thu, trường hợp này đơn vị tư vấn ký ở mục đơn vị KTNT; nếu chủ đầu tư không thuê đơn vị tư vấn KTNT thì mục này để trống); Phòng Đo đạc và Đăng ký đất đai thuộc Sở TNMT giúp Sở kiểm tra và tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường ký duyệt nghiệm thu chất lượng bản trích đo địa chính đủ điều kiện đưa vào sử dụng. Nội dung kiểm tra nghiệm thu, xác nhận sản phẩm đủ điều kiện đưa vào sử dụng phải có phiếu ghi ý kiến kiểm tra và biên bản kiểm tra nghiệm thu (thực hiện theo hướng dẫn riêng của Sở).

f) Sản phẩm giao nộp bao gồm:

- Bản trích đo địa chính dạng giấy;

- Tài liệu lưới khống chế (nếu có);

- File trích đo dạng số định dạng *.dgn (ghi trên đĩa CD).

- Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất;

- Phiếu xác nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất;

- Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính (trong trường hợp khu đo có đường địa giới hành chính thay đổi);

- Biên bản nghiệm thu sản phẩm.

Hồ sơ trích đo địa chính nộp 01 bộ lưu tại Văn phòng đăng ký để thực hiện chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính sau khi hoàn thiện các thủ tục.

4. Chỉnh lý bản trích lục BĐĐC.

- Việc đo đạc, chỉnh lý bản trích lục BĐĐC áp dụng đối với khu đất có diện tích nhỏ hơn 3ha phục vụ các mục đích tại mục 3.1 hướng dẫn này.

- Nội dung kỹ thuật đo đạc, chỉnh lý bản trích lục BĐĐC thực hiện như việc đo đạc, chỉnh lý thửa đất trên BĐĐC.

- Việc biên tập, trình bày và kiểm tra, nghiệm thu, xác nhận bản chỉnh lý bản trích lục BĐĐC thực hiện như đối với bản trích đo địa chính. Mẫu khung cơ bản thực hiện như mẫu khung trình bày bản trích đo địa chính tại phụ lục 03 và phụ lục 04 hướng dẫn này, riêng mục tên đề là “Chỉnh lý bản trích lục BĐĐC phục vụ...”.

5. Chỉnh lý bản đồ địa chính.

5.1. Phạm vi áp dụng.

Phạm vi, nội dung thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính theo quy định tại điểm 1 điều 17 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT; việc cập nhật, chỉnh lý Hồ sơ địa chính thực hiện theo quy định tại chương V của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.

5.2. Một số lưu ý.

- Khi đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính phải thực hiện theo quy định đo vẽ đối với thửa đất của bản đồ địa chính quy định tại điểm 1.3, 1.4, 1.5 khoản 1 điều 17 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Độ chính xác của việc chỉnh lý thực hiện theo quy định về độ chính xác của bản đồ địa chính.

- Căn cứ để thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính:

+ Đối với việc chỉnh lý về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất: Có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, bản án của Tòa án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất; quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở, sụt đất tự nhiên; người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính.

+ Đối với việc chỉnh lý về mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ: Có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa.

+ Chỉnh lý mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ: Mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi

- Khi đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính được phép thực hiện bằng các phương pháp đo đạc đơn giản như: giao hội cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây.

- Để đo đạc có thể sử dụng các điểm khởi tính gồm: các điểm tọa độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên; các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn tại trên thực địa tuy nhiên các tài liệu phục vụ đo đạc chỉnh lý lưu cùng bản đồ chỉnh lý phải thể hiện được các điểm khởi tính này.

- Đường ranh giới mới của các thửa đất có biến động được thể hiện trên bản đồ địa chính bằng màu đỏ; đường ranh giới cũ được gạch bỏ bằng màu đỏ đối với bản đồ địa chính dạng giấy, chuyển thành lớp riêng trên bản đồ địa chính dạng số.

- Khung in bản đồ chỉnh lý cơ bản thực hiện theo mẫu khung và trình bày khung bản đồ địa chính biên tập in lại tại Phụ lục số 01 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT. Phía dưới khung bản đồ bổ sung thêm phần “Xác nhận đo vẽ phù hợp hiện trạng” do UBND xã, phường ...(ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu); Mục “Biên tập in lại tháng ... năm...” sửa thành “Đo đạc chỉnh lý in lại tháng ... năm ...”.

- Các nội dung trên Sổ mục kê và các tài liệu có liên quan phải được chỉnh lý, bổ sung đồng bộ với bản đồ địa chính.

6. Đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính

6.1. Phạm vi áp dụng:

Đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính được thực hiện đối với đơn vị hành chính cấp xã đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ khép kín đơn vị hành chính, kể cả khu vực đã đo vẽ khoanh bao trên bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ chi tiết đến từng thửa đất.

6.2. Một số lưu ý:

- Việc đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính được thực hiện như đối với quy định đo vẽ bản đồ địa chính khép kín cả đơn vị hành chính.

- Đo vẽ bổ sung được thực hiện theo hệ tọa độ VN2000.

- Số tờ bản đồ của khu vực đo vẽ bổ sung được đánh số mới tiếp theo số tờ lớn nhất của bản đồ địa chính đã có.

7. Đo vẽ lại bản đồ địa chính

7.1. Phạm vi áp dụng

Đo vẽ lại bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp sau:

- Khu vực đất nông nghiệp đã thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng hoặc đã thực hiện “dồn điền đổi thửa”, góp đất làm đường và mương nội đồng làm thay đổi toàn bộ các bờ vùng, bờ thửa;

- Khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất để hình thành các khu trung tâm hành chính, khu đô thị, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp;

- Khu vực chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa.

7.2. Một số lưu ý

- Nội dung việc đo vẽ lại bản đồ địa chính thực hiện như với đo vẽ lập bản đồ địa chính quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.

- Đo vẽ lại bản đồ địa chính được thực hiện theo hệ tọa độ VN2000.

- Số tờ bản đồ của khu vực đo vẽ lại được đánh mới tiếp theo số tờ lớn nhất của bản đồ địa chính đã có.

- Khi thực hiện đo đạc lại đất nông nghiệp ngoài đồng sau dồn điền đổi thửa thì phải đo đạc chi tiết đến từng thửa của từng chủ sử dụng đất. Riêng đối với trường hợp khu đất nông nghiệp ngoài đồng có nhiều thửa có diện tích nhỏ (ví dụ khu vực các thửa đất mạ) thì thể hiện như sau:

+ Trên bản đồ số thực hiện đánh số thửa, quy chủ đến từng thửa nhỏ và biên tập theo quy định.

+ Trên bản đồ giấy thực hiện trích vẽ theo tỷ lệ phù hợp ở vị trí trống trên tờ bản đồ đó hoặc vẽ thành tờ phụ lục bản đồ riêng và đánh số tờ bản phụ lục như sau: Phụ lục số ... của tờ bản đồ số... Khi giao nộp sản phẩm phải giao nộp cả bản phụ lục giấy và file số sử dụng để in ra bản phụ lục.

8. Tách thửa, hợp thửa đất

8.1. Phạm vi áp dụng

Thực hiện tách thửa, hợp thửa áp dụng trong các trường hợp cấp GCN, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng quyền sử dụng đất. Riêng trường hợp tách thửa đối với đất ở thì ngoài điều kiện theo quy định thì phải đủ điều kiện theo tại Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 của UBND tỉnh Nam Định quy định về diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa.

8.2. Một số lưu ý

- Trường hợp tách thửa, hợp thửa cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư do VPĐKQSDĐ cấp huyện (hoặc chi nhánh VPĐKĐĐ) thực hiện.

- Trường hợp tách thửa, hợp thửa cho đối tượng là cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo do VPĐKĐĐ cấp tỉnh thực hiện.

a) Đối với trường hợp Doanh nghiệp xin thuê đất thực hiện theo trình tự sau:

- Thực hiện đo đạc chỉnh lý bản trích lục BĐĐC; Sau khi được UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, tiến hành lập biên bản bàn giao đất thực địa thì sử dụng bản chỉnh lý bản trích lục để nhập thửa và chỉnh lý vào BĐĐC, HSĐC, sau đó sử dụng số thửa đã nhập để cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và sản khác gắn liền với đất.

- Đối với trường hợp trích đo thì sử dụng bản trích đo để lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất; Sau khi được UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, tiến hành giao đất thực địa; Sử dụng bản trích đo để thực hiện thủ tục tách hợp thửa và chỉnh lý vào BĐĐC, HSĐC sau đó cấp GCN.

b) Đơn vị thực hiện chỉnh lý bản đồ và Hồ sơ địa chính:

- Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện (hoặc chi nhánh VPĐKĐĐ) đối với hộ gia đình, cá nhân; VPĐKQSDĐ cấp tỉnh (hoặc VPĐKĐĐ) với cơ quan, tổ chức.

- Quy trình chỉnh lý thực hiện như Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

Trên đây là hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc áp dụng một số nội dung của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở để được xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- UBND tỉnh (để báo cáo);
- Lãnh đạo Sở;
- UBND các huyện, thành phố;
- Phòng TNMT các huyện, thành phố;
- VPĐK QSDĐ, TT KTCNĐC, TTCNTT;
- Website của Sở;
- Lưu: VT, ĐĐĐK.

GIÁM ĐỐC




Vũ Minh Lượng

 

Phụ lục số 01

TRÍCH LỤC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

1. Số thứ tự thửa đất: …………………………………………; Tờ bản đồ số: …………………. xã (phường, thị trấn): ………………………. huyện (quận, thị xã, thành phố): ……………….. tỉnh (thành phố): ………………………………………………………;

2. Diện tích: …………………………………………………………. m2;

3. Mục đích sử dụng đất: …………………………………………………………………………….;

4. Tên người sử dụng đất: …………………………….; Địa chỉ thường trú: ………………………;

5. Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất

6. Bản vẽ thửa đất:

6.1. Sơ đồ thửa đất                                                       6.2. Chiều dài cạnh thửa

 

 

Người trích lục
(Ký, ghi rõ họ và tên)

………., ngày ….. tháng …. năm …..
Giám đốc
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất….
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

Phụ lục số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
------

PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

Trích đo đa chính phc v ...

1. Căn cứ lập phương án

(Thông báo, quyết định, kế hoạch thực hiện hoặc hợp đồng dịch vụ...)

2. Mục đích, yêu cầu.

3. Giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện.

- Các tài liệu, giấy tờ pháp lý liên quan

- Các quy định áp dụng thực hiện trích đo.

- Cụ thể phương pháp thực hiện trích đo

4. Khối lượng, kinh phí thực hiện.

- Các quy định áp dụng dự toán kinh phí.

- Dự kiến khối lượng công việc và kinh phí thực hiện.

 

……., ngày …. tháng …. năm ….
Đơn vị thi công
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

….., ngày ….. tháng …. năm ….
Chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)


XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN) ……

TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CẤP GCN QSD ĐẤT …….

HỆ TỌA ĐỘ …, KHU VỰC …, TỜ SỐ …. (TÊN TỜ BĐ GỐC) ĐO ĐẠC NĂM …, CHỈNH LÝ NĂM …..

Phụ lục số 03

 

XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN) ……

TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ …….

HỆ TỌA ĐỘ …, KHU VỰC …, TỜ SỐ …. (TÊN TỜ BĐ GỐC) ĐO ĐẠC NĂM …, CHỈNH LÝ NĂM …..

Phụ lục số 04


Phụ lục số 05

PHIẾU GHI Ý KIẾN KIỂM TRA

Người kiểm tra:                                                                         Chức vụ:

Đơn vị:

Loại sản phẩm kiểm tra:

Thuộc:

Đơn vị sản xuất:

TT

Nội dung kiểm tra

Nội dung ý kiến

Phương án xử lý

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nam Định, ngày    tháng    năm
Người kiểm tra
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

Phụ lục số 06

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
----

Nam Định, ngày    tháng    năm

BIÊN BẢN NGHIỆM THU SẢN PHM TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH

Tên sản phẩm kiểm tra, nghiệm thu: Trích đo địa chính phục vụ …………

Căn cứ thực hiện: (Phương án thi công, kế hoạch thực hiện hoặc hợp đồng dịch vụ).

Họ và tên người đại diện cơ quan kiểm tra, nghiệm thu:

Chức vụ:

Cơ quan kiểm tra:

Họ và tên người đại diện đơn vị được kiểm tra, nghiệm thu:

Chức vụ:

Đơn vị được kiểm tra:

Tài liệu kiểm tra, nghiệm thu: (bao gồm mảnh trích đo địa chính và các tài liệu liên quan).

Kết quả kiểm tra, nghiệm thu:

Nhận xét: (chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm, quy trình quy định kỹ thuật, phương án thi công (nếu có), tu chỉnh tài liệu (nếu là kiểm tra tài liệu)).

Kết luận:

Biên bản lập thành ……. bản, 01 (một) bản giao cho …….., 01 (một) bản giao cho ………., 01 (một) bản giao cho ……………

 

ĐẠI DIỆN
ĐƠN VỊ ĐƯỢC NGHIỆM THU




(Ký ghi rõ họ, tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN
ĐƠN VỊ NGHIỆM THU




(Ký ghi rõ họ, tên, đóng dấu)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 651/HD-STNMT ngày 30/03/2015 áp dụng Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.718

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.220.219
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!