UBND TỈNH NAM ĐỊNH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1071/HD-STNMT
|
Nam Định, ngày 16
tháng 9 năm 2011
|
HƯỚNG DẪN
VỀ
VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH.
Thực hiện Nghị quyết 02/NQ-TW
ngày 06/8/2002 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh "V/v dồn điền, đổi thửa
trong sản xuất nông nghiệp"; Nghị quyết số 08-NQ/ĐH ngày 25/9/2010 của Đại
hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh Nam Định; Nghị quyết chuyên đề số
07-NQ/TU ngày 25/7/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế
trang trại, gia trại giai đoạn 2011-2015; Chỉ đạo của Ban thường vụ tỉnh Ủy và
Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh Nam Định “Tiếp tục triển
khai thực hiện dồn điền, đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Nam Định.”
Sở Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn trình tự, nội dung thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa trong sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định như sau:
A. ĐỐI VỚI CẤP HUYỆN:
1. Thành
lập Ban chỉ đạo:
1.1.
Thành phần gồm:
- Đ/c Chủ tịch
UBND huyện làm Trưởng ban;
- Đ/c Trưởng
phòng Tài nguyên và môi trường: Ủy viên thường trực;
- Đ/c Trưởng
phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn: Ủy viên.
- Đ/c Trưởng
phòng Tài chính - Kế hoạch: Ủy viên.
- Đ/c Trưởng
phòng Công thương: Ủy viên.
- Một số Đ/c
trưởng các phòng, ban có liên quan: Ủy viên.
- Mời lãnh đạo
các tổ chức đoàn thể, chính trị tham gia.
1.2.
Nhiệm vụ của ban chỉ đạo:
- Tổ chức
triển khai thực hiện kế hoạch của UBND cấp huyện về tiếp tục thực hiện việc dồn
điền, đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.
- Hướng dẫn,
kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo giải quyết những vướng mắc trong quá trình tổ chức
thực hiện. Tổng hợp tình hình thường xuyên và báo cáo kết quả về Huyện Ủy
(Thành Ủy), UBND huyện (thành phố).
2. Phân
công trách nhiệm Ban chỉ đạo:
Sau khi có
quyết định thành lập, Ban chỉ đạo xã tiến hành họp ngay để bàn thống nhất các
nội dung chính sau:
- Phân công
trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo theo hướng:
+ Đ/c Trưởng
ban: Phụ trách chung, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, thống nhất trong Ban chỉ
đạo về giải quyết các vướng mắc ở các xã, thị trấn trong quá trình tổ chức thực
hiện dồn điền đổi thửa.
+ Đ/c Trưởng
phòng Tài nguyên và Môi trường - Ủy viên thường trực: Chủ trì phối hợp với các
phòng ban có liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục dồn điền đổi thửa, thẩm
định phương án và phương án tổ chức thực hiện đối với cấp xã, thị trấn. Đôn
đốc, hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp các vướng mắc, đề xuất hướng giải quyết báo
cáo Ban chỉ đạo. Hướng dẫn các xã, thị trấn hoàn thiện hồ sơ địa chính sau dồn
điền đổi thửa để làm cơ sở cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Đ/c Trưởng
phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Ủy viên: Chủ trì phối hợp với các
phòng ban có liên quan đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các xã, thị trấn tổ chức
thực hiện nghiêm túc việc phân vùng sản xuất theo đúng quy hoạch sản xuất nông
nghiệp.
+ Đ/c Trưởng
phòng Công thương - Ủy viên: Chủ trì phối hợp với các phòng ban có liên quan
đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các xã, thị trấn trong việc thực hiện quy hoạch
đất dành cho khu, cụm công nghiệp; đất sản xuất kinh doanh, làng nghề, đất xây
dựng các công trình công cộng, đặc biệt là quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
+ Đ/c Trưởng
phòng Tài chính - Kế hoạch: Nghiên cứu đề xuất bố trí nguồn kinh phí thực hiện
phương án dồn điền đổi thửa và hoàn thiện hồ sơ địa chính sau dồn điền đổi thửa
để cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Đ/c Ủy viên
phụ trách tuyên truyền: Thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền việc cần
thiết thực hiện dồn điền đổi thửa, đưa tin, bài biểu dương các đơn vị thực hiện
tốt việc dồn điền đổi thửa.
+ Ủy viên là
cán bộ đoàn thể quần chúng (Mặt trận, Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên...)
triển khai theo hệ thống dọc của đoàn thể mình thực hiện việc tuyên truyền,
giáo dục, thuyết phục quần chúng.
+ Các đ/c Ủy
viên còn lại căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với phòng Tài nguyên
và Môi trường, Nông nghiệp phát triển nông thôn, Công thương hướng dẫn, đôn
đốc, kiểm tra UBND các xã, thị trấn trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Xây dựng
chương trình, chế độ làm việc, hội họp của Ban chỉ đạo; chế độ thông tin, báo
cáo...
- Thống nhất
chủ trương và thời điểm tiến hành cho phù hợp với thời vụ sản xuất nông nghiệp.
3. Thành
lập tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo:
3.1.
Thành phần gồm:
Các đồng chí
lãnh đạo và chuyên viên các phòng: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công
thương, Nông nghiệp phát triển nông thôn và một số phòng ban khác có liên quan.
3.2.
Nhiệm vụ của tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo:
- Hướng dẫn
các xã, thị trấn lập phương án, xây dựng kế hoạch tổ chức
thực hiện của
cấp xã và phương án chi tiết của các thôn đội về dồn điền đổi thửa.
- Thường xuyên
kiểm tra, đôn đốc và giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện dồn
điền, đổi thửa tại các xã, thị trấn báo cáo kịp thời về Ban chỉ đạo để xem xét
giải quyết.
B. ĐỐI VỚI
CẤP XÃ:
I. CÔNG TÁC
CHUẨN BỊ :
1. Thành
lập ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa, trưng tập cán bộ:
1.1.
Thành phần Ban chỉ đạo gồm:
- Đ/c Chủ tịch
UBND xã làm Trưởng ban;
- Đ/c Phó chủ
tịch UBND xã làm phó ban;
- Đ/c Cán bộ
địa chính xã: Ủy viên thường trực;
- Một số Đ/c
trưởng, ban, ngành: Ủy viên.
1.2. Nhiệm
vụ của Ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa cấp xã:
- Giúp Đảng
Ủy, UBND xã xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện đề án dồn điền, đổi thửa
của xã.
- Chỉ đạo các
nhóm giúp việc Ban chỉ đạo của xã về: rà soát, chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất;
Quy hoạch sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Tuyên truyền;
Thu thập tài liệu xây dựng đề án...
- Hướng dẫn,
đôn đốc, giúp đỡ các tiểu ban dồn điền, đổi thửa thôn, đội về xây dựng phương
án dồn điền, đổi thửa.
- Duyệt các
phương án của các thôn, đội; trình UBND xã, thị trấn phê duyệt.
- Kiểm tra,
đôn đốc việc tổ chức thực hiện phương án dồn điền, đổi thửa của thôn, đội.
1.3.
Trưng tập cán bộ:
Mỗi xã cần
trưng tập từ 5-7 cán bộ có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thông trung học trở
nên, có nhiệt tình công tác, trung thực, năng động để giúp Ban chỉ đạo dồn điền
đổi thửa của xã thực hiện các công việc có liên quan về công tác dồn điền đổi
thửa tại địa phương.
2. Họp ban
chỉ đạo xã:
Sau khi có
quyết định thành lập, Ban chỉ đạo xã tiến hành họp ngay để bàn thống nhất các
nội dung chính sau:
- Phân công
trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo theo hướng:
+ Trưởng ban
phụ trách chung
+ Phó ban phụ
trách công tác rà soát quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch sản xuất nông nghiệp;
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; thống kê các quỹ đất công ích, quỹ đất dự trữ
xây dựng theo quy hoạch sử dụng đất.
+ Ủy viên
thường trực phụ trách nhóm đề án và chuyên môn địa chính.
+ Ủy viên là
cán bộ văn hóa xã phụ trách nhóm thông tin tuyên truyền.
+ Ủy viên là
cán bộ thống kê, hộ tịch, hộ khẩu cung cấp các thông tin thuộc trách nhiệm
ngành mình.
+ Ủy viên là
cán bộ đoàn thể quần chúng (Mặt trận, Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên...)
triển khai theo hệ thống dọc của đoàn thể mình thực hiện việc tuyên truyền,
giáo dục, thuyết phục quần chúng.
- Xây dựng
chương trình, chế độ làm việc, hội họp của Ban chỉ đạo xã; chế độ thông tin,
báo cáo...
- Thống nhất
chủ trương và thời điểm tiến hành cho phù hợp với thời vụ sản xuất nông nghiệp.
3. Chuẩn bị
vật tư, kỹ thuật:
Căn cứ vào khối
lượng công việc cần làm, đồng chí cán bộ Địa chính xã lập dự trù, chuẩn bị đầy
đủ các vật tư kỹ thuật cần thiết như: thước dây, thước kẻ, giấy, bút, máy tính,
photo bản đồ địa chính theo từng khu vực, xứ đồng cung cấp cho từng thôn xóm,
...
4. Thành lập
tiểu Ban thực hiện của thôn, xóm (dự kiến do
thôn, xóm và xã quyết định):
Chủ tịch UBND
xã ra quyết định thành lập tiểu ban dồn điền, đổi thửa ở các thôn xóm. Sau khi
tiếp thu đề án dồn điền, đổi thửa của Ban chỉ đạo xã thì thôn, đội là đơn vị
trực tiếp tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa nông nghiệp giữa các hộ nông dân.
4.1. Thành
phần tiểu thực hiện ở thôn xóm:
- Đồng chí
thôn xóm trưởng hoặc Bí thư chi bộ làm trưởng tiểu ban.
- Các thành
viên tham gia gồm: Đồng chí Bí thư chi bộ hoặc thôn trưởng, xóm trưởng, cán bộ
đoàn thể, đại diện nông dân.
4.2.
Tiểu Ban thực hiện có nhiệm vụ:
- Xây dựng,
trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án dồn điền, đổi thửa của thôn, xóm.
- Hướng dẫn,
chỉ đạo, đôn đốc các nhóm hộ đăng ký thực hiện dồn điền, đổi thửa theo phương
án tới từng hộ.
- Thống kê quỹ
đất phải chuyển đổi của từng hộ và của thôn, đo đạc, xác định hệ số chuyển đổi
“hệ số K” cho từng vùng đất, ...
- Giúp các
nhóm hộ giao đất ngoài thực địa tới từng hộ.
- Tham gia
lập, hoàn thiện hồ sơ địa chính và hồ sơ cấp GCN QSDĐ.
5. Quán
triệt, tuyên truyền trong cán bộ và nhân dân:
5.1.
Quán triệt chủ trương của cấp trên:
Sau khi đã có
Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh Ủy, Huyện Ủy, Thành Ủy; Kế hoạch của UBND tỉnh và
UBND cấp huyện về việc tiếp tục thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trong sản
xuất nông nghiệp, Đảng Ủy, UBND cấp xã họp để bàn và đi đến thống nhất một số
nội dung chính sau:
- Quán triệt
Nghị quyết, Chỉ thị của cấp Ủy và Kế hoạch của UBND các cấp (tỉnh, huyện) về
tiếp tục thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp tới
các đồng chí trong thường trực Đảng Ủy, HĐND, UBND.
- Thống nhất
các bước triển khai (chuẩn bị, xây dựng phương án chuyển đổi của cấp xã, tổ
chức thực hiện).
- Lựa chọn
cách làm (làm điểm 1 thôn xóm và nhân ra diện hoặc làm cùng một lúc toàn xã,
có sự chỉ đạo của huyện ..v..v..).
5.2. Đối
với cán bộ chủ chốt, Đảng viên của xã:
Sau khi đã
chuẩn bị các nội dung trên, cần tổ chức hội nghị cán bộ, đảng viên của xã.
5.2.1.Thành
phần Hội nghị:
- Toàn thể cán
bộ, đảng viên của Đảng bộ.
- Đại biểu
HĐND xã, trưởng thôn.
- Trưởng các
đoàn thể chính trị, xã hội ở xã.
5.2.2.Nội
dung hội nghị:
- Quán triệt
chủ trương cấp trên về dồn điền, đổi thửa nhằm khắc phục manh mún, phân tán
ruộng đất.
- Thông qua và
tham gia ý kiến vào chủ trương, biện pháp dồn điền, đổi thửa của cấp xã.
- Công bố Ban
chỉ đạo xã, tiểu ban chỉ đạo các thôn, đội, các nhóm chuyên giúp việc Ban chỉ
đạo xã.
5.3. Đối
với nhân dân trong xã:
Tuyên truyền
tới toàn thể nhân dân trong xã biết chủ trương, kế hoạch dồn điền, đổi thửa của
xã (trước khi họp dân, chi bộ họp ra nghị quyết về việc lãnh đạo việc dồn
điền, đổi thửa, phân công đảng viên phụ trách các mũi phức tạp).
5.3.1.Tài
liệu tuyên truyền gồm có:
- Nghị quyết,
Chỉ thị của Tỉnh Ủy.
- Kế hoạch của
UBND tỉnh.
- Hướng dẫn
chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Chỉ thị của
huyện Ủy cấp huyện.
- Kế hoạch
thực hiện của UBND cấp huyện.
- Quyết định
thành lập Ban chỉ đạo xã, tiểu ban chỉ đạo các thôn, đội
5.3.2. Nội
dung trọng tâm tuyên truyền:
- Cần làm rõ
lợi ích lâu dài, lợi ích trực tiếp, trước mắt với nông dân, về việc dồn điền,
đổi thửa khắc phục manh mún, phân tán ruộng đất.
- Cần phát huy
vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, Đảng viên, các đoàn thể chính trị xã
hội của xã, của thôn, khơi dậy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái,
tình làng nghĩa xóm của nhân dân trong việc dồn điền, đổi thửa khắc phục tư
tưởng sợ thiệt hơn, ngại khó, sợ va chạm, ỷ lại.
5.3.3.Hình
thức tuyên truyền:
- Sử dụng tất
cả các phương tiện thông tin đại chúng của xã hiện có như loa đài và các hình
thức như họp xóm, họp khu, đoàn thể...
- Tuyên truyền
từ trong ra ngoài Đảng. Mỗi gia đình có đảng viên, quần chúng tích cực cần
gương mẫu đi đầu. Mỗi Đảng viên là một tuyên truyền viên tích cực, thuyết phục
mọi người hiểu và làm theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác dồn
đổi ruộng.
- Thông qua
hình thức nêu gương người tốt, việc tốt đồng thời động viên khen thưởng những
cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.
5.3.4. Thời
gian tuyên truyền:
Đây là chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước, vì vậy công tác tuyên truyền phải tiến hành
một cách bền bỉ, lâu dài trước, trong và sau khi dồn đổi ruộng. Hiệu quả công
tác tuyên truyền có tác dụng tích cực đối với kết quả dồn đổi ruộng của địa
phương.
II. NỘI DUNG
VÀ PHƯƠN G PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA :
1. Thu thập
tài liệu ban đầu:
- Tiến hành
thu thập toàn bộ tài liệu, bản đồ, sổ sách hiện có của xã có liên quan đến công
tác dồn điền, đổi thửa:
+ Tài liệu về
quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch xây
dựng nông thôn mới...
+ Các tài liệu
về bản đồ, sổ mục kê, sổ quy chủ, sơ đồ giao ruộng ở thôn (xóm), danh sách chia
ruộng theo phương án dồn điền đổi thửa năm 2003 đã thực hiện (hồ sơ giao ruộng
theo Quyết định 115/QĐ-UB và Quyết định 990/QĐ-UB đối với những nơi chưa thực
hiện dồn điền đổi thửa năm 2003).
+ Các quyết
định thu hồi đất của các hộ để thực hiện các dự án.
+ Danh sách
các hộ đã chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, chia tách, thừa kế đất nông nghiệp
(nếu có)..
+ Các tài liệu
khác có liên quan....
- Rà soát chất
lượng, độ tin cậy của từng loại tài liệu thu thập được.
- Phân loại
tài liệu, xử lý tài liệu (sử dụng thống nhất diện tích theo bản đồ địa
chính).
Trên cơ sở đó
xác định rõ diện tích đất giao ổn định cho hộ gia đình, cá nhân; Diện tích đất
công của từng thôn xóm hiện đang quản lý sử dụng.
2. Xác định
cụ thể về diện tích, vị trí đất dành cho quy hoạch vào các mục đích phi nông
nghiệp và đất công ích ở từng thôn xóm:
2.1. Đối
với đất dành cho quy hoạch vào các mục đích phi nông nghiệp:
UBND xã cùng
Ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa cấp xã xem xét, chỉ đạo chuyên môn, căn cứ vào
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các nhu cầu xây dựng, mở rộng các công trình
công cộng, giao thông, thủy lợi..., mở rộng khu dân cư, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi để rà soát, hoàn chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm
2020; Quy hoạch sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch xây dựng nông thôn mới trình
UBND huyện phê duyệt.
Trên cơ sở quy
hoạch sử dụng đất; Quy hoạch sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch xây dựng nông thôn
mới của cấp xã đã được phê duyệt, UBND xã thông báo tới các thôn, đội để thống
nhất xác định vị trí, diện tích, loại đất dành cho quy hoạch các công trình
giao thông, thủy lợi và các công trình phúc lợi công cộng khác nhằm hạn chế tối
đa việc giao đất ổn định lâu dài cho nông dân vào các vị trí này.
Thể hiện vị
trí, diện tích quy hoạch kể cả quy hoạch vùng sản xuất lên sơ đồ để công khai
cho toàn thể nhân dân được biết.
2.2. Đối
với quỹ đất công:
Quỹ đất công,
bao gồm quỹ đất nông nghiệp để lại sau khi thực hiện Quyết định 990/QĐ-UB, đất
nông nghiệp dành cho quy hoạch, đất nông nghiệp khó chia, khó giao còn lại.
Trong thực tế quỹ đất này rất phân tán, khó quản lý và sử dụng theo quy định,
thậm chí quỹ đất này còn nằm lẫn trong đất giao ổn định của các hộ nông dân,
địa phương chưa có điều kiện xác định rõ ràng được.
Chính vì thực
trạng trên, trước khi thực hiện dồn điền đổi thửa cán bộ thôn xóm kết hợp với
cán bộ địa chính xã phải tiến hành kiểm kê, thống kê xác định rõ vị trí, diện
tích hiện trạng quỹ đất công hiện có ở từng địa bàn thôn xóm (kể cả đất nông
nghiệp còn đang cho thuê, cho mượn, ...).
Trên cơ sở đó
thôn xóm tổ chức họp bàn để thống nhất dồn đổi quỹ đất công cho gọn một số
vùng, gọn thửa, xác định rõ vị trí, diện tích và thể hiện lên sơ đồ trước khi
giao đất cho các hộ.
3. Nắm lại
quỹ đất chia ổn định lâu dài cho hộ nông dân để thực hiện dồn điền:
Trên cơ sở
diện tích giao ruộng ổn định sau dồn điền đổi thửa năm 2003 (hồ sơ giao ruộng
theo Quyết định 115/QĐ-UB và Quyết định 990/QĐ-UB đối với những nơi chưa thực
hiện dồn điền đổi thửa năm 2003); Các quyết định thu hồi đất nông nghiệp của
các hộ để thực hiện các dự án; Danh sách các hộ chuyển nhượng, nhận chuyển
nhượng; chia tách, thừa kế đất nông nghiệp; Diện tích mỗi hộ gia đình đóng góp
để xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng (nếu có), cán bộ thôn, đội cùng với
cán bộ địa chính xã và tổ chuyên môn giúp việc Ban chỉ đạo xã lập biểu xác định
cụ thể diện tích được giao ổn định còn lại của từng hộ để thực hiện việc dồn
điền.
4. Nội dung
và phương pháp thực hiện dồn điền, đổi thửa:
4.1.
Hình thức thực hiện:
Trong quá
trình thực hiện khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu sản xuất
nông nghiệp tự nguyện trả đất ra hoặc chuyển nhượng cho người khác theo quy
định của pháp luật. Vận động, khuyến khích các hộ gia đình trong cùng dòng họ,
bố con, anh em .. nhận vào một vùng sản xuất tập trung để mỗi hộ hoặc nhóm hộ
chỉ có một thửa.
Trên cơ sở đó
dựa vào đặc điểm tình hình thực tế của từng địa phương để lựa chọn các hình
thức tổ chức thực hiện cho phù hợp. Có thể vận dụng linh hoạt các hình thức sau:
- Chuyển đổi
toàn diện: Là hình thức chuyển đổi một cách đồng loạt trên quy mô từng thôn xóm
đến toàn xã cho mọi đối tượng.
- Tự nguyện
chuyển đổi: Là hình thức vận động các hộ tự chuyển đổi cho nhau trên cơ sở tự
nguyện, bình đẳng.
4.2. Xác
định hệ số chuyển đổi “K” và khoanh vùng xác định diện tích nhóm đất theo từng
hệ số chuyển đổi :
Vì ruộng đất
của các hộ được chia trước đây có tốt, có xấu, có xa, có gần nên một hộ có
nhiều thửa đất. Để số thửa cho một hộ ít so với trước mà vẫn đảm bảo công bằng
khi chuyển đổi thì dùng hệ số “K” để điều chỉnh diện tích.
Trên cơ sở vị
trí, diện tích dùng để thực hiện dồn điền (đã trừ các vị trí đất công ích,
đất dành cho quy hoạch không giao cho các hộ) và quy hoạch phân vùng sản
xuất nông nghiệp đã được thể hiện trên sơ đồ, tiểu ban chỉ đạo của từng thôn
xóm tiến hành thảo luận thống nhất dự kiến hệ số “K” cho từng khu vực và khoanh
định cụ thể các khu vực có hệ số “K” tương ứng lên trên sơ đồ.
Ví dụ:
Nhóm 1:
Loại đất tốt, nhưng gần, điều kiện sản xuất thuận lợi tương ứng hệ số K = 0,8
về diện tích.
Nhóm 2:
Loại ruộng tốt, nhưng xa, điều kiện sản xuất thuận lợi kém hơn so với nhóm 1
tương ứng với hệ số K = 0,9 về diện tích.
Nhóm 3:
Loại ruộng trung bình tương ứng với hệ số K = 1 về diện tích.
Nhóm 4:
Loại ruộng xấu, nhưng gần tương ứng với hệ số K = 1,2 về diện tích.
Nhóm 5:
Loại ruộng xấu, nhưng xa tương ứng với hệ số K = 1,5 về diện tích.
Tổ chức công
khai dự kiến (khoanh định vùng, khoảng và hệ số “K” trên bản đồ) tại thôn
xóm để lấy ý kiến nhân dân hoặc họp dân để thảo luận, bàn bạc thống nhất theo
nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Trên cơ sở đó hoàn chỉnh lại việc khoanh
định các vùng, khoảnh sản xuất và ghi rõ hệ số “K” tương ứng tại các khu vực đó
theo ý kiến thống nhất của nhân dân. Đây sẽ là căn cứ chính thức để tính toán
diện tích cho từng hộ.
Ví dụ: Hộ ông A theo tiêu chuẩn được giao là 0,5 ha nếu ông A nhận (hoặc
bốc thăm vào) nhóm đất có hệ số “K” = 0,8 thì sẽ tương ứng với diện tích là:
0,5ha x 0,8 = 0,4 ha
Nếu ông A
nhận (hoặc bốc thăm vào) nhóm đất có hệ số “K” = 1,2 sẽ tương ứng diện tích
từng nhóm là:
0,5 ha x 1,2 = 0,6 ha
4.3.
Đăng ký thực hiện dồn điền đổi thửa:
Trên cơ sở quy
hoạch vùng sản xuất nông nghiệp và hệ số “K” tại các khu vực đã được xác định,
các hộ tiến hành việc tự thoả thuận đổi đất cho nhau hoặc đăng ký xin được
chuyển đổi với tiểu ban dồn điền đổi thửa của thôn xóm.
- Tự thỏa thuận
đổi đất:
Các hộ gia
đình sử dụng đất có thể tự thoả thuận đổi đất cho nhau để được thửa đất lớn hơn
phù hợp với quy hoạch và khả năng sản xuất hoặc thoả thuận việc chuyển nhượng
và nhận chuyển nhượng để tập trung tích tụ ruộng đất. Các hộ tự thoả thuận phải
viết đơn gửi tiểu ban dồn điền đổi thửa ở thôn xóm và chỉ được thực hiện khi có
sự đồng ý của Ban chỉ đạo xã.
- Đăng ký
nguyện vọng chuyển đổi ruộng đất:
Các hộ sử dụng
đất tiến hành viết đơn đăng ký nguyện vọng của mình được sử dụng đất (tại từng
khu vực và hệ số K đã công khai) với tiểu ban dồn điền đổi thửa của thôn xóm.
4.4. Cân
đối diện tích đất, xử lý những vướng mắc sau đăng ký và lập phương án chính
thức:
Trên cơ sở
đăng ký cụ thể của các hộ Tiểu ban dồn điền đổi thửa của thôn xóm tiến hành
tổng hợp và so sánh với các khu vực đã khoanh định, nếu có sự chênh lệch thì có
thể điều chỉnh hệ số “K” hoặc khoanh định bổ sung cho phù hợp.
Ví dụ: Khu vực B có diện tích 2000 m2 hệ số K là 0,8. Khi tập
hợp nguyện vọng của 10 hộ và sau khi đã dùng hệ số 0,8 để điều chỉnh thì diện
tích cần để giao cho 10 hộ là 2400 m2. Để giải quyết vướng mắc này
thì có thể điều chỉnh hệ số K xuống thấp hơn hoặc khoanh định mở rộng khu vực
này cho đủ 2400 m2.
Sau khi cân
đối và xử lý xong vướng mắc thì lập phương án chính thức đến từng hộ.
5. Trình
duyệt của cấp xã với cấp huyện:
- Các tiểu Ban
thôn, đội hoàn tất các nội dung phương án chính thức đến từng hộ để thông qua
Ban chỉ đạo xã.
- Trên cơ sở
phương án của các thôn, xóm Ban chỉ đạo của xã xây dựng và thông qua Đảng bộ dự
thảo phương án dồn điền đổi thửa của cấp xã.
- Chỉnh sửa
hoàn thiện các kế hoạch, phương án dồn điền, đổi thửa của xã trình Ban chỉ đạo
huyện xem xét.
- UBND cấp
huyện xét và ra quyết định phê duyệt phương án dồn điền đổi thửa cho từng xã,
thị trấn (phương án sau khi được phê duyệt phải được lưu trữ ở các cấp).
6. Tổ chức
rút thăm nhận ruộng, đo đạc và giao đất ngoài thực địa cho các hộ:
Trên cơ sở
phương án đã được phê duyệt UBND cấp xã chỉ đạo cho Tiểu ban dồn điền đổi thửa
của từng thôn xóm tiến hành tổ chức bốc thăm nhận ruộng, đo đạc và giao đất
ngoài thực địa cho các hộ.
Việc bốc thăm
nhận ruộng được thực hiện đối với 1 khu vực có nhiều hộ đăng ký (có thể
thống nhất quy ước bốc thăm theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới
đối với từng khu đất). Trên cơ sở kết quả bốc thăm sẽ đo đạc cắm mốc và
giao đất thực địa đồng thời lập biên bản giao đất cho từng hộ và phiếu trích
thửa để làm căn cứ cho việc chỉnh lý bản đồ, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các hộ ở bước tiếp theo.
7. Hoàn thiện
bản đồ, lập đơn đăng ký, lập hồ sơ địa chính theo từng thửa đất và cho từng hộ
sử dụng đất:
Việc thực hiện
dồn điền, đổi thửa tuy về diện tích của các hộ không thay đổi lớn (chỉ chênh
lệch do có hệ số “K” và trong khi đổi có một số hộ có nhu cầu chuyển nhượng),
về số thửa thì từ có nhiều ô thửa nhỏ thành những thửa lớn, nên ruộng đất nông
nghiệp của từng hộ sẽ thay đổi về vị trí, kích thước, diện tích, loại đất và số
tờ, số thửa. Do vậy phải tiến hành đồng thời chỉnh lý bản đồ, lập lại hệ thống
hồ sơ địa chính ngay, không để tình trạng không có hồ sơ địa chính hoặc hồ sơ
địa chính không phù hợp với thực tế sau dồn điền đổi thửa.
Trình tự, nội
dung tiến hành lập hồ sơ địa chính thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ và
Sở Tài nguyên và Môi trường.
7.1. Hồ
sơ địa chính cần hoàn thiện sau dồn điền đổi thửa tại thôn xóm gồm:
- Hệ thống các
biên bản họp của thôn đội liên quan đến quá trình triển khai tổ chức thực hiện
dồn điền đổi thửa.
- Biểu 01:
Thống kê hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp;
- Biểu 02:
Thống kê tình hình sử dụng đất của các hộ.
- Biểu 03:
Thống kê vị trí đất nông nghiệp do UBND xã quản lý, sử dụng sau dồn điền, đổi
thửa.
- Biểu 04:
Thống kê kết quả xác định hệ số “K”.
- Biểu 5:
Phương án điều chỉnh dồn điền đổi thửa.
- Mẫu 6: Biên
bản giao đất cho hộ nông dân sau dồn điền đổi thửa.
- Phiếu thửa
giao ruộng.
7.2. Hồ
sơ địa chính cần hoàn thiện sau dồn điền đổi thửa tại xã, thị trấn gồm:
- Hệ thống các
văn bản liên quan đến quá trình triển khai, tổ chức thực hiện công tác dồn điền
đổi thửa của xã, TT.
- Hệ thống hồ
sơ địa chính của các thôn xóm trên địa bàn xã, TT nêu tại Mục 7.1.
- Phương án
dồn điền đổi thửa của xã, TT đã được phê duyệt.
- Danh sách đề
nghị cấp GCN QSDĐ sau dồn điền đổi thửa (Mẫu số 7).
- Bản đồ địa
chính đã được chỉnh lý theo kết quả dồn điền đổi thửa.
- Sổ mục kê.
- Sổ địa chính.
- Hệ thống
biểu thống kê đất đai.
8. Tổ chức
thực hiện:
8.1. Năm
2011:
- Triển khai
làm trước, hoàn thành và rút kinh nghiệm ở 30 xã, thị trấn:
+ Huyện Hải
Hậu, Ý Yên: mỗi huyện 04 xã, thị trấn.
+ Thành phố
Nam Định: 01 xã.
+ Các huyện
còn lại: mỗi huyện 03 xã, thị trấn.
- Xây dựng ,
trình duyệt phương án, tổ chức bốc thăm và bố trí ruộng trên sơ đồ trong tháng
11/2011.
- Giao ruộng
tại thực địa và hoàn thiện biên bản giao ruộng trong tháng 12/2011.
8.2. Năm
2012:
Triển khai
hoàn thành dồn điền đổi thửa ở 70% số xã, thị trấn, trong đó có 96 xã, thị trấn
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015.
8.3. Năm
2013:
Hoàn thành
công tác dồn điền, đổi thửa ở tất cả cá xã, thị trấn còn lại trên địa bàn toàn
tỉnh.
Trên đây là
hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác dồn điền, đổi thửa trong
sản xuất nông nghiệp đối với cấp xã và thôn xóm, trong quá trình tổ chức thực
hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Sở để xem xét giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường; (Để
báo cáo)
- Tỉnh ủy; UBND tỉnh; (Để báo cáo)
- Các đ/c thành viên BCĐ của tỉnh;
- Các đ/c Lãnh đạo Sở;
- UBND các huyện, thành phố;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, TP;
- Lưu: VT, ĐĐĐK.
|
GIÁM ĐỐC
Đặng Văn Tác
|