Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 231-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Duy Trinh
Ngày ban hành: 24/09/1974 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 231-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 1974 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RUỘNG ĐẤT

 Nhiệm vụ của nông nghiệp là phải ra sức bảo đảm nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho đời sống của nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp và tăng nông sản phẩm để xuất khẩu. Chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ to lớn và cấp bách ấy trong điều kiện diện tích ruộng đất nông nghiệp được đưa vào sản xuất chỉ chiếm khoảng 12% đất của miền Bắc; việc mở rộng thêm diện tích đất canh tác dù làm bao nhiêu cũng chỉ có giới hạn, nhất là trên đất bằng. Trong khi đó tốc độ tăng dân số của ta lại quá nhanh, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội và những yêu cầu khác dùng đến diện tích ruộng đất ngày càng nhiều. Trong tình hình ấy, việc phân bố và quản lý sử dụng đất đai một cách hợp lý sử dụng đất đai một cách hợp lý, nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ diện tích và mầu mỡ ruộng đất, đồng thời bảo đảm những nhu cầu về đất đai của các ngành khác, có một vị trí đặc biệt quan trọng.

 Để giải quyết những yêu cầu nói trên, ngày 28 tháng 06 năm 1971 Hội đồng Chính phủ đã ra nghị quyết số 125-CP về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất. Nghị quyết đã quy định rõ nội dung và yêu cầu của công tác quản lý ruộng đất; trách nhiệm quản lý, sử dụng và nghĩa vụ của các thành phần sử dụng ruộng đất; trách nhiệm và quyền hạn của Ủy ban hành chính các cấp và Ủy ban Nông nghiệp trung ương trong công tác quản lý ruộng đất; yêu cầu phải chấn chỉnh và tăng cường cơ quan chuyên trách quản lý ruộng đất ở các cấpv.v...

 Chấp hành nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, một số ngành và địa phương đã bước đầu chú ý ngăn chặn và giải quyết những việc làm lãng phí đất đai, việc lấn chiếm, giấu giếm diện tích và sử dụng không hợp lý, không hợp pháp ruộng đất của hợp tác xã, của quốc doanh. Theo số liệu tập hợp được qua các đợt kiểm tra tại một số hợp tác xã thuộc các tỉnh Ninh-bình, Nam-hà, Hải-phòng, Bắc-thái, Hà-nội, Nghệ-an, Hà-tĩnh..đã thu hồi được 1100 héc ta và 3 huyện ở Quảng-ninh thu hồi trên 500 hécta... Các nông trường: Sông Lô, Sông Bôi, Đồng-giao, Chí-linh trong bước đầu kiểm tra cũng đã thu hồi một số diện tích đất canh tác (riêng nông trường Sông Lô thu hồi được gần 100 hécta).

 Những kết quả thu được chứng tỏ yêu cầu tăng cường quản lý ruộng đất là rất cần thiết. Ở những nơi bước đầu chú ý làm tốt công tác quản lý ruộng đất, không những đã thu hồi được một số diện tích, ngăn chặn những hành động trái với chế độ, chính sách của Nhà nước, mà còn có tác dụng góp phần tăng cường quản lý hợp tác xã, quản lý nông trường quốc doanh, tăng cường đoàn kết trong cán bộ và quần chúng và được quần chúng rất hoan nghênh.

 Nhưng so với yêu cầu, kết quả đã làm được còn quá ít. Bênh cạnh một số địa phương bước đầu chú ý đến công tác quản lý ruộng đất, nhiều địa phương khác chưa có kế hoạch và biện pháp tăng cường quản lý ruộng đất ở địa phương. Tình trạng lấy đất canh tác có năng suất cao để xây dựng xí nghiệp, kho tàng, cơ quan, trường học, chuồng trại chăn nuôi..., xảy ra nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nơi; việc thay đổi hoặc mở rộng các tuyến giao thông, thủy lợi cũng chưa chú ý tránh phải dùng đến ruộng đất tốt; chưa chú ý tiết kiệm ruộng đất và phổ biến là sử dụng đất quá mức quy định, đào đắp nham nhở, để lại thùng đấu, làm hỏng mặt bằng và mầu mỡ ruộng đất dọc theo tuyến đường, tuyến thuỷ lợi.

Các lò gạch ngói nung của quốc doanh, của hợp tác xã và tư nhân mở tràn lan trên cánh đồng; ở nhiều nơi cán bộ và nhân dân tự ý đào ao vượt thổ vào đất canh tác, chiếm đất công, đất hợp tác xã, đất nông trường thành đất tư; ruộng đất tạm mượn khi sơ tán trong chiến tranh phá hoại nay không trả lại, chuyển thành đất phi sản xuất.

Vì những việc nói trên, từ năm 1965 đến nay, ở nhiều địa phương diện tích canh tác đã mất đi hàng vạn hécta. Năng suất tăng không kịp với diện tích gieo trồng bị giảm sút là nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương không tăng lên mà còn giảm xuống. Trong nhiều trường hợp, chính quyền và cơ quan có trách nhiệm ở địa phương đã không chú ý tăng cường quản lý ruộng đất, một số địa phương đã cấp đất vượt quá quyền hạn của mình.

 Để thực hiện tăng cường quản lý ruộng đất, quản lý sản xuất, theo tinh thần các nghị quyết 19, 20, 22 của Trung ương Đảng và nghị quyết số 125-CP của Hội đồng Chính phủ, đưa việc quản lý ruộng đất vào nền nếp, chế độ chặt chẽ, trong khi chờ đợi Nhà nước ban hành luật ruộng đất, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thủ trưởng các ngành và Chủ tịch Ủy ban hành chính các cấp kiểm tra lại một cách toàn diện công tác quản lý ruộng đất ở địa phương và trong toàn ngành, có kế hoạch và biện pháp tăng cường công tác quản lý ruộng đất theo nghị quyết số 125-CP của Hội đồng Chính phủ và những điều bổ sung cụ thể sau đây:

 1. Phải hết sức tránh và hạn chế việc lấy ruộng đất canh tác để làm đất xây dựng cơ bản.

 Ruộng đất để xây dựng mới các công trình công nghiệp, các xí nghiệp, cơ sở sự nghiệp, cơ quan,...phải lấy những loại ruộng đất xấu, đất đồi núi, không dùng để sản xuất nông nghiệp được.

 Trường hợp không thể tránh được, phải sử dụng ruộng đất đang sản xuất nông nghiệp, việc xét cấp phải theo đúng quy định trong nghị quyết số 125-CP của Hội đồng Chính phủ. Trước mắt, cho đến khi có quyết định mới, phải tạm thời đình chỉ việc lấy ruộng đất trồng trọt để xây dựng. Nếu có những nhu cầu cấp bách, phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

 Đối với những ruộng đất đã được xét cấp để xây dựng cơ bản từ trước, nhưng chưa xây dựng hết, nay phải tận dụng để xây dựng; trường hợp không sử dụng hết phải trả lại cho sản xuất, không được dùng vào mục đích khác hoặc bỏ hoang hoá.

 Đối với những ruộng đất mới được cấp nhưng chưa xây dựng, hoặc mới xây dựng một phần thì phải kiểm tra, soán xét lại, chọn đất theo hướng nói trên để thay thế.

 2. Đối với việc ruộng đất để làm thêm nhà ở, cơ quan và các cơ sở phúc lợi công cộng.

 Để xây dựng thêm nhà ở, trụ sở, cơ quan, trường học, các cơ sở y tế, văn hoá, xã hội...phải tận dụng đất trong các khu thổ cư, hoặc đất đã cấp từ trước, nhất thiết không được lấy thêm vào ruộng đất đang canh tác.

 Đối với những ruộng đất đã bị lấn chiếm không hợp pháp, những ruộng tạm mượn, tạm cấp làm cơ quan, kho tàng, nhà ở khi sơ tán trong chiến tranh phá hoại, nay trả lại cho sản xuất nông nghiệp.

 3. Đối với việc lấy ruộng đất để làm giao thông thủy lợi.

 Việc xây dựng các tuyến giao thông, thủy lợi như: đường sá, đê đập, kênh mương lớn...phải sử dụng rất nhiều diện tích ruộng đất. Vì vậy trong tính toán và xét duyệt quy hoạch cũng như khi thiết kế và thi công, phải hết sức tiết kiệm đất và phải lấy vào các loại đất không dùng được cho sản xuất nông nghiệp. Trường hợp phải lấy vào đất canh tác thì việc xét duyệt cấp đất phải theo đúng quy định nói trong điều 1 của chỉ thị này.

 Khi xây dựng tuyến mới để thay tuyến cũ, ngành giao thông hoặc thủy lợi phải cải tạo tuyến cũ thành ruộng đất để trả lại cho sản xuất nông nghiệp.

 Khi lấy đất để đào, đắp xây dựng mới, hoặc bảo dưỡng các tuyến giao thông, thủy lợi, phải hết sức tránh lấy vào đất đang sản xuất; trường hợp không thể tránh được, phải hớt giữ đất mầu lại, lấy xong phải san ủi các thùng đấu, rải đất mầu để trả lại cho sản xuất; không làm ảnh hưởng xấu đến ruộng đất đang sản xuất dọc theo tuyến giao thông thủy lợi.

 4. Đối với việc lấy đất để làm gạch ngói.

 Ngành xây dựng và các địa phương phải chỉ đạo và tổ chức mở rộng việc làm gạch ngói không nung.

 Trường hợp phải làm gạch ngói nung, thì chỉ được lấy đất ở các đồi, núi, gò, bãi hoang, lấy ở các lòng sông, lòng ao hồ, lòng kênh mương cần khơi sâu, các lạch sông, ngòi không sản xuất, các đê cần hủy bỏ, đất cải tạo đồng ruộng,v.v... không được lấy vào đất canh tác.

 Những xí nghiệp, lò gạch lớn, nhỏ đang sử dụng ruộng đất canh tác để làm gạch, ngói nung, không được phát triển thêm, phải có kế hoạch tìm đất không sản xuất nông nghiệp được để làm gạch ngói.

 Đối với những chân ruộng đã lấy đất để làm gạch ngói, mặt bằng bị phá không sản xuất được, phải san lại thành ruộng để trả lại cho sản xuất, hoặc cải tạo thành hồ ao thả cá.

 5. Đối với những trường hợp sử dụng ruộng đất trái với nghị quyết số 125-CP của Hội đồng Chính phủ và chỉ thị này đều phải được sửa chữa:

 - Đối với ruộng đất của các nông trường, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan, xí nghiệp. Nhà nước bị chiếm dụng trái phép thì cơ quan làm chủ ruộng đất phải thu hồi lại, phải quản lý và sử dụng theo đúng chế độ và chính sách của Nhà nước.

 - Đối với ruộng đất đã nhượng, cấp không đúng chính sách, chế độ Nhà nước đã quy định thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố phải thu hồi và trả lại cho sản xuất.

 - Đối với ruộng đất, đã giao các đơn vị quản lý, sử dụng còn để hoang hoá, phải có kế hoạch, biện pháp đưa hết vào sản xuất và phải đạt năng suất và sản lượng theo kế hoạch. Trường hợp không sử dụng hết, phải giao lại cho Ủy ban hành chính địa phương phân phối sử dụng.

 - Đối với ruộng đất bị giấu giếm, đơn vị hoặc người sử dụng phải khai báo thật thà, chính quyền địa phương phải kiểm tra, và đưa diện tích bị giấu giếm vào kế hoạch.

 Công tác quản lý ruộng đất nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu xã hội chủ nghĩa và bảo vệ mầu mỡ của ruộng đất, đồng thời bảo đảm những yêu cầu phát triển các ngành là một nhiệm vụ rất cấp bách và quan trọng của Nhà nước ta. Các ngành và chính quyền các cấp phải thấy hết trách nhiệm của mình để tập trung sức, chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết số 125-CP của Hội đồng Chính phủ và chỉ thị này, đưa việc quản lý ruộng đất vào nền nếp và chế độ.

 Trước mắt để ngăn chặn có hiệu lực những việc làm không hợp lý, không hợp pháp trong việc sử dụng ruộng đất và thiết thực chuẩn bị để ban hành luật ruộng đất, Thủ tướng Chính phủ quyết định tiến hành một đợt tổng kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng ruộng đất, tại các địa phương và các ngành. Thời gian tiến hành kiểm tra bắt đầu với việc ban hành chỉ thị này, nhằm mục đích cụ thể như sau:

 1. Phát hiện những việc vi phạm về chế độ, chính sách quản lý và sử dụng ruộng đất trong các cơ quan Nhà nước, các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã và tư nhân. Phát hiện đến đâu phải xử lý kịp thời đến đó theo các điều quy định nói trong nghị quyết số 125-CP và trong chỉ thị này.

 2. Phát hiện những kinh nghiệm tốt và những khuyết điểm, nhược điểm trong công tác quản lý ruộng đất của Nhà nước ở các cấp, các ngành và ở các cơ sở; đề ra yêu cầu đối với các ngành và các cấp, để thi hành nghị quyết số 125-CP của Hội đồng Chính phủ.

 3. Qua đợt kiểm tra, rút kinh nghiệm xây dựng tổ chức quản lý ruộng đất của Nhà nước và ở cơ sở; đồng thời nghiên cứu những vấn đề về chính sách, chủ trương để quản lý đất đai phù hợp với điều kiện cụ thể ở các vùng; thiết thực chuẩn bị cho việc ban hành luật ruộng đất và tạo điều kiện thuận lợi để thi hành luật sau khi được ban hành.

 Chính phủ giao cho Ủy ban Nông nghiệp trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng để tổ chức,chỉ đạo đợt tổng kiểm tra ruộng đất. Ủy ban Thanh tra của Chính phủ phải huy động toàn ngành phát huy chức năng của mình tham gia đợt tổng kiểm tra này.

 Ủy ban Nông ngiệp trung ương và Ủy ban hành chính các tỉnh, thành phố huy động lực lượng cán bộ cần thiết để tăng cường tổ chức chuyên trách quản lý ruộng đất ở các cấp, tiến hành tốt đợt tổng kiểm tra; kiểm tra đến đâu củng cố tổ chức, tăng cường quản lý ruộng đất thường xuyên đến đó.

 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành ở trung ương và Ủy ban hành chính các địa phương nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác quản lý ruộng đất và những quy định trong chỉ thị này,có kế hoạch và biện pháp chấp hành nghiêm chỉnh và hàng tháng báo cáo kết quả đã làm lên Thủ tướng Chính phủ.

 Ủy ban Nông nghiệp trung ương, Bộ Xây dựng và các Bộ có liên quan có trách nhiệm xây dựng các văn bản để hướng dẫn việc thi hành cụ thể chỉ thị này.

 

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 
 

 
Nguyễn Duy Trinh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 231-TTg ngày 24/09/1974 về tăng cường quản lý ruộng đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.510

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.201.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!