BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2025/TT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày tháng năm
2025
|
DỰ THẢO
15/11/2024
|
|
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO
HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Căn
cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Luật
Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị
định số /2025/NĐ-CP ngày tháng năm 2025 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã
hội bắt buộc;
Theo đề
nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội,
Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt
buộc.
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông
tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã
hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Người
lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Người
thụ hưởng chế dộ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Người
sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Chương
II
CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Mục
1. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
Điều
3. Đối tượng, điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Đối tượng, điều kiện hưởng chế độ ốm đau của người lao
động thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Ví
dụ 1: Ông T đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm
việc theo tuyến đường và thời gian hợp
lý, phải nghỉ việc để
điều trị 10 ngày làm việc (từ ngày 15/9 đến ngày 26/9/2025), sau đó được người
sử dụng lao động giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động và được
Hội đồng giám định y khoa kết luận bị suy giảm khả năng lao động 25%.
Như
vậy, trường hợp ông T sẽ được giải quyết hưởng chế độ ốm đau 10 ngày phải nghỉ
việc để điều trị (từ ngày 15/9 đến ngày 26/9/2025), tiếp theo đó ông T còn được
người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét, giải quyết hưởng chế
độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật
Bảo hiểm xã hội; người lao động trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu
trí và tử tuất theo quy định tại Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc đối
tượng áp dụng chế độ ốm đau.
3. Người lao động không được
hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 42 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Thời
gian lần đầu phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi
chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42
của Luật Bảo hiểm xã hội là thời gian người lao động phải nghỉ việc để điều
trị, phục hồi chức năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không
phải trường hợp do thương
tật, bệnh tật tái phát.
Điều 4. Thời gian hưởng chế độ
ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 43
của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Thời
gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 43 của
Luật bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã
hội của người lao động.
Ví dụ 2:
Bà A làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bắt đầu tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc từ tháng 12/2025. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong
năm 2025
của bà A là 30 ngày.
3. Việc
xác định người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc
đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tính thời gian
tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm, được căn cứ vào nghề, công việc và
nơi làm việc của người lao động tại thời điểm trước khi người lao động nghỉ
việc hưởng chế độ ốm đau.
Ví dụ 3:
Ông B, có 16 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc trong điều kiện bình
thường; trong thời gian từ tháng 01/2026 đến tháng 9/2026 ông B đã nghỉ việc
hưởng chế độ ốm đau là 40 ngày. Từ tháng 10/2026, ông B chuyển sang làm nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngày 23/10/2026, ông B bị ốm đau phải
nghỉ việc 07 ngày để điều trị bệnh.
Tại thời
điểm nghỉ việc điều trị ốm đau (tháng 10/2026), ông B làm nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm nên thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm của
ông B là 50 ngày, tính đến thời điểm ngày 23/10/2026 ông B mới nghỉ việc hưởng
chế độ ốm đau 40 ngày trong năm 2026, do đó thời gian nghỉ việc 07 ngày do bị
ốm đau của ông B được giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau.
Ví dụ 4:
Bà C có 12 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc trong điều kiện lao động
bình thường; trong thời gian từ tháng 01/2025 đến tháng 8/2025, đã nghỉ việc
hưởng chế độ ốm đau 27 ngày. Ngày 22/9/2025, bà C bị ốm đau phải nghỉ việc 08
ngày để điều trị bệnh.
Bà C có 12
năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc trong điều kiện lao động bình
thường nên thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm là 30 ngày. Tính đến
thời điểm trước ngày 22/9/2025, bà C đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau 27 ngày (trong
năm 2025), do đó bà C được giải quyết hưởng chế độ ốm đau 03 ngày từ ngày 22/9/2025
(05 ngày nghỉ việc để điều trị bệnh còn lại không được giải quyết hưởng chế độ
ốm đau).
4. Trường
hợp người lao động nghỉ việc thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 42
của Luật Bảo hiểm xã hội mà có thời gian trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp
luật về lao động hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp
luật chuyên ngành khác hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức
phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì thời gian trùng
không được tính để hưởng chế độ ốm đau; thời gian
nghỉ việc ngoài thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động
hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành
khác hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được tính
hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
5.
Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối
năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm
đau của năm nào tính vào thời gian hưởng chế độ ốm đau của năm đó.
Điều 5. Thời
gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau
1.
Thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều
44 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Thời
gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau tối đa trong một năm
quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào thời
điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
3. Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con
trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được
tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời
gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo
quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 5: Bà A đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có 2 con
dưới 7 tuổi bị ốm đau với thời gian như sau: con thứ nhất bị ốm từ ngày 02/02
đến ngày 10/02/2026, con thứ hai bị ốm từ ngày 05/02 đến ngày 13/02/2026, bà A
phải nghỉ việc để chăm sóc 2 con ốm đau. Ngày nghỉ hàng tuần của bà A là ngày
Chủ nhật. Thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau của bà A được tính từ
ngày 02/02 đến ngày 13/02/2026 là 10 ngày (trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần là Chủ
nhật).
4.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà luân phiên
nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì thời gian tối đa hưởng chế
độ khi chăm sóc con ốm đau trong một
năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy
định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Bảo hiểm xã hội.
5. Trường
hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm
sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm
đau; thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong
một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy
định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 6. Trợ cấp ốm đau
1. Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính
như sau:
Mức hưởng trợ cấp ốm đau
|
=
|
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm
xã hội
|
x
|
75 (%)
|
x
|
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ
ốm đau
|
24 ngày
|
Trong đó:
a) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã
hội theo quy định khoản 1 Điều 45 của Luật Bảo hiểm xã hội.
b) Số ngày nghỉ việc được
hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần và không bao gồm thời gian trùng với thời gian
nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên
lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc đang nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội.
Ví dụ 6: Ông P là sinh viên mới tốt nghiệp, được tuyển dụng vào
làm việc cho một Tập đoàn theo hợp đồng lao động xác định thời hạn 01 năm từ
ngày 01/01/2026. Ngày 12/01/2026, ông P bị tai nạn rủi ro phải điều trị đến hết
ngày 31/01/2026.
Việc giải quyết chế độ ốm đau đối với ông P và trách nhiệm đóng
bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau là 18 ngày (từ ngày 12/01 đến
31/01/2026, trừ 02 ngày nghỉ hằng tuần).
- Mức trợ cấp ốm đau được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc của tháng 01/2026.
-
Trường hợp ông P nghỉ
việc hưởng chế độ ốm đau 18 ngày làm việc ngay trong tháng đầu tiên tham gia bảo
hiêm xã hội bắt buộc, do vậy người lao động và người sử dụng lao động phải đóng
bảo hiểm xã hội tháng 01/2026.
2.
Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động quy
định tại khoản 2 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức hưởng trợ cấp ốm đau
|
=
|
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm
xã hội
|
x
|
Tỷ lệ hưởng chế độ (%)
|
x
|
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ
ốm đau
|
24 ngày
|
Trong đó:
a) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã
hội theo khoản 1 Điều 45 của Luật Bảo hiểm xã hội.
b) Tỷ lệ hưởng chế độ (%)
được tính bằng
65% nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 30 năm trở lên; bằng 55% nếu đã đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
bằng 50% nếu đã
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm.
c) Số ngày nghỉ việc được
hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần và không bao gồm thời gian trùng với thời gian
nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên
lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc đang nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội.
3.
Mức hưởng trợ cấp ốm đau không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh mức
lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
4.
Ngày làm việc để làm cơ sở xác định thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao
động là thời giờ làm việc bình thường trong một ngày mà người lao động phải làm
việc cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động và nội quy lao động hoặc
quy định của pháp luật.
Ví
dụ 7: Bà D làm việc tại Công ty A, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
là 02 năm, làm việc trong điều kiện lao động bình thường, chế độ làm việc của
Công ty A là 07 giờ/ngày (ngày nghỉ hằng tuần là ngày Chủ nhật). Bà D bị ốm
phải nghỉ việc để điều trị từ ngày 05/01 đến ngày 14/01/2026 và 4 giờ làm việc
ngày 15/01/2026.
Như
vậy, thời gian hưởng chế độ ốm đau của bà D là 10 ngày, bao gồm 09 ngày từ ngày
05/01 đến ngày 14/01/2026 (không tính ngày 11/01 là ngày nghỉ hằng tuần) và 4
giờ làm việc ngày 15/01/2026 được tính là 01 ngày (nửa ngày làm việc của Công
ty A là 3,5 giờ làm việc).
Riêng
đối với đối tượng quy định tại tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định số
/2025/NĐ-CP và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thì ngày làm việc
để làm cơ sở xác định thời gian hưởng chế độ ốm đau là thời giờ làm việc bình
thường trong một ngày do người lao động đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội
nhưng không quá 08 giờ.
Điều 7. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
1. Dưỡng
sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau đối với người lao động được thực hiện theo
quy định tại Điều 46 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Người lao
động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong một năm,
trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ
ốm đau mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối
đa 10 ngày trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12), không
phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Ví dụ 8:
Ông Ph có 3 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm nghề nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm; tính đến hết tháng 11/2025 thì trong năm 2025 ông Ph đã nghỉ việc
hưởng chế độ ốm đau được 35 ngày và nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 02 ngày.
Tháng 12/2025, ông Ph bị ốm đau phải phẫu thuật (không phải ốm đau do mắc bệnh
cần chữa trị dài ngày), sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau thì quay trở lại
làm việc nhưng sức khỏe chưa phục hồi.
Trường
hợp ông Ph trong năm 2025 đã nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe sau khi ốm đau được 02 ngày. Do vậy, ông Ph được người sử dụng lao
động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nghỉ việc hưởng chế hưởng
chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau là 05 ngày từ ngày 30/12/2025
đến ngày 03/01/2026 (dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau do phải phẫu
thuật tối đa là 07 ngày nhưng trước đó ông Ph đã nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức,
phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau là 02 ngày). Thời gian hưởng chế hưởng chế độ
dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau từ ngày 30/12/2025 đến ngày
03/01/2026 của ông Ph được tính cho năm 2025.
3. Việc
xác định thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa quy định tại khoản
2 Điều 46 của Luật Bảo hiểm xã hội được căn cứ theo lần nghỉ việc hưởng chế độ
ốm đau cuối cùng trước khi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là ốm đau do mắc
bệnh cần chữa trị dài ngày hoặc ốm đau do phải phẫu thuật hoặc ốm đau khác.
4.
Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng dưỡng sức, phục
hồi sức khỏe sau khi ốm đau.
Mục 2. CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Điều 8. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện
hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người
mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được
quy định tại các khoản 2, 3 và 5 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội và được hướng
dẫn cụ thể như sau:
1. Lao động nữ sinh
con thuộc trường hợp trước đó phải nghỉ việc để điều trị vô sinh thì điều kiện
hưởng chế độ thai sản khi sinh con là phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ
06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con.
2. Thời gian 12 tháng
hoặc 24 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ
hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con
hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của
tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12
tháng hoặc 24 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc
nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc
nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của
tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì tháng sinh con hoặc
nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng hoặc 24 tháng trước khi
sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp
tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thực hiện theo quy định tại
điểm a khoản này.
Ví dụ 9: Chị Th sinh con
ngày 10/10/2025, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng
10/2024 đến tháng 9/2025.
Ví dụ 10: Chị A sinh con
ngày 18/01/2026, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính như sau:
- Nếu tháng 01/2026 có
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì 12 tháng trước khi sinh tính từ tháng 02/2025
đến tháng 01/2026.
- Nếu tháng 01/2026 không
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì 12 tháng trước khi sinh tính từ tháng 01/2025
đến tháng 12/2025.
Ví dụ 11: Chị C có thời
gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc liên tục từ năm 2010 đến tháng 8/2025. Do
hiếm muộn, chị C xin nghỉ việc để đi điều trị vô sinh, chị C có thai và sinh
con ngày 14/01/2027.
Chị C thuộc trường hợp
phải nghỉ việc để điều trị vô sinh, trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi
sinh (tính từ tháng 01/2025 đến tháng 12/2026) có 08 tháng đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc. Như vậy, chị C đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
3.
Trong thời gian trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ
việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà lao động nữ phải nghỉ
việc để đi khám thai, sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết
trong khi chuyển dạ, thai ngoài tử cung, thực hiện các biện pháp tránh thai thì
được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 51, 52 và 57
của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 9. Thời gian
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
khi sinh con được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Trường
hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng
chế độ thai sản quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 53 của Luật Bảo hiểm xã
hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để chăm sóc con đối với thời gian còn lại của
người mẹ. Mức hưởng trợ cấp thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương làm căn cứ
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người mẹ.
b) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc nhưng không đủ điều kiện quy định tại quy định tại các khoản 5,
6 và 7 Điều 53 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi
dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng trợ cấp
thai sản được tính trên cơ sở mức
bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người mẹ.
c) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng trợ cấp thai sản
được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
của người cha.
Trường hợp người cha không nghỉ việc thì
ngoài tiền lương còn được hưởng trợ cấp thai sản đối
với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng trợ cấp thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền
lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người mẹ.
d) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc nhưng người mẹ nhưng không đủ điều kiện quy định tại quy định tại
các khoản 5, 6 và 7 Điều 53 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chết thì cha được nghỉ
việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng trợ cấp
thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của
người cha.
đ)
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mẹ chết sau khi sinh
con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác
nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai
sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng trợ cấp thai sản được tính trên
cơ sở mức
bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người cha.
2. Khi tính thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 51, Điều 52,
khoản 2 Điều 53 và Điều 57 của Luật Bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người lao động đang nghỉ
hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật
lao động thì thời gian trùng với thời gian nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ
không hưởng lương không được tính hưởng chế độ; thời gian nghỉ việc ngoài thời
gian nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế
độ thai sản theo quy định tại
Điều 51, Điều 52, khoản 2 Điều 53 và Điều 57 của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Việc tính
thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 53 của Luật Bảo hiểm xã hội
và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn
trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian
hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn
được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản
sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
b) Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với
trường hợp chấm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc
nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi không
được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
c) Trường hợp lao động nữ trở lại làm
việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo
quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi trở lại
làm việc được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ khi trở lại làm việc lao động nữ được
hưởng tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả và tiếp
tục được hưởng trợ cấp thai sản theo mức quy định tại Điều 59 của Luật Bảo hiểm
xã hội; người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc cho thời gian người lao động trở lại làm việc.
d) Trường hợp người cha, lao động nữ nhờ mang
thai hộ, người chồng của lao động nữ nhờ mang thai hộ hoặc
người trực tiếp nuôi dưỡng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hưởng chế độ thai
sản mà không nghỉ việc thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là
thời gian đóng bảo hiểm xã hội; người lao động và người sử dụng lao động phải
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho thời gian hưởng chế độ thai sản.
4. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 3
Điều này, được ghi theo mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi
theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Điều 10. Trợ cấp
thai sản
Trợ cấp thai sản được thực
hiện theo quy định tại Điều 59 của Luật Bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ
thể như sau:
1. Mức bình quân
tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính trợ cấp thai sản là
mức bình quân tiền lương
làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ
việc hưởng chế độ thai sản, thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
Trường hợp tháng sinh con hoặc
nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi
được tính vào thời gian 12 tháng hoặc 24 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc
nhận nuôi con nuôi thì mức
bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần
nhất trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, bao gồm cả tháng sinh
con hoặc nhận con khi nhờ
mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi.
2. Đối
với người lao động hưởng trợ cấp thai sản theo quy định tại Điều 51, Điều 52,
các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 53, các
khoản 1, 2 và 4 Điều 54,
khoản 2 Điều 55 và Điều 57 của Luật Bảo hiểm xã hội ngay trong tháng
đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức hưởng trợ cấp thai sản được tính
trên tiền lương làm căn
cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chính tháng đó.
3. Mức hưởng chế độ thai sản của người lao
động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức
lương tối thiểu vùng.
Điều 11. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Dưỡng
sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản đối với người lao động được thực hiện theo
quy định tại Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Đối với lao
động nữ trong một năm vừa nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời
gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 52 của Luật Bảo hiểm xã hội; vừa
nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản
quy định tại khoản
1 hoặc khoản 4 Điều 53, điểm a khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội
thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với mỗi trường hợp
không quá thời gian tối đa quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Trường hợp
người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe.
Mục 3. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
Điều 12. Đối
tượng và điều kiện hưởng lương hưu
Đối
tượng và điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động được thực hiện theo
quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật Bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ
thể như sau:
1. Việc xác định thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc
đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ
số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 hoặc làm công việc khai thác than trong hầm lò (sau đây được viết là làm
nghề, công việc hoặc làm
việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên) để làm căn cứ xét điều kiện hưởng lương
hưu được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với người lao động đang làm nghề, công việc hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ
số 0,7 trở lên mà
phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động do bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp (được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc) thì thời gian này được tính là thời gian làm nghề, công việc hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ
số 0,7 trở lên.
b) Đối với người lao động đang làm nghề, công việc hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ
số 0,7 trở lên có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời
gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian này được tính là thời gian làm
ghề, công việc
hoặc làm việc ở nơi có
phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
c) Đối với người lao động đang làm nghề, công việc hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ
số 0,7 trở lên mà
được cử đi làm việc, đi học, hợp tác lao động mà không làm nghề, công việc hoặc
làm việc ở nơi có phụ cấp
khu vực hệ số 0,7 trở lên thì thời gian này không được tính là thời gian làm nghề, công việc hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ
số 0,7 trở lên.
d) Đối với người lao động đang làm nghề, công việc hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ
số 0,7 trở lên đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ
điều kiện hưởng lương hưu thì thời gian này không được tính là thời gian làm ghề, công việc hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ
số 0,7 trở lên.
2.
Người lao động đủ
điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa
06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì người lao động được đóng tiếp một
lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người
lao động và người sử dụng lao động trước khi người lao động nghỉ việc vào quỹ
hưu trí và tử tuất theo
quy định tại khoản 7 Điều 33 của Luật Bảo hiểm xã hội và được quy định chi tiết
như sau:
a)
Đối tượng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu theo Điều 64 của Luật Bảo hiểm
xã hội thì phải có thời
gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 14 năm 6 tháng đến dưới 15 năm.
b) Đối tượng đủ điều kiện về tuổi hưởng
lương hưu theo Điều 65 của Luật Bảo hiểm xã hội thì phải có thời gian đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 19 năm 6 tháng đến dưới 20 năm và bị suy giảm khả
năng lao động từ 61% trở lên.
c)
Thời điểm đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu sớm nhất là tháng trước liền
kề tháng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Điều 13. Mức
lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 64 và
Điều 65 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại Điều 66 của Luật
Bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 12: Bà A 55 tuổi, làm việc trong điều
kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 32 năm 04 tháng đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/10/2025. Tỷ lệ
hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 32 là 17 năm,
tính thêm: 17 x 2% = 34%;
- 04 tháng được tính là nửa năm, tính thêm:
0,5 x 2% = 1%
- Tổng các tỷ lệ trên là:
45% + 34% + 1% = 80% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
- Bà A nghỉ hưu trước tuổi
quy định (56 tuổi 8 tháng) là 1 năm 8 tháng nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính
giảm: 2% + 1% = 3%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương
hưu hằng tháng của bà A là 75% - 3% = 72%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng
bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm (02 năm 4 tháng) nên ngoài lương hưu còn được
hưởng trợ cấp một lần là: 2,5 năm x 0,5 lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ
đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 13: Ông B 61 tuổi 3 tháng, làm việc
trong điều kiện bình thường, có 18 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc,
nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/9/2025. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông B
được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 40%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 18 là 03 năm,
tính thêm: 03 x 1% = 3%;
- 04 tháng được tính là nửa năm, tính thêm:
0,5 x 1% = 0,5%
- Tổng các tỷ lệ trên là:
40% + 3% + 0,5% = 43,5%.
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương
hưu hằng tháng của ông B là 43,5%.
Ví dụ 14: Ông K nghỉ việc
hưởng lương hưu tháng 4/2027 khi đủ 55 tuổi. Ông Q có 30 năm đóng bảo hiểm xã
hội, trong đó có 15 năm
làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh do Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; bị suy giảm khả năng lao
động 81%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông K được tính như sau:
- 20 năm đầu được tính
bằng 45%;
- Từ năm thứ 21 đến năm
thứ 30 là 10 năm, tính thêm: 10 x 2% = 20%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là:
45% + 20% = 65%;
- Ông K nghỉ hưu trước
tuổi 56 tuổi 9 tháng (tuổi nghỉ hưu năm 2027 của người lao động có từ đủ 15 năm
trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là 01 năm 9 tháng
nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2% + 1% = 3%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương
hưu hằng tháng của ông K là 65% - 3% = 62%.
2. Việc
tính mức lương hưu hằng tháng của
người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội
theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời
gian đóng bảo hiểm xã hội
ở Việt Nam dưới 15 năm được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 66 của
Luật Bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 15: Ông C 62 tuổi, đề nghị hưởng lương hưu từ ngày
01/3/2029, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam là 10 năm và thời gian
đóng bảo hiểm xã hội ở Hàn Quốc là 5 năm.
Việc xem xét, giải quyết chế độ hưu trí đối với ông C
được thực hiện căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Hiệp định giữa
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân
Quốc về bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để xét điều kiện hưởng
lương hưu của ông C là tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và
Hàn Quốc: 10 năm + 5 năm = 15 năm. Như vậy, ông C đủ điều kiện hưởng lương hưu.
- Mức
hưởng lương hưu ở Việt Nam được tính theo thời gian người lao động đã đóng bảo
hiểm xã hội tại Việt Nam:
+ Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông C là: 10 năm x 2,25% =
22,5%.
+ Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã
hội đối với 10 năm đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam được tính theo quy định
tại Điều 72 của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Ngoài mức lương hưu được hưởng theo quy định của Luật
Bảo hiểm xã hội của Việt Nam, ông C còn được hưởng chế độ hưu trí đối với thời
gian đóng bảo hiểm xã hội tại Hàn Quốc theo quy định của pháp luật của Hàn
Quốc.
Điều 14. Trợ cấp một lần khi
nghỉ hưu
1. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được thực hiện theo quy
định tại Điều 68 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Đối với trường
hợp người lao
động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã
hội thì mức trợ
cấp một lần khi nghỉ hưu đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm
đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ được tính cụ thể như sau:
a) Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với
nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định
được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã
hội.
b) Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với
nam và cao hơn 30 năm đối với nữ kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy
định được tính bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo
hiểm xã hội.
Ví
dụ 16: Ông D làm việc trong điều kiện lao động bình thường, tại thời điểm đủ
tuổi nghỉ hưu có 38 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng ông D không nghỉ việc hưởng
lương hưu mà tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thêm 03 năm mới nghỉ
việc hưởng lương hưu. Khi nghỉ việc hưởng lương hưu ông D có tổng thời gian
đóng bảo hiểm xã hội là 41 năm. Như vậy, ngoài lương hưu ông D còn được hưởng
trợ cấp một lần được tính như sau:
-
03 năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu,
mỗi năm bằng 0,5
lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội: 03 năm x 0,5
= 1,5.
- 03
năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu, mỗi năm bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương
làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội: 03 năm x 2 = 6.
Như
vậy, ông D được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 7,5 (1,5 + 6) lần mức bình quân tiền lương làm
căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 15. Thời điểm hưởng lương
hưu
Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động được quy
định tại Điều 69 của Luật Bảo hiểm xã hội và được quy định chi tiết như sau:
1. Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đủ
điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ tháng liền kề sau
tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trường hợp người lao động tiếp tục làm
việc và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định
thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng chấm dứt hợp
đồng lao động hoặc chấm dứt làm việc.
Ví dụ 17: Ông A sinh ngày 10/10/1964, làm việc trong điều
kiện lao động bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25
năm. Thời điểm hưởng lương hưu của ông A được tính từ tháng 5/2026.
Ví dụ 18: Ông B sinh ngày 01/10/1964, làm việc trong điều
kiện lao động bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25
năm. Ông B tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau khi đã đủ
tuổi nghỉ hưu theo quy định đến hết ngày 31/12/2026 thì chấm dứt hợp đồng lao
động để hưởng bảo hiểm xã hội. Như vậy, thời điểm hưởng lương hưu của ông B được
tính từ tháng 01/2027.
a) Trường hợp hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao
động đối với người có đủ điều kiện về tuổi và thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì
thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng có kết luận bị
suy giảm khả năng lao động. Trường hợp người lao động có kết luận bị suy giảm
khả năng lao động trước tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm
hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy
định.
Ví dụ 19: Ông D sinh ngày 10/7/1970, làm việc trong điều
kiện lao động bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 23
năm. Ngày 05/4/2027, Hội đồng Giám định y khoa kết luận ông D bị suy giảm khả
năng lao động 61%. Thời điểm hưởng lương hưu của ông D được tính từ tháng
5/2027.
Ví dụ 20: Bà T sinh ngày 13/7/1975, làm việc trong điều
kiện lao động bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 25 năm. Bà T
được Hội đồng Giám định y khoa kết luận bị suy giảm khả năng lao động 61% từ
ngày 16/4/2024. Thời điểm hưởng lương hưu của bà T được tính từ tháng 12/2027.
Ví dụ 21: Ông H sinh ngày 15/8/1970, làm việc trong điều
kiện lao động bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ
tháng 25 năm (từ tháng 01/2000 đến tháng 12/2024), đang bảo lưu thời gian đóng
bảo hiểm xã hội; ông H được Hội đồng Giám định y khoa kết luận bị suy giảm khả
năng lao động 61% từ ngày 15/02/2025. Ngày 10/12/2027, ông H có văn bản đề nghị
cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết cho ông hưởng lương hưu từ tháng 9/2027.
Trường hợp ông H được giải quyết hưởng lương hưu từ tháng
9/2027 (theo đề nghị và đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định).
b) Trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh (chỉ
ghi năm sinh) thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng
đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Tháng đủ tuổi nghỉ hưu được xác định trên cơ sở
lấy ngày 01 tháng 01 của
năm sinh để làm căn cứ xác định tuổi của người lao động.
Ví dụ 22: Bà C trong hồ sơ chỉ thể hiện sinh năm 1970
(không có ngày, tháng sinh), làm việc trong điều kiện lao động bình thường và
có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 18 năm.
Trường hợp bà C khi
xác định điều kiện hưởng lương hưu lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh
(01/01/1970) để làm căn cứ xác định tuổi của người lao động. Như vậy, thời điểm
hưởng lương hưu của bà C được tính từ tháng 6/2027.
c)
Thời điểm hưởng lương hưu sớm nhất của người lao động hưởng lương hưu theo quy
định tại Điều 64 của Luật Bảo hiểm xã hội và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội
từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm là từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi
hành.
Ví
dụ 23: Bà C sinh ngày 15/01/1968, làm
việc trong điều kiện lao động bình thường, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc là 17 năm và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Ngày
20/9/2025, bà C có văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết cho bà
được hưởng lương hưu kể từ khi đủ điều kiện. Thời điểm hưởng lương hưu đối với
bà C được tính kể từ tháng 7/2025 (kể từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực
thi hành).
2. Thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn
đủ hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01
tháng 01 năm 1995 được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 33 của
Nghị định số /2025/NĐ-CP.
Điều 16. Mức bình
quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một
lần, hưởng bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần
1. Mức bình quân tiền
lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối
tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian
đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại
khoản 1 Điều 72 của Luật Bảo hiểm xã hội và các khoản 1, 2 Điều 15 của Nghị
định số /2025/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
a) Đối với người lao động
bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:
b) Đối với người lao động
bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm
1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:
c) Đối với người lao động
bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm
2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:
d) Đối với người lao động bắt đầu tham gia
bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31
tháng 12 năm 2015:
đ) Đối với người lao động bắt đầu tham gia
bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31
tháng 12 năm 2019:
e) Đối với người lao động bắt đầu tham gia
bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31
tháng 12 năm 2024:
g) Đối với người lao động bắt đầu tham gia
bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi:
Trong đó:
Mbqtl: Mức bình
quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương làm căn cứ đóng
bảo hiểm xã hội là tiền lương đã được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều
73 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Mức bình quân tiền
lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời
gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động
quyết định quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Bảo hiểm xã hội được hướng dẫn
như sau:
Trong đó:
Mbqtl: mức bình
quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương làm căn cứ đóng
bảo hiểm xã hội là tiền lương đã được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều
73 của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Mức bình quân tiền
lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian
đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người
sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 72 của Luật bảo hiểm xã hội và
khoản 3 Điều 15 Nghị định số /2025/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Trong đó:
a) Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo
hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tổng số
tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nhân với
mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo
hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai
đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
thì tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương
do Nhà nước quy định được tính như điểm a khoản này. Số năm cuối theo quy định
tại khoản 1 Điều 72 của Luật Bảo hiểm xã hội là số năm gần nhất đóng bảo hiểm
xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Tổng số tháng đóng bảo hiểm
xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng
bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.
Ví dụ 24: Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu khi
đủ 61 tuổi 9 tháng, có 37 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Diễn biến thời gian
đóng bảo hiểm xã hội của ông Q như sau:
- Từ tháng 01/1990 đến tháng 12/1999 (10 năm)
đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Từ tháng 01/2000 đến tháng 12/2004 (5 năm)
đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết
định.
- Từ tháng 01/2005 đến tháng 6/2027 (22 năm 6
tháng) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Ông Q hưởng lương hưu từ tháng 7/2027.
Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm
xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Q được tính theo
điểm b nêu trên như sau:
- Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế
độ tiền lương do Nhà nước quy định là: 10 năm + 22 năm 6 tháng = 32 năm 6 tháng
(390 tháng).
- Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng
bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Q được tính
như sau:
Như vậy, tổng số tiền lương làm căn cứ đóng
bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Q được tính
là: 390 tháng x Mbqtl
Ví dụ 25: Ông T nghỉ việc hưởng lương hưu khi
đủ 61 tuổi 6 tháng, có 32 năm đóng bảo hiểm xã hội. Diễn biến thời gian đóng
bảo hiểm xã hội của ông T như sau:
- Từ tháng 01/1996 đến tháng 12/2015 (20 năm)
đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Từ tháng 01/2016 đến tháng 4/2021 (5 năm 4
tháng) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động
quyết định.
- Từ tháng 5/2021 đến tháng 4/2026 (5 năm)
đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Ông T hưởng lương hưu từ tháng 5/2026.
Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm
xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông T được tính như sau:
- Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế
độ tiền lương do Nhà nước quy định là: 20 năm + 5 năm = 25 năm (300 tháng).
- Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng
bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông T được tính
như sau:
Như vậy, tổng số tiền lương làm căn cứ đóng
bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông T được tính
là: 300 tháng x Mbqtl .
Ví dụ 26: Bà P, nghỉ việc hưởng lương hưu từ
tháng 10/2025, có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 32 năm, trong đó có 27
năm là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cấp xã và 5 năm cuối trước khi
nghỉ hưu là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Trường hợp bà P có tiền lương làm căn cứ đóng
bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu thấp hơn tiền lương làm căn
cứ đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm làm Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
cấp xã. Do vậy, trường hợp bà P được lấy tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã
hội của 05 năm làm Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cấp xã để tính mức
bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu.
Điều 17. Trợ cấp
một lần đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
ra nước ngoài để định cư
Trợ cấp một lần đối với người đang hưởng
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được
thực hiện theo quy định tại Điều 76 của Luật Bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn
như sau:
1. Trường hợp người đang hưởng lương hưu mà
thời gian công tác được tính quy đổi để tính tỷ lệ hưởng lương hưu thì trợ cấp
một lần được tính theo thời gian công tác thực tế.
2. Khi tính mức trợ cấp một lần theo quy định
tại khoản 2 Điều 76 của Luật Bảo hiểm xã hội mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội có
tháng lẻ thì thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 5 và điểm a khoản 3 Điều
70 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Mục 4. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
Điều 18. Trợ cấp
tuất hằng tháng
Trợ
cấp tuất hằng tháng được quy định tại Điều 86 và Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã
hội và được quy định cụ thể như sau:
1. Trường hợp người lao động đang tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chết
mà thời gian đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng
tháng (đủ 15 năm) thì thân nhân của người lao
động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất
với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương làm căn cứ
đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi chết (hoặc
trước khi nghỉ việc đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm
xã hội) để giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng. Trường hợp thân nhân của người lao động không đóng cho số tháng
còn thiếu thì giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần.
2.
Việc xác định thân nhân của người lao động thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng
tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật Bảo hiểm xã hội
và được hướng dẫn như sau:
a)
Thời
điểm xem xét tuổi đối với thân nhân của người lao động là kết thúc ngày
cuối cùng của tháng người lao động chết.
b) Trường hợp
hồ sơ
của thân nhân người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm
sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để xác định tuổi của thân nhân người
lao động làm
cơ sở giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng.
c) Việc xác
định tình trạng của thân nhân người lao động để làm căn cứ giải quyết trợ cấp
tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 86 của Luật Bảo hiểm xã hội được
xác định tại tháng người lao động chết. Trường hợp sau đó tình trạng của thân
nhân người lao động có sự thay đổi thì không căn cứ vào đó để xem xét lại việc
giải quyết chế độ tử tuất.
c) Việc thực hiện giám định mức suy giảm khả năng lao
động của thân nhân người lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng phải đảm bảo
thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 86 của Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp thân
nhân của người lao động trước đó đã có Biên bản giám định mức suy giảm khả năng
lao động của Hội đồng giám định y khoa kết luận bị suy giảm khả năng lao động
từ 81% trở lên hoặc thân nhân của người lao động là người khuyết tật đặc biệt
nặng mà giấy xác nhận mức độ khuyết tật đặc biệt nặng có thể hiện kết luận của
Hội đồng giám định y khoa ghi rõ tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên.
3. Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng được
hưởng mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức tham chiếu quy định tại khoản 1
Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
a)
Tất các
con đều chưa
đủ 18 tuổi mà cả cha và mẹ chết;
b)
Cha đủ
tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, mẹ đã chết mà
không còn con hoặc còn có con nhưng đều chưa đủ 18 tuổi hoặc còn có con đủ 18
tuổi trở lên nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c)
Mẹ đủ
tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, cha đã chết mà
không còn con hoặc còn có con nhưng đều chưa đủ 18 tuổi hoặc có con đủ 18 tuổi
trở lên nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
d) Vợ đủ tuổi
theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động mà không còn con hoặc
còn có con nhưng đều chưa đủ 18 tuổi hoặc còn có con đủ 18 tuổi trở lên nhưng
bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
đ) Chồng đủ
tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động mà không còn con
hoặc còn có con nhưng đều chưa đủ 18 tuổi hoặc còn có con đủ 18 tuổi trở lên
nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Ví
dụ 27: Bà T có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 20 năm, có một con 3
tuổi, một con 19 tuổi bị suy giảm khả năng lao động 81%. Hai vợ chồng bà T
không may bị chết trong một vụ tai nạn giao thông.
Như
vậy, hai con của bà T thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70%
mức tham chiếu.
Ví
dụ 28: Ông H là đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị chết do
tai nạn lao động; ông H có vợ 60 tuổi (không thuộc trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 86). Hai vợ chồng ông H chỉ có một con 10 tuổi. Trợ cấp tuất hằng
tháng đối với thân nhân của ông H được giải quyết như sau:
-
Con ông H thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 50% mức tham chiếu;
-
Vợ ông H thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức tham chiếu.
Ví
dụ 29: Bà K 57 tuổi (không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 86),
chồng đã chết, có một con gái duy nhất đã lấy chồng (hiện đã chết). Con rể bà K
có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 16 năm, bị chết do tai nạn rủi ro.
Như
vậy, bà K thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức tham chiếu.
Ví
dụ 30: Hai vợ chồng bà C đều đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có một con
duy nhất 7 tuổi. Cả hai vợ chồng bà C bị chết do tai nạn lao động.
Như
vậy, con của vợ chồng bà C thuộc diện được hưởng 02 lần mức trợ cấp tuất hằng
tháng bằng 70% mức tham chiếu (bằng 2 lần của 70% mức tham chiếu).
4.
Trường
hợp có từ 02 người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở lên thì thân
nhân được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo
hiểm xã hội.
Đối với
trường hợp thân nhân đã được giải quyết hưởng 02 lần mức trợ cấp tuất hằng
tháng mà tổng mức hưởng thấp hơn mức tham chiếu thì thân nhân vẫn thuộc diện
được giải quyết hưởng 01 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật
Bảo hiểm xã hội.
Điều 19. Trợ cấp tuất một lần
1.
Trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của
Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp thân nhân của người lao động đã được giải
quyết hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng theo đúng quy
định của pháp luật thì không trả lại trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất
hằng tháng để giải quyết hưởng lại trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất
một lần.
Chương
III
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG
LƯƠNG HƯU VÀ CHƯA ĐỦ TUỔI HƯỞNG TRỢ CẤP HƯU TRÍ XÃ HỘI
Chế độ đối với người lao động không đủ điều
kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội được thực
hiện theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật Bảo hiểm xã hội, Chương IV
của Nghị định số /2025/NĐ-CP và được hướng dẫn như sau:
Điều 20. Đối tượng và điều
kiện hưởng
1.
Đối tượng và điều kiện hưởng thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định
số /2025/NĐ-CP.
Ví
dụ 31: Bà C là công dân Việt Nam, tháng 9/2025 bà C đủ 56 tuổi 8 tháng và có
thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 10 năm. Tại thời điểm tháng 9/2025 khi bà C
đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì bà C có một số lựa chọn sau:
(i)
Đóng một lần cho
thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu theo
điểm e khoản 2 Điều 36 hoặc đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định
tại các điểm a, b, c, d, và đ khoản 2 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội.
(ii) Hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23
và Điều 24 của Luật Bảo hiểm xã hội, Chương IV của Nghị định số /2025/NĐ-CP.
(iii) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tiếp tục
tham khi thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đóng bảo hiểm
xã hội tự nguyện khi có điều kiện.
(iv) Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều
70 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Như vậy, trường hợp bà C nếu không đóng một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã
hội còn thiếu hoặc đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện, không hưởng bảo hiểm xã
hội một lần và không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì có thể lựa chọn
hưởng trợ cấp hằng tháng. Trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng, bà C sẽ được ngân sách nhà nước đóng
bảo hiểm y tế.
2.
Chế độ quy định tại Chương này không áp dụng đối với người lao động là công dân
nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Điều 21. Thời gian
và mức trợ cấp hằng tháng
1.
Thời gian hưởng
trợ cấp hằng tháng được xác định theo
quy định tại Điều 22 của Nghị định số /2025/NĐ-CP.
Ví
dụ 32: Ông T sinh tháng 6/1964 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 5 năm, mức
bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 6.155.000 đồng/tháng.
Tháng 10/2025, ông T đề nghị được hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại
Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội. Giả sử mức trợ cấp hưu trí xã hội tại thời
điểm tháng 10/2025 là 500.000 đồng/tháng.
Thời
gian hưởng trợ cấp hằng tháng của ông T được tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định số
/2025/NĐ-CP như sau:
Ttt
|
=
|
6.555.000 x
2 x 5
|
500.000
|
|
=
|
131,1 (tháng)
|
Như
vậy, thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng của ông T là 132 tháng (131,1 tháng
được làm tròn thành 132 tháng), bắt đầu hưởng từ tháng 10/2025 là tháng đề nghị
khi đã đủ tuổi nghỉ hưu. Mức trợ cấp hằng tháng tại thời điểm
giải quyết bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng/tháng.
Ví
dụ 33: Ông T tại ví dụ 32, thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng là 132 tháng từ
tháng 10/2025, khi hưởng hết thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì còn thiếu 33
tháng mới đủ 75 tuổi (tuổi đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội).
Trường
hợp ông T nếu có nguyện vọng thì
được đóng một lần
cho phần còn thiếu tại
thời điểm giải quyết (tháng 10/2025) để hưởng trợ
cấp hằng tháng cho
đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Số tiền đóng một lần cho phần còn thiếu để hưởng cho đến
khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
được tính theo công thức quy định tại khoản 3 Điều 22
của Nghị định số /2025/NĐ-CP như sau:
STmlct
|
=
|
(165 - 132) x 500.000 (đồng)
|
|
=
|
16.500.000 (đồng)
|
Như vậy, ông T có thể đóng một lần cho phần còn thiếu với số tiền là 16.500.000
đồng để được giải quyết hưởng trợ cấp hằng tháng từ tháng 10/2025 cho đến khi
đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (đủ 75 tuổi) với mức trợ cấp hằng tháng
tại thời điểm giải quyết bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng/tháng.
Ví dụ 34: Trường hợp ông T ở ví dụ 33 sau khi đã được giải quyết hưởng trợ cấp hằng tháng từ tháng
10/2025 cho đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (đủ 75 tuổi). Tuy
nhiên, khi ông T đủ 70 tuổi, ông thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí xã
hội theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội (thuộc hộ cận
nghèo).
Như
vậy, khi đủ 70 tuổi ông T được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, đồng thời vẫn
hưởng trợ cấp hằng tháng cho hết thời hạn đã được giải quyết (đủ 75 tuổi).
2.
Mức trợ cấp hằng
tháng được xác định theo
quy định tại Điều 23 của Nghị định số /2025/NĐ-CP.
Ví dụ 35: Bà H
sinh tháng 5/1969 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 10 năm, mức bình quân tiền
lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 9 triệu đồng/tháng. Tháng 6/2026, bà H
đề nghị được hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 của Luật Bảo
hiểm xã hội. Giả sử mức trợ cấp hưu trí xã hội tại thời điểm tháng 6/2026 là
500.000 đồng/tháng.
- Thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng của bà H tính theo công thức
quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định số /2025/NĐ-CP như sau:
Ttt
|
=
|
9.000.000 x
2 x 10
|
500.000
|
|
=
|
360 (tháng)
|
Thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng của bà H tính theo công thức
trên là 360 tháng.
- Thời gian
từ khi đề nghị hưởng trợ cấp hằng tháng (tháng 6/2026) đến khi tuổi đủ điều
kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (đủ 75 tuổi) là 220 tháng.
- Thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng của bà H tính theo công thức
quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định số /2025/NĐ-CP vượt quá thời
gian đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Do vậy, bà H được tính để
hưởng mức trợ cấp hằng tháng với mức cao hơn, mức cao hơn mức trợ cấp hưu trí
xã hội theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số
/2025/NĐ-CP như sau:
TCtt
|
=
|
(360 – 220) x 500.000
(đồng)
|
220
|
|
=
|
318.181,82 (đồng)
|
Như vậy, bà H sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng từ tháng 6/2026 đến
khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (đủ 75 tuổi) với mức hưởng tại thời
điểm giải quyết bằng: 500.000 + 318.181,82 = 818.181,82 đồng/tháng, được làm
tròn bằng 818.182 đồng/tháng. Mức
trợ cấp hằng tháng của bà
H sẽ được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh
lương hưu theo
quy định tại Điều 67 của Luật Bảo
hiểm xã hội.
Điều 22. Chế độ đối với
thân nhân người đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết trước khi hết thời hạn hưởng
trợ cấp
1. Người lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết khi
chưa hết thời hạn hưởng trợ cấp hằng tháng thì thân nhân được hưởng trợ cấp một
lần theo quy định tại
khoản 1 Điều 24 của Nghị định số /2025/NĐ-CP.
Ví
dụ 36: Ông S được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội với thời
gian hưởng là 156 tháng và mức trợ cấp hằng tháng tại thời điểm giải quyết giả
định là 500.000 đồng/tháng. Ông S hưởng trợ cấp hằng tháng được 120 tháng thì
chết, giả định mức trợ cấp hằng tháng tại thời điểm trước khi chết của ông S là
900.000 đồng/tháng.
Trợ
cấp một lần cho những tháng trợ
cấp hằng tháng ông S chưa
nhận theo thời hạn hưởng
đã được giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định số /2025/NĐ-CP
được tính như sau:
Trợ cấp một lần
|
=
|
(156 - 120) x 900.000
(đồng)
|
|
=
|
32.400.000 (đồng)
|
Như vậy, thân nhân của
ông S được hưởng
trợ cấp một lần bằng
32.400.000 đồng. Ngoài ra, thân nhân của ông S còn được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại
khoản 2 Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội khi thuộc một
trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định số /2025/NĐ-CP.
2. Người lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết mà thuộc một trong các trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định số /2025/NĐ-CP thì thân nhân được hưởng một
lần trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 37: Ông V là người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy
định tại Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội với thời gian đóng bảo hiểm xã hội để
tính hưởng trợ cấp hằng tháng là 4 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ông V bị
chết khi chưa hết
thời hạn hưởng trợ cấp hằng
tháng.
Trường
hợp ông V có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên. Do vậy, thân nhân của ông V ngoài việc được hưởng trợ cấp một lần cho
những tháng trợ cấp hằng
tháng ông V chưa
nhận theo thời hạn hưởng
đã được giải quyết thì còn được
hưởng một lần trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 38: Bà Ph là người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy
định tại Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội với thời gian đóng bảo hiểm xã hội để
tính hưởng trợ cấp hằng tháng là 5 năm 4 tháng, trong đó có 4 năm 6 tháng đóng
bảo hiểm xã hội tự nguyện và 10 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bà Ph bị
chết khi chưa hết
thời hạn hưởng trợ cấp hằng
tháng.
Trường
hợp bà Ph không có
đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cũng không có đủ 60 tháng đóng bảo
hiểm xã hội tự nguyện nhưng có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và
bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 60 tháng trở lên. Do vậy, thân
nhân của bà Ph ngoài việc
được hưởng trợ
cấp một lần cho những tháng trợ
cấp hằng tháng bà Ph chưa
nhận theo thời hạn hưởng
đã được giải quyết thì còn được
hưởng một lần trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Chương IV
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2.
Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các Thông tư và quy định sau đây
hết hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29
tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm
xã hội bắt buộc;
b) Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07
tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
c) Điều 3 của Thông tư số 37/2021/TT-BLĐTBXH
ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng,
thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc.
Điều 24. Điều khoản
tham chiếu
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông
tư này được thay thế, sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản đã được
thay thế, sửa đổi, bổ sung.
Điều 25.
Trách nhiệm thi hành
1. Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện Thông tư này.
2. Bảo hiểm xã hội
Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình
thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
-
Lưu: VT, PC, BHXH.
|
BỘ
TRƯỞNG
Đào
Ngọc Dung
|
CÁC
ĐIỀU KHOẢN LUẬT GIAO
(Thông
tư BHXH bắt buộc)
1. Khoản 8 Điều 33: đóng một lần cho thời gian còn thiếu tối đa 06 tháng để
đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng
“8. Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 7 Điều này.”
2. Khoản 6 Điều 45:
“6.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về ngày làm việc;
quy định việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp để giải quyết
chế độ ốm đau.”
3. Khoản 4 Điều 46:
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định
về việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp nghỉ dưỡng sức,
phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau.”
4. Khoản 5 Điều 59:
“5.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tính, việc xác định
điều kiện đối với từng trường hợp hưởng chế độ thai sản.
5. Khoản 5 Điều 60:
5.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tính, việc xác định
điều kiện đối với từng trường hợp được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau
thai sản.”
6. Khoản 3 Điều 69: (thời điểm hưởng
lương hưu)
“3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định
chi tiết Điều này; quy định thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp quy định
tại khoản 7 Điều 33 của Luật này; quy định về việc tính, việc xác định điều kiện
đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí.”
7. Khoản 5 Điều 86:
“5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định
về việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp để giải quyết chế
độ tử tuất.”
8. Điểm rơi khoản 1 Điều 87:
“Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc
xác định thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng.”