BỘ TÀI CHÍNH
---------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 82/2008/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2008
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 58/2007/TT-BTC
NGÀY 12/6/2007 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI BẢO HIỂM XÃ
HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định
số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với
quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với
quân nhân, công an nhân dân;
Để việc quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội thuộc
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ được thống nhất, Bộ Tài
chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 58/2007/TT-BTC ngày 12/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài
chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
I. NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
1. Sửa đổi điểm a, khoản 1, mục VI, phần II về trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
“a) Hướng dẫn Bảo
hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp dưới lập dự toán, quyết toán thu, chi bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí quản lý, chi đầu tư xây dựng theo đúng quy
định hiện hành.”
2. Sửa đổi khoản 4, mục VI, phần II như sau:
“4. Thời gian lập
dự toán, quyết toán thu chi của các cơ quan bảo hiểm xã hội quy định tại các
khoản 2, 3 và 5 mục VI, phần II Thông tư này do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định
đảm bảo phù hợp với thời gian lập dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước.”
3. Bổ sung khoản 5 về trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ vào mục VI, phần II như sau:
“5. Bảo hiểm xã hội
thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động bảo
hiểm xã hội hàng năm và báo cáo Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
b) Hàng năm, lập kế hoạch thu,
chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 44 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ (bao gồm chi thường xuyên đặc thù và chi không thường xuyên) và quyết
toán thu, chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý với Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo
quy định hiện hành.
c) Trực tiếp thu bảo hiểm xã hội
theo quy định đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội trong các cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và
hàng tháng nộp về Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tổ chức quản lý phần quỹ bảo hiểm
xã hội sử dụng trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ để bảo đảm
thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi
đang làm việc và trước khi nghỉ việc hay chuyển ngành.
d) Sử dụng và quyết
toán kinh phí chi hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm xã hội cho hoạt động
quản lý bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu
Chính phủ theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, gồm các nội
dung chi sau đây:
- Chi thường xuyên
đặc thù, gồm:
+ Chi phục vụ công
tác thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Chi phí in và cấp
sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm theo
quy định theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
+ Chi mua, in mẫu biểu,
chứng từ báo cáo, ấn chỉ chuyên môn;
+ Chi tuyên truyền
về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Chi hội nghị tập huấn nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác, hội thảo trao đổi chuyên môn nghiệp vụ;
+ Chi hỗ trợ làm
đêm, làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng
đã được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định đối với khu vực hành
chính sự nghiệp làm công tác bảo hiểm xã hội của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ: mức chi thực hiện theo
quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ
Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm,
làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức;
+ Các khoản chi thường xuyên đặc thù khác thực hiện theo hướng dẫn của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam.
- Chi không thường
xuyên, gồm:
+ Chi đào tạo, đào
tạo lại;
+ Chi nghiên cứu
khoa học;
+ Chi sửa chữa lớn
tài sản cố định, chi mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp công tác quản lý
bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tại đơn vị.
Khi thực hiện các nội dung chi thường xuyên đặc thù và chi không
thường xuyên nêu trên, các đơn vị phải thực hiện các chế độ chi theo đúng
các quy định hiện hành của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ do Tổng Giám đốc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội thông
qua. Số kinh phí chi quản lý được hỗ trợ cuối năm chưa sử
dụng hết (nếu có) được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.
đ) Hàng năm, báo cáo Bảo hiểm xã
hội Việt Nam về tình hình thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc
lĩnh vực Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý.”
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu
lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các quy định về lập
dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hỗ chi quản lý bảo hiểm xã hội
của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ quy định
tại Thông tư này được thực hiện từ năm ngân sách 2009.
Trong quá trình thực
hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu
giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc CP;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, TP trực thuộc TW; BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ
Công an, BHXH Ban Cơ yếu Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: Văn thư, HCSN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Sỹ Danh
|