TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 99/TLĐ
|
Hà Nội, ngày 02
tháng 7 năm 1996
|
THÔNG TRI
CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SỐ 99/TLĐ NGÀY 02 THÁNG
7 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN VỀ CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày
23/6/1994 và các Nghị định của Chính phủ số 12/CP ngày 26/1/1995 Ban hành Điều
lệ Bảo hiểm xã hội, số 19-CP ngày 16-2-1995 về thành lập Bảo hiểm xã hội Việt
Nam ; Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành kèm
theo Quy chế tổ chức hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Căn cứ Luật Công đoàn Việt Nam ngày 30-6-1990 và các nghị định số 133/HĐBT,
số 302/HĐBT Quy định chi tiét thi hành Luật Công đoàn của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ).
Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hướng dẫn hoạt động công đoàn về công tác Bảo
hiểm xã hội như sau:
I- ĐỐI VỚI
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ (GỒM CẢ CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI).
1- Nghiên cứu kỹ để nắm vững chế
độ, chính sách luật pháp liên quan đến bảo hiểm xã hội (BHXH); quán triệt sự chỉ
đạo, hướng dẫn của công đoàn cấp trên về công tác BHXH.
2- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
cho công nhân lao động (CNLĐ) quán triệt ý nghĩa, mục đích, nội dung các chế độ,
chính sách về BHXH, quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động
và BHXH Việt Nam, những đổi mới về tổ chức quản lý, sử dụng quỹ BHXH và nhiệm vụ
công đoàn về công tác BHXH.
3- Hướng dẫn, giúp đỡ CNLĐ; Ký Hợp
đồng lao động (HĐLĐ) về nội dung BHXH tại Thoả ước lao động tập thể (TƯTT),
cung cấp thông tin chính xác để làm căn cứ lập hồ sơ xét hưởng chế độ BHXH.
4- Tổ chức kiểm tra, giám sát,
yêu cầu thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách BHXH tại cơ sở như:
Việc thực hiện trích nộp tỷ lệ 15% trên quỹ lương (với người sử dụng lao động),
tỷ lệ 5% tiền lương hoặc tiền công theo HĐLĐ (với người lao động) để đóng vào
quỹ BHXH hàng tháng (trừ đối tượng luật pháp quy định không phải tham gia
BHXH); việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, chế độ hưu trí, tử tuất, tiến hành ghi sổ BHXH; thực hiện những cam kết
về BHXH tại TƯTT.
5- Yêu cầu người sử dụng lao động
hoặc cơ quan BHXH giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNLĐ về thực hiện chế độ
BHXH (thuộc phạm vi thẩm quyền trách nhiệm). Tham gia Hội đồng hoà giải cơ sở
giải quyết tranh chấp lao động về BHXH.
6- Tổ chức thăm hỏi kịp thời
CNLĐ khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ làm việc
để điều trị hoặc bị chết.
7- Phối hợp với người sử dụng
lao động: Bổ sung kịp thời để hoàn chỉnh các trường hợp hồ sơ còn thiếu giấy tờ
làm căn cứ tính chế độ (như giấy xác định thời gian, mức lương làm căn cứ đã
đóng BHXH, công việc đã làm, nơi làm việc ...); đánh giá tình hình thực hiện,
chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót,lệch lựch phát sinh, phản ánh tâm tư, nguyện
vọng của CNLĐ trong qúa trình thực hiện chế độ, chính sách BHXH tại cơ sở; kiến
nghị công đoàn cấp trến, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi và bổ
sung chế độ, chính sách BHXH. Tuy hoàn cảnh thực tế của mỗi đơn vị, công đoàn
chủ động đề xuất, kiến nghị người sử dụng lao động trích một phần quỹ phúc lợi
trợ giúp CNLĐ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ
việc dài ngày đời sống gặp khó khăn, tổ chức cho CNLĐ đi nghỉ mát, dưỡng sức
hàng năm.
8- Phân công một đồng chí lãnh đạo
phụ trách về công tác BHXH tại cơ sở; thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, 6
tháng, 1 năm và báo cáo theo yêu cầu lên cấp trên.
II- CÔNG ĐOÀN
CẤP TRÊN CƠ SỞ:
1- Thực hiện hoặc phối hợp với
chính quyền đồng cấp tuyên truyền cho CNLĐ, tập huấn cho cán bộ công đoàn cấp
dưới trực thuộc quán triệt về: ý nghĩa, mục đích, nội dung chế độ, chính sách
BHXH.
2- Triển khai chỉ đạo, hướng dẫn
công đoàn cơ sở hoạt động về công tác BHXH.
3- Tổ chức kiểm tra giám sát, hoặc
phối hợp với chính quyền đồng cấp kiểm tra việc trích nộp vào quỹ ( với người sử
dụng lao động), việc giải quyết chế độ, chính sách, việc chỉ trả chế độ về BHXH
cho người lao động.
4- Trả lời và phối hợp với chính
quyền đồng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNLĐ trong quá trình thực hiện
chế độ, chính sách BHXH.
5- Tổ chức mạng lưới thông tin để
nắm tình hình và diễn biến thực hiện tại cơ sở; tập hợp ý kiến phản ánh nguyện
vọng ngưòi lao động và người sử dụng lao động qua thực hiện chế độ BHXH, những
đề xuất giải quyết vướng mắc hoặc sửa đổi, bổ sung chế độ BHXH.
6- Căn cứ vào điều kiện, khả
năng của cấp mình, chủ động tiến hành nghiên cứu, đề xuất hoặc phối hợp với
chính quyền cùng cấp tạo điều kiện, khuyến khích các cơ sở thuộc phạm vi quản
lý tổ chức các hoạt động chăm lo tốt hơn đời sống CNLĐ.
7- Định kỳ đánh giá hoạt động
công đoàn về công tác BHXH báo cáo lên cấp trên.
III- ĐỐI VỚI
CÁC LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (GỌI TẮT LÀ LĐLĐ TỈNH)
1- Nghiên cứu nắm vững chế độ,
chính sách liên quan đến BHXH, sự chỉ đạo, hướng dẫn của TLĐ về công tác BHXH.
2- Tổ chức hoặc phối hợp với
chính quyền cùng cấp, tuyên truyền cho người lao động, người sử dụng lao động
trên địa bàn nhận thức rõ quyền và trách nhiệm thực hiện chính sách BHXH; tổ chức
tập huấn cho cán bộ công đoàn nắm chắc ý nghĩa, mục đích, nội dung chính sách
và hướng dẫn của TLĐ về BHXH. Chỉ đạo cấp dưới thực hiện công tác BHXH đúng
pháp luật.
3- Tổ chức hoặc phối hợp tham
gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện BHXH của cá bên tham gia BHXH,
đánh giá tình hình thực hiện trên địa bàn tỉnh và đề xuất ý kiến với cơ quan có
thẩm quyền uốn nắm những lệch lạc và giải quyết vướng mắc trong quá trình thực
hiện.
4- Trả lời hỏi đáp về chế độ
BHXh, tham gia cùng với các đơn vị liên quan để giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo của CNLĐ trong quá trình thực hiện chính sách BHXH.
5- Tham gia Hội đồng giám định Y
khoa tỉnh, Hội đồng trọng tài Lao động tỉnh, cử đại diện tham gia phiên toà giải
quyết việc vi phạm quyền lợi của CNLĐ về chế độ, chính sách BHXH (theo quy định
của pháp luật).
6- Thảo luận và thống nhất với
Giám đốc BHXH tỉnh về những nội dung cách thức công đoàn tiến hành kiểm tra,
giám sát hoạt động của BHXH tỉnh trong quá trình thực hiện các chế độ, chính
sách BHXH theo quy định tại Điều 9 Luật Công đoàn, Điều 4, Nghị định 19/CP của
Chính phủ ngày 16/2/1995, Điều 1, Quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt
Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 606/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày
26/9/1995); Kiến nghị BHXH tỉnh giải quyết những khiếu nại thuộc thẩm quyền.
7- Tổ chức chế độ thông tin, báo
cáo từ cơ sở lên để nắm chắc tình hình thực hiện các chế độ, chính sách với
CNLĐ, những kiến nghị giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện, những bất
hợp lý áp dụng tại địa phương trong chính sách hiện hành, tổng hợp báo cáo về
TLĐ theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm.
IV- ĐỐI VỚI
CÔNG ĐOÀN NGÀNH NGHỀ TOÀN QUỐC.
Ngoài việc tổ chức tuyên truyền
vận động CNLĐ, tập huấn cho công đoàn cấp dưới nắm vững ý nghĩa, mục đích, nội
dung của chính sách BHXH. Chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn cấp dưới triển khai thực
hiện công tác công đoàn về chính sách BHXH theo chỉ đạo, hướng dẫn của TLĐ còn
thực hiện một số việc trọng tâm sau:
1- Nắm vững chế độ, chính sách
hiện hành về BHXH, nghiên cứu các đặc điểm và điều kiện lao động đặc thù của
ngành nghề mình có liên quan đến việc giải quyết các chế độ, chính sách BHXH;
hướng dẫn công đoàn cấp dưới kiểm tra, giám sát việc giải quyết chế độ cho CNLĐ
theo pháp luật.
2- Cùng với lãnh đạo Bộ, ngành
thống nhất hướng dẫn doanh nghiệp và công đoàn cơ sở sử dụng quỹ phúc lợi của
doanh nghiệp tổ chức thăm quan, nghỉ mát, thăm hỏi CNLĐ lúc ốm đau, hoạn nạn, cả
với người của doanh nghiệp đang nghỉ hưu (nếu có điều kiện).
3- Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp
với cơ quan chuyên môn của Bộ, ngành kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính
sách BHXH đối với CNLĐ tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Tập hợp các
ý kiến , những phát hiện bất hợp lý của chính sách liên quan đến đặc thù ngành
nghề, nghiên cứu đề xuất kiến nghị TLĐ tham gia với Nhà nước sửa đổi, bổ sung
chế độ BHXH.
4- Phối hợp với LĐLĐ tỉnh giải
quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo về thực hiện chế độ BHXH trên từng địa bàn.
5- Tổng hợp tình hình thực hiện
BHXH trong ngành báo cáo về TLĐ theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm.
V- ĐỐI VỚI TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM.
1- Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động
công đoàn toàn quốc về công tác BHXH.
2- Tập hợp kiến nghị của CNLĐ và
của các cấp công đoàn về những vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện chế
độ BHXH. Tổ chức nghiên cứu, đề xuất kiến nghị với Nhà nước nghiên cứu, sửa đổi,
bổ sung hoàn chỉnh các chế độ, chính sách luật pháp hiện hành về BHXH.
3- Tổ chức giám sát, kiểm tra hoặc
phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan kiểm
tra việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH.
4- Uỷ ban kiểm tra TLĐ thực hiện
việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNLĐ về BHXH theo
quy định tại điểm c, khoản 2, Mục II của Nghị quyết số 4A/NQ - TLĐ ngày
5/1/1996 của Ban chấp hành TLĐLĐ Việt Nam khoá VII và Điều 8, điều 9 của Quy định
số 432/QĐ-TLĐ ngày 18-4-1996 của Đoàn Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam.
5- Tham gia Hội đồng quản lý
BHXH Việt Nam, Hội đồng giám định Y khoa Trung ương theo quy định của luật
pháp.
6- Hàng năm tổng hợp đánh giá
tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH cùng tâm tư nguyện vọng của CNLĐ và
hoạt động công đoàn về công tác BHXH.
Bảo hiểm xã hội là một chính
sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, một nội dung quan trọng trong hoạt động công
đoàn góp phần thực hiện chức năng bảo vệ, chăm lo lợi ích cho CNLĐ. Việc tổ chức
quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách hiện nay theo cơ chế mới, chưa
thành nề nếp, dễ phát sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết. TLĐ yêu cầu các cấp
công đoàn, quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện tốt Thông tri này.
Trong quá trình triển khai thực
hiện, có gì vướng mắc yêu cầu phản ánh kịp thời về TLĐ nghiên cứu giải quyết.