THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 38/2019/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 12
năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 60/2015/QĐ-TTG NGÀY 27
THÁNG 11 NĂM 2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VỀ BẢO HIỂM
XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI,
BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng
11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14
tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày
20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài
chính,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 1. Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015
của Thủ tướng Chính phủ
1. Bổ sung Điểm
d Khoản 2 Điều 1 như sau:
“d) Cơ quan, tổ chức thuộc ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội được giao tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ
sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các nhiệm
vụ liên quan đến quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”
2. Sửa đổi, bổ
sung Điểm c Khoản 1 Điều 2 như sau:
“c) Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp,
tổ chức thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được giao tổ chức thực hiện
nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, sử dụng quỹ
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ bảo hiểm thất nghiệp mở tài
khoản tiền gửi không kỳ hạn để phản ánh các khoản thu, chi về chi phí quản lý
và các quỹ của đơn vị. Tiền lãi phát sinh trên tài khoản này được sử dụng bổ
sung nguồn chi phí quản lý và các quỹ của đơn vị”.
3. Sửa đổi, bổ
sung Điều 3 như
sau:
“Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách
nhiệm đảm bảo số dư trên tài khoản tiền gửi phản ánh các khoản thu, chi theo
quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Quyết định này để thực
hiện chi trả các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp. Số dư trên tài khoản này trong thời gian tạm thời
nhàn rỗi, được gửi có kỳ hạn để nâng cao hiệu quả đầu tư theo phương án đầu tư
quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và phải đảm bảo
nhu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”.
4. Sửa đổi, bổ
sung Khoản 2 Điều 4 như sau:
“2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện
nhiệm vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng thuộc đối
tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo, được Nhà nước cấp chi phí chi trả bằng
0,65% tổng số tiền chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (trừ khoản chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng
lao động, chi đóng bảo hiểm y tế), trong đó chi cho tổ chức làm đại lý chi trả
bình quân bằng 70% tổng số chi phí chi trả, mức chi cụ thể cho tổ chức làm đại
lý chi trả của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.”
5. Sửa đổi, bổ
sung Khoản 2 và bổ sung Khoản 5 Điều 5 như sau:
a) Sửa đổi, bổ
sung Khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm phân bổ, và giao dự toán thu, chi cho
các đơn vị trực thuộc; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc giao
dự toán chi phí quản lý cho các đơn vị trực thuộc, các cơ quan, tổ chức thuộc
ngành lao động - thương binh và xã hội tại địa phương”.
b) Bổ sung Khoản
5 Điều 5 như
sau:
“5. Sau khi báo cáo quyết toán năm
trước của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt
Nam thông qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xác định phần chênh lệch giữa dự toán
chi phí quản lý được giao và mức chi phí quản lý theo tỷ lệ tính trên số thực
thu, thực chi của năm trước theo quy định, báo cáo Bộ Tài chính để bù trừ vào dự
toán chi phí quản lý năm sau.”
6. Sửa đổi, bổ
sung Khoản 5 Điều 6 như sau:
“5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chuyển đủ và kịp thời nhu cầu kinh phí cho các đơn vị trực thuộc,
Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội để tạm ứng, thanh toán, chi trả các chế độ cho người thụ hưởng
và chi phí quản lý trong phạm vi dự toán được giao. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính
hướng dẫn chi tiết nội dung này.”
7. Sửa đổi, bổ
sung Khoản 2 Điều 7 như sau:
“2. Số quyết toán thu tiền đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là số tiền thực thu, gồm: số
tiền đóng của người tham gia, số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng
và số tiền lãi chậm đóng (nếu có). Đối với chi phí quản lý được cấp có thẩm quyền
giao trong năm, các đơn vị sử dụng và quyết toán theo chế độ quy định. Phần
chênh lệch giữa dự toán chi phí quản lý được giao và mức chi phí quản lý theo tỷ
lệ tính trên số thực thu, thực chi được bù trừ vào dự toán chi phí quản lý năm
sau”.
8. Sửa đổi, bổ
sung Điểm c Khoản 1 và Khoản 3 Điều 8
như sau:
a) Sửa đổi, bổ
sung Điểm c Khoản 1 như sau:
“Đối với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc
phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an: Chi thường xuyên bộ máy do ngân sách Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an bảo đảm. Chi thường xuyên cho lao động hợp đồng do thủ trưởng đơn vị thực hiện giao kết hợp
đồng lao động theo quy định của pháp luật. Chi thực hiện các nhiệm vụ về quản
lý, tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại Quyết định này được bảo đảm từ
nguồn chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng
năm”.
b) Sửa đổi, bổ
sung tiêu đề Khoản 3 như sau:
“Ngoài mức chi phí quản lý được giao
theo Khoản 2 Điều này, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan, tổ chức thuộc ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết
chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp còn được
sử dụng các nguồn kinh phí sau để thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 9 Quyết
định này:”.
9. Sửa đổi, bổ
sung Điểm đ Khoản 4 Điều 9; Sửa đổi, bổ sung Điểm a và Điểm b Khoản
5, Điểm a Khoản 6 Điều 9 như sau:
a) Bổ sung Điểm
đ Khoản 4 như
sau:
“đ) Chi cập nhật dữ liệu biến động
thay đổi thông tin hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế; chi rà soát thông tin, cập
nhật bổ sung dữ liệu, hoàn thiện phần mềm quản lý để cấp mã số bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; chi phí in ấn,
gửi thông báo; chi điều tra thống kê đối với doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất kinh doanh chưa tham gia bảo hiểm xã hội hoặc tham gia chưa đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội; chi điều
tra, thống kê kết nối dữ liệu đối tượng người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam được cấp giấy phép lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc tại Việt Nam; chi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ về đào tạo chuyển
đổi nghề nghiệp, khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động
và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
Nội dung và mức chi thực hiện theo
các quy định hiện hành.”
b) Sửa đổi, bổ
sung Điểm a và Điểm b Khoản 5 như sau:
“a) Chi phí thu bảo hiểm xã hội tự
nguyện, thu bảo hiểm y tế của người tham gia theo hộ gia đình, của học sinh,
sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
(gồm: chi đào tạo, tập huấn, thù lao cho đại lý thu; chi tổ chức hội nghị khách
hàng). Mức chi tối đa bằng 7,5% số tiền đóng của người tham gia (không bao gồm
số thu do ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân hỗ trợ), trong đó: mức chi thù
lao cho tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện bình quân tối đa bằng
14% số tiền đóng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; mức chi thù lao
cho cơ sở giáo dục bình quân tối đa bằng 2,5% số tiền đóng của học sinh, sinh
viên; mức chi thù lao đại lý thu bảo hiểm y tế của các đối
tượng còn lại bình quân tối đa bằng 7,0% số tiền đóng bảo hiểm y tế của người
tham gia.
Mức chi thù lao cho đại lý cụ thể đối
với từng nhóm đối tượng tham gia (đối tượng tham gia lần đầu, đối tượng tiếp tục
tham gia) và của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam quyết định phù hợp với tình hình thực
tế của từng tỉnh, thành phố.
b) Chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp
bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp từ quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất
nghiệp bằng 0,65% số tiền chi trả từ các quỹ thành phần: Bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất (trừ các khoản chi:
Phí khám giám định; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi
ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; đóng bảo hiểm y tế)
và chi trợ cấp thất nghiệp. Mức chi cụ thể cho tổ chức làm đại lý chi trả của từng
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy
định tại Khoản 4 Điều 1 Quyết định này”;
c) Sửa đổi, bổ
sung Điểm a Khoản 6 Điều 9 như sau:
“a) Chi trang phục thanh tra, chế độ
bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:
Chi trang phục thanh tra chuyên ngành
và cấp thẻ thanh tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định
số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ quy định việc thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội;
Chi chế độ bồi dưỡng đối với người được
giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra về đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện hành về chế độ bồi dưỡng
đối với công chức thanh tra chuyên ngành”.
10. Sửa đổi, bổ
sung Điểm a Khoản 1 Điều 10 như sau:
“a) Trích tối thiểu 5% để lập quỹ
phát triển hoạt động của đơn vị để sửa chữa, nâng cấp, cải
tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang
thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật công nghệ; đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công
chức, viên chức”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20
tháng 02 năm 2020.
Các quy định tại Quyết định này được
áp dụng từ năm tài chính 2019.
Điều 3. Điều khoản
thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách
nhiệm hướng dẫn Khoản 1, Khoản 4, Điểm a Khoản 5, Điểm b Khoản 9 Điều 1 Quyết
định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ
quan có liên quan, Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng,
các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các
tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các
Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí
thư;
- Văn phòng
Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban
của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao;
- Ủy ban Giám sát tài
chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các
đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các
PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|