Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 146/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược hội nhập quốc tế ngành Bảo hiểm xã hội 2016

Số hiệu: 146/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 20/01/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 146/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 ca Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;

Xét đề nghị ca Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” gồm các nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Hội nhập quốc tế là một chủ trương, định hướng của ngành Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam;

2. Hội nhập quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là xu thế tất yếu nhằm tăng cường đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân, đặc biệt là nhóm lao động dễ bị tổn thương trong thị trường lao động quốc gia đang trong xu thế hội nhập sâu rộng hơn với thị trường quốc tế và khu vực;

3. Hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp, người dân theo các điều ước quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

4. Hội nhập quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là một cấu phần của hội nhập văn hóa - xã hội. Hội nhập quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhằm trao đổi, tiếp thu và chia sẻ các giá trị trong lĩnh vực an sinh xã hội, hoạt động hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và thế giới nhằm xây dựng hệ thống an sinh xã hội trong đó bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trụ cột chính phát triển bền vững theo hướng tiến bộ, hiện đại và hiệu quả;

5. Hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải bảo đảm nguyên tắc độc lập tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia, hợp tác trên cơ sở cùng có lợi. Đồng thời, thúc đẩy thực thi các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia;

6. Các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được xây dựng và thực hiện phù hp với thế giới và có các tiêu chí tương đồng với các quốc gia phát triển trong khu vực; tạo điều kiện cho người lao động có thể dễ dàng tiếp cận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở Việt Nam và các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế;

7. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế một cách chủ động, tích cực, trên cơ sở phát huy nội lực, tuân thủ các quy tắc, luật lệ quốc tế có liên quan.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát huy tối đa nguồn lực và điều kiện thuận lợi của hội nhập quốc tế góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam bền vững, hiệu quả, hiện đại; xây dựng chính sách, tổ chức thực thi chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với các chuẩn mực, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a) Góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính tr về hội nhập quốc tế;

b) Nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phấn đấu đến năm 2020 có 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, 50% tham gia bảo hiểm xã hội và trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế; tiến tới bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động và bảo hiểm y tế toàn dân;

c) Xây dựng ngành Bảo hiểm xã hội hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

d) Hoàn thiện chính sách và đảm bảo thực thi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động trong các hiệp định song phương và đa phương theo lộ trình;

đ) Huy động thêm nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế nhằm thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân; góp phần thu hẹp khoảng cách với các nước khu vực trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

e) Tham gia ký kết các hiệp định quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tham gia vào quá trình hoàn thiện thể chế, xây dựng mô hình quản lý, quy trình nghiệp vụ, thủ tục hồ sơ hiện đại, thuận lợi, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động.

3. Mục tiêu định hướng đến năm 2030

a) Hoàn thiện mô hình quản lý bảo hiểm xã hội hiện đại, phù hợp với xu hướng của thế giới, bối cảnh dịch chuyển lao động toàn cầu, sự thay đổi nhân khẩu học và phục vụ tốt hơn nhu cầu tham gia và thụ hưởng chính sách của người lao động, người sử dụng lao động;

b) Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với các điều ước quốc tế về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; và tương đồng với các quốc gia trong khu vực và thế giới.

III. NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020

a) Xác định hp tác và hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn 2016-2020;

b) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác, đối ngoại đa phương theo hướng chủ động đóng góp, tích cực tham gia xây dựng các đề xuất, cơ chế hợp tác phù hp với Việt Nam thông qua các diễn đàn an sinh xã hội khu vực và thế giới;

c) Mở rộng các mối quan hệ hợp tác song phương thiết thực với các tổ chức an sinh xã hội nước ngoài trong đó ưu tiên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia có hệ thống an sinh xã hội phát triển trên thế giới;

d) Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế trong khuôn khổ Liên hiệp quốc, các định chế tài chính quốc tế, các cơ quan hỗ trợ phát triển nước ngoài, các nhà tài trợ quốc tế nhằm huy động tối đa nguồn lực để phát triển hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam;

đ) Tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi của người lao động làm việc trong môi trường hội nhập, toàn cầu hóa;

e) Rà soát, triển khai các cam kết quốc tế về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà Việt Nam đã tham gia, sửa đổi các quy định không còn phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam;

g) Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm quc tế trong xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật v bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo hướng tiên tiến, tương đồng về chính sách an sinh xã hội với các nước trong khu vực và thế giới;

h) Thúc đẩy hoạt động tuyên truyền đối ngoại, quảng bá hình ảnh của ngành Bảo hiểm xã hội;

i) Xây dựng và triển khai chiến lược đào tạo bồi dưỡng, chuẩn bị nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội đủ năng lực, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế;

k) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin, áp dụng hiệu quả công nghệ hiện đại trong quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

l) Tham gia tích cực và thúc đẩy các hoạt động hợp tác trong trụ cột văn hóa - xã hội của Cộng đồng ASEAN.

2. Nhiệm vụ định hướng đến năm 2030

a) Đưa các mối quan hệ quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, chủ động, ổn định. Triển khai các chương trình hợp tác quốc tế hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực. Mở rộng quan hệ với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các hiệp hội, Tổ chức an sinh xã hội trong khu vực và quốc tế. Tăng cường mở rộng hợp tác với các khu vực trên thế giới, Châu Âu (EU), Nam Mỹ, Trung Đông và Châu Phi;

b) Tất cả công dân Việt Nam, bao gồm các công dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài được đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ và thuận lợi.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Gii pháp về chính sách

a) Nghiên cứu, đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế song phương về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với các quốc gia phái cử lao động sang làm việc tại Việt Nam và quốc gia nhận lao động Việt Nam, trước mắt tập trung đàm phán, ký kết thỏa thuận với các quc gia tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam;

b) Tham gia và hoàn tất phê chuẩn các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các công ước của Liên hp quốc về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

c) Đ xuất và đưa ra các biện pháp xử lý các vấn đề về lao động di trú, đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế về lao động và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

d) Hoàn thiện cơ chế nhằm chủ động và tạo thuận lợi cho hợp tác và hội nhập quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

đ) B sung, sửa đi và ban hành mới các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập theo hướng hiện đại, tương đồng với các quốc gia trong khu vực và thế giới;

e) Đến năm 2030, tham gia và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

g) Đến năm 2030, ký kết các Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với toàn bộ các quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và các cơ quan nhận nhiều lao động Việt Nam đến làm việc nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài.

2. Giải pháp về thông tin truyền thông

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội cho cán bộ ngành Bảo hiểm xã hội và toàn xã hội;

b) In ấn, phát hành tài liệu, phim, ảnh tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Việt Nam đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và các cá nhân, tổ chức nước ngoài;

c) Quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh và thành tựu phát triển về mọi mặt của đất nước nói chung và của ngành Bảo hiểm xã hội nói riêng trên các kênh truyền thông như: các bản tin, tạp chí, báo mạng và các kênh truyền hình của Trung ương bằng nhiều thứ tiếng;

d) Đăng cai tổ chức và tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về lĩnh vực an sinh xã hội nhằm tuyên truyền đối ngoại, tăng cường hội nhập và nâng cao vị thế quốc tế của ngành Bảo hiểm xã hội;

đ) Năm 2016, xây dựng và đưa vào sử dụng phiên bản tiếng Anh tích hợp vào Cổng thông tin điện tử của ngành Bảo hiểm xã hội cung cấp tin tức, thông tin cập nhật v chính sách chế độ bảo him xã hội, bảo him y tế và hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài và hỗ trợ các giao dịch điện tử giữa người dân với cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Giải pháp về tổ chc, bộ máy hoạt động

a) Củng cố và kiện toàn bộ máy thực hiện công tác hội nhập quốc tế trong toàn ngành Bảo hiểm xã hội;

b) Kiện toàn đơn vị đầu mối về công tác đối ngoại của ngành về nhân sự, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ phù hợp đáp ứng nhu cầu hội nhập;

c) Xây dựng cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm và bố trí công tác đặc thù cho cán bộ trực tiếp làm công tác hội nhập quốc tế để đảm bảo thu hút cán bộ nghiệp vụ cao, thực hiện tốt công tác hội nhập quốc tế của ngành;

d) Bố trí cán bộ chuyên trách về công tác thông tin đối ngoại tại các cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh. Mỗi cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có một cán bộ làm công tác kiêm nhiệm về thông tin đối ngoại;

đ) Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý các đoàn trong nước đi công tác nước ngoài, đón tiếp đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức, nhưng vẫn đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả của từng hoạt động;

e) Đến năm 2030, cơ cấu tổ chức, nhân sự và các cơ sở pháp lý để thực hiện công tác hợp tác và hội nhập quốc tế trong toàn ngành Bảo hiểm xã hội đã được hoàn thiện ngang tầm khu vực và thế giới;

g) Đến năm 2030, đặt văn phòng đại diện của BHXH Việt Nam ở những nước có số lượng người lao động Việt Nam đến làm việc cao để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

4. Giải pháp về xây dựng nguồn nhân lực

a) Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong đó có tính đến những nhu cầu về hội nhập quốc tế;

b) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cu hội nhập trên cơ sở Đ án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015. Đẩy mạnh việc đào tạo ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho cán bộ ngành Bảo hiểm xã hội, trước mắt tập trung vào các cán bộ quản lý tại cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến năm 2020, đạt được các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Trên 80% cán bộ quản lý cấp Trung ương có thể sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, hoạt động hội nhập quốc tế; tối thiểu 30% sử dụng tiếng Anh trong đàm phán, hội nghị, hội thảo quốc tế và làm việc trực tiếp với đối tác nước ngoài không thông qua phiên dịch;

- Tối thiểu 50% cán bộ quản lý cấp tỉnh có thể sử dụng tiếng Anh cơ bản trong các hoạt động hội nhập quốc tế;

c) Khuyến khích và cử cán bộ trẻ có năng lực trong quy hoạch quản lý cán bộ các cấp đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn tại nước ngoài bằng các nguồn kinh phí trong và ngoài ngành Bảo hiểm xã hội; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngắn hạn, dài hạn, trên đại học tại nước ngoài. Phấn đấu 2% cán bộ ngành Bảo hiểm xã hội tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài;

d) Phối hợp, liên kết với các tổ chức đào tạo nước ngoài xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo cho cán bộ ngành Bảo hiểm xã hội;

đ) Định kỳ m các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ đối ngoại cho cán bộ trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong đó chú trọng nội dung lễ tân ngoại giao, văn hóa giao tiếp quốc tế;

e) Tăng cường nội dung về hoạt động hội nhập quốc tế theo các Nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, các cam kết quốc tế, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, kinh nghiệm về hợp tác quốc tế cho các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý;

g) Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy cho các cơ sở đào tạo của ngành Bảo hiểm xã hội hưng tới đạt chuẩn quốc tế;

h) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ hội nhập quốc tế cho các đơn vị làm công tác thông tin tuyên truyền, báo chí và cán bộ làm công tác hợp tác và hội nhập quốc tế;

i) Đẩy mạnh việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu công việc hiện nay. Chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ đ bi dưỡng và đào tạo cán bộ theo nhiu hình thức có th, đảm bảo mỗi cán bộ đều có chuyên môn khoa học và sử dụng thành thạo ít nhất 01 ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh). Chú trọng đào tạo lý luận chính trị - hành chính kiến thức chuyên ngành quan hệ quốc tế cho cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế;

k) Đến năm 2030, 100% đội ngũ cán bộ làm công tác hợp tác và hội nhập quốc tế sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ, được trang bị đầy đủ các kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn và lý luận chính trị;

l) Đến năm 2030, 100 % cán bộ cấp Trung ương có thể sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, hoạt động hợp tác quốc tế; trong đó tối thiểu 50% có thể sử dụng tiếng Anh trong đàm phán, hội nghị, hội thảo quc tế và làm việc trực tiếp với đối tác nước ngoài;

m) Đến năm 2030, 80 % cán bộ quản lý cấp tỉnh có thể sử dụng tiếng Anh cơ bản trong các hoạt động hp tác quốc tế.

5. Giải pháp về tài chính và cơ sở vật chất

a) Bảo hiểm xã hội Việt Nam bố trí kinh phí tối đa 2% tổng chi quản lý bộ máy cho hoạt động đối ngoại;

b) Tăng cường các khoản chi theo nội dung đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ tại nước ngoài, trao đổi kinh nghiệm và tham gia các diễn đàn hp tác, hội thảo và hội nghị quc tế, trong đó kinh phí dành cho đào tạo, bi dưỡng cán bộ tại nước ngoài tối đa 20% tổng chi đào tạo của ngành;

c) Tăng cường kinh phí thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội;

d) Ưu tiên đu tư cơ sở vật chất và đáp ứng đầy đủ phương tiện cho công tác đối ngoại và công tác đào tạo của ngành Bảo hiểm xã hội;

đ) Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đến năm 2020, đạt được các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Hoàn thiện hệ thống dịch vụ công trực tuyến, chính phủ điện tử cho các dịch vụ công do ngành Bảo hiểm xã hội cung cấp; xây dựng và hoàn thiện các phần mềm quản lý nội bộ theo hướng văn phòng điện tử;

- Xây dựng và hoàn thiện cơ s dữ liệu tập trung; cấp mã định danh cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Thông tin trong toàn ngành Bảo hiểm xã hội được kết nối; liên thông, kết nối được thông tin giữa ngành Bảo hiểm xã hội vi các cơ quan liên quan.

e) Tích cực huy động các nguồn lực của các đối tác và tổ chức quốc tế cho hoạt động hội nhập quốc tế thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và dự án tài trợ;

g) Đến năm 2030, hiện đại hóa hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin hiện đại tương đồng với các nước trong khu vực và trên thế giới;

h) Đến năm 2030, xây dựng và phát triển ngành Bảo hiểm xã hội lấy khách hàng làm trung tâm; đạt tiêu chuẩn quản lý quốc tế và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của ngành Bảo hiểm xã hội;

i) Đến năm 2030, đảm bảo ổn định nguồn tài chính trong nước và huy động từ các đối tác và tổ chức quốc tế cho các hoạt động hội nhập quốc tế.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện hệ thng pháp luật, chính sách bảo him xã hội phù hp với xu thế phát trin và hội nhập theo hướng hiện đại và tương đồng với các quốc gia phát triển trong khu vực và thế giới;

b) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đề xuất ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội;

c) Đưa ra các biện pháp xử lý các vấn đề về lao động di trú, đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế về an sinh xã hội;

d) Phối hp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan để thực hiện đánh giá giữa kỳ vào năm 2020 và đánh giá cuối kỳ vào năm 2030, báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

đ) Thực hiện báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.

2. Bộ Y tế

a) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo hiểm y tế phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập theo hướng hiện đại và tương đồng với các quốc gia phát triển trong khu vực và thế giới;

b) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đề xuất ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;

c) Phối hợp chặt chẽ vi Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan để thực hiện đánh giá giữa kỳ vào năm 2020 và đánh giá cuối kỳ vào năm 2030, báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

d) Thực hiện báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện công tác thông tin đối ngoại về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại địa phương;

b) Ch trì, phối hp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trin khai các dự án, hoạt động hợp tác quc tế và hội nhập quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại địa phương;

c) Phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan đ thực hiện đánh giá giữa kỳ vào năm 2020 và đánh giá cui kỳ vào năm 2030, báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

d) Thực hiện báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao xây dng các chương trình, ấn phẩm về thông tin đối ngoại về ngành Bảo hiểm xã hội;

c) Chủ động, tích cực tham gia vào các cơ chế hội nhập quốc tế v bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đề xuất ký kết các điều ước quốc tế về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

d) Củng cố và kiện toàn bộ máy thực hiện công tác hội nhập quc tế trong toàn ngành Bảo hiểm xã hội. Đảm bảo ngân sách chi cho các hoạt động hội nhập quốc tế. Đầu tư cơ sở vật chất và đáp ứng đầy đủ phương tiện cho công tác đối ngoại. Xây dựng và đưa vào sử dụng phiên bản tiếng Anh tích hợp vào Cng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hp và báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược hàng năm, tổ chức sơ kết thực hiện vào năm 2020, tổ chức tổng kết thực hiện Chiến lược vào năm 2030 và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tưng, các Phó Thủ tướng;
-
Ban Chỉ đạo liên ngành HNQT về KGVX;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
-
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban ca Đảng;
-
Văn phòng Tổng Bí thư;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quc hội;
-
Văn phòng Quốc hội;
- Ủ
y ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
-
VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
-
Lưu: Văn thư, QHQT(3).đh

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 146/QĐ-TTg ngày 20/01/2016 phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.133

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.201.46
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!