Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 145/2000/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 19/12/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 145/2000/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 145/2000/QĐ-TTG NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi;
Căn cứ Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các hoạt động thu, chi tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát sinh trước ngày Quyết định này có hiệu lực được điều chỉnh theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tổ chức thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 145/2000/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định chế độ quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý an toàn vốn và tài sản, sử dụng vốn, chấp hành chế độ tài chính, kế toán và kiểm toán theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Chương 2

VỐN VÀ TÀI SẢN

Điều 4. Vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm:

1. Vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do Nhà nước cấp.

Khi có yêu cầu thay đổi mức vốn điều lệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Vốn vay khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

3. Vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).

4. Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản.

5. Quỹ dự phòng nghiệp vụ (nguồn thu phí bảo hiểm tiền gửi).

6. Các loại quỹ: quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

7. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định do Nhà nước cấp (nếu có).

8. Vốn khác.

Điều 5. Quỹ dự phòng nghiệp vụ được hình thành từ nguồn thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm (sau khi đã trừ số phí được bổ sung vào thu nhập của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định tại Điều 12 Quy chế này).

Quỹ dự phòng nghiệp vụ dùng để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng thanh toán và có quyết định chấm dứt hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không đủ để chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý.

Điều 6.

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn để phục vụ hoạt động theo quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Việc sử dụng vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn.

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động của mình không vượt quá 15% vốn điều lệ. Việc đầu tư và mua sắm tài sản cố định hàng năm phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và trong phạm vi kế hoạch năm đã được duyệt.

3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi vào các mục đích theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 7. Kiểm kê, đánh giá lại tài sản

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện kiểm kê tài sản và vốn hiện có theo định kỳ hàng năm; xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu, tài sản ứ đọng, mất phẩm chất, nguyên nhân và trách nhiệm xử lý để làm căn cứ để lập báo cáo tài chính.

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của pháp luật. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản được hạch toán tăng hoặc giảm vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Điều 8. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước và được sử dụng số khấu hao tài sản cố định để tái đầu tư thay thế, đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Mọi tổn thất tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (trừ tổn thất thuộc cam kết bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam) phải được lập biên bản xác định mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau:

1. Nếu tài sản tổn thất do nguyên nhân chủ quan của tập thể hoặc cá nhân thì đối tượng gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

3. Giá trị tổn thất sau khi đã thu hồi và bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của các tổ chức bảo hiểm, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí.

4. Những trường hợp tổn thất do thiên tai, do nguyên nhân khách quan gây thiệt hại nghiêm trọng; tổn thất do không thu hồi được các khoản cho vay, bảo lãnh, mua lại nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ, sau khi đã bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính vẫn không đủ thì Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc lập phương án xử lý tổn thất báo cáo Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 10. Thanh lý, nhượng bán tài sản

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được nhượng bán tài sản không cần dùng để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích hoạt động có hiệu quả hơn.

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng, để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích hoạt động có hiệu quả hơn.

3. Khi nhượng bán, thanh lý tài sản, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải thành lập Hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản và tổ chức đấu giá trong trường hợp pháp luật quy định phải tổ chức đấu giá.

4. Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán và chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản được hạch toán vào kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Điều 11. Thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản

1. Việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Số tiền Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thu được từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được sử dụng theo trật tự sau:

a) Hoàn lại các khoản Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã cho vay hỗ trợ và bảo lãnh đối với các tổ chức này;

b) Phần còn lại (nếu có) bổ sung quỹ dự phòng nghiệp vụ.

Chương 3

THU NHẬP, CHI PHÍ

Điều 12. Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là các khoản thực thu trong năm, bao gồm:

1. Thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi:

a) Trong 3 năm đầu hoạt động, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hạch toán vào thu nhập 12% tổng số phí thu được của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Sau thời gian 3 năm, nếu nguồn thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam vẫn tiếp tục khó khăn do khách quan thì giao Bộ Tài chính xem xét xử lý tiếp;

b) Thu lãi từ các khoản cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm;

c) Thu phí bảo lãnh trong trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo lãnh cho các tổ chức tham gia bảo hiểm vay các khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm;

d) Thu lãi từ mua lại nợ;

đ) Thu tiền phạt tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp phí theo quy định.

2. Thu hoạt động tài chính:

a) Thu lãi đầu tư vào các giấy tờ có giá;

b) Thu lãi tiền gửi.

3. Thu hoạt động khác:

a) Thu thanh lý, nhượng bán tài sản (toàn bộ số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản);

b) Thu phí dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;

c) Các khoản thu khác.

Điều 13. Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là các khoản thực chi trong năm, bao gồm:

1. Chi hoạt động bảo hiểm tiền gửi:

a) Chi trả lãi tiền vay;

b) Chi phí dịch vụ thanh toán, ủy thác;

c) Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ mua bán nợ, hoạt động đầu tư, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá và các khoản chi khác cho hoạt động nghiệp vụ.

2. Chi cho cán bộ:

a) Chi lương, tiền công và các khoản chi mang tính chất tiền lương phải trả cho người lao động theo chế độ quy định;

b) Chi phụ cấp cho thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát làm việc bán chuyên trách;

c) Chi tiền ăn ca cho cán bộ, nhân viên, mức chi cho mỗi cán bộ không vượt quá mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước.

d) Chi cho lao động nữ theo chế độ quy định;

đ) Chi trang phục giao dịch, bảo hộ lao động theo quy định;

e) Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định;

g) Chi trợ cấp khó khăn theo quy định.

3. Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định.

4. Chi phí cho tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường hợp nguồn kinh phí của các tổ chức này không đủ trang trải chi phí hoạt động.

5. Chi hoạt động quản lý:

a) Chi vật tư văn phòng;

b) Chi về cước phí bưu điện, truyền tin, điện báo, thuê kênh truyền tin, telex, fax... trả theo hoá đơn của cơ quan bưu điện;

c) Chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan, môi trường;

d) Chi xăng dầu;

đ) Chi công tác phí cho cán bộ đi công tác trong và ngoài nước;

e) Chi lễ tân, khánh tiết, hội nghị, tuyên truyền, quảng cáo. Các khoản chi này không quá 7% tổng chi phí hàng năm trong 2 năm đầu mới thành lập và không quá 5% tổng chi phí hàng năm trong các năm sau đó;

g) Chi đào tạo tập huấn cán bộ và chi nghiên cứu khoa học, công nghệ;

h) Chi về thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước (nếu có);

i) Chi phí thanh tra, kiểm toán;

k) Chi tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế do nguyên nhân khách quan bất khả kháng;

l) Chi phí quản lý khác theo quy định.

Các khoản chi tại khoản 5 Điều này, thực hiện theo định mức do Bộ Tài chính quy định phù hợp với đặc thù hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

6. Chi về tài sản:

a) Chi khấu hao tài sản cố định theo quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước;

b) Chi về mua bảo hiểm tài sản;

c) Chi mua sắm công cụ lao động;

d) Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản;

đ) Chi trả tiền thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài sản giữa bên cho thuê và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

e) Chi về thanh lý, nhượng bán tài sản (bao gồm giá trị còn lại của tài sản và các chi phí thanh lý, nhượng bán);

g) Chi cho khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã được bù đắp bằng các nguồn theo chế độ quy định.

7. Chi nộp thuế, phí, lệ phí.

8. Chi khen thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài ngành có đóng góp cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Mức chi do Bộ Tài chính quy định.

9. Các khoản chi phí khác.

Điều 14. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí đúng quy định và thực hiện các quy định về chế độ hoá đơn, chứng từ kế toán; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các khoản thu, chi.

Điểu 15. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:

1. Thiệt hại đã được Chính phủ hỗ trợ hoặc được cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường;

2. Chi tiền nộp phạt do vi phạm hành chính, lãi nợ vay quá hạn do nguyên nhân chủ quan, vi phạm chế độ tài chính;

3. Các khoản tiền phạt mà tập thể, cá nhân phải nộp do vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ;

4. Các khoản chi không liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như chi đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ tổ chức cá nhân khác;

5. Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ: chi sự nghiệp, chi khen thưởng phúc lợi và các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ;

6. Các khoản chi không hợp lệ khác.

Chương 4

CHÊNH LỆCH THU CHI TÀI CHÍNH VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ

Điều 16. Chênh lệch thu chi tài chính thực hiện trong năm là kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, được xác định giữa tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí hợp lệ phát sinh trong năm.

Điều 17. Xử lý chênh lệch thu chi tài chính hàng năm

l. Trường hợp thu lớn hơn chi:

a) Bù đắp chênh lệch thu nhỏ hơn chi các năm trước;

b) Trừ các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

c) Số còn lại coi như 100% được xử lý như sau:

- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính. Khi số dư quỹ dự phòng tài chính bằng 25% vốn điều lệ thì không trích tiếp;

- Trích 50% vào quỹ đầu tư phát triển;

- Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Khi số dư quỹ này bằng 6 tháng lương thực hiện của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì không trích tiếp;

- Trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi. Mức trích hai quỹ này thực hiện như quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước. Tỷ lệ phân chia 2 quỹ do Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định;

- Số còn lại được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển.

2. Trường hợp thu nhỏ hơn chi:

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp chênh lệch thu nhỏ hơn chi; trường hợp số dư quỹ dự phòng tài chính không đủ để bù đắp được chuyển sang các năm sau bù đắp tiếp.

Điều 18. Nguyên tắc sử dụng các quỹ

1. Quỹ dự phòng tài chính dùng để :

a) Bù đắp chênh lệch thu chi theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Quy chế này;

b) Bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xẩy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của tổ chức bảo hiểm;

c) Bù đắp rủi ro về đầu tư và các khoản hỗ trợ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả.

2. Quỹ đầu tư phát triển dùng để:

a) Đầu tư mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

Căn cứ kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, nhu cầu đầu tư và khả năng của quỹ, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tắc có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn;

b) Đầu tư vào giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật.

3. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm dùng để trợ cấp cho người lao động đã làm việc tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ 1 năm trở lên bị mất việc làm tạm thời theo quy định của pháp luật; chi đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việc mới, đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên làm việc tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

4. Quỹ khen thưởng dùng để:

a) Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ, công nhân viên. Mức thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc và Công đoàn trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên trong Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

b) Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể có sáng kiến cải tiến kỹ thuật quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả trong hoạt động. Mức thưởng do Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định.

5. Quỹ phúc lợi dùng để:

a) Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

b) Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ, nhân viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

c) Chi các hoạt động phúc lợi khác. Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn quản lý, sử dụng quỹ này.

Chương 5

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Điều 19.

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải thực hiện chế độ kế toán, thống kê hiện hành và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê.

2. Năm tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch.

Điều 20. Hàng năm Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm lập và gửi cho Bộ Tài chính kế hoạch thu chi tài chính. Kế hoạch này được Hội đồng quản trị thông qua và là căn cứ để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện và quyết toán tài chính với cơ quan tài chính.

Điều 21. Định kỳ (quý, năm) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê, báo cáo tài chính và các báo cáo định kỳ, đột xuất khác theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê.

1. Báo cáo quyết toán thu chi tài chính hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Hội đồng quản trị thông qua và gửi cho Bộ Tài chính chậm nhất trong vòng 45 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính.

2. Hàng năm, trên cơ sở báo cáo quyết toán tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ xem xét, kiểm tra tài chính theo chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước.

Điều 22. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện chế độ kiểm soát nội bộ theo quy định hiện hành.

Điều 23. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 145/2000/QD-TTg

Hanoi, December 19, 2000

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON FINANCIAL MANAGEMENT AT THE VIETNAM DEPOSIT INSURANCE

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Government’s Decree No. 89/1999/ND-CP of September 1, 1999 on deposit insurance;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 218/1999/QD-TTg of November 11, 1999 on the setting up of the Vietnam Deposit Insurance;
At the proposals of the Minister of Finance and the Vietnam State Bank Governor,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on financial management at the Vietnam Deposit Insurance.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing. Financial collection and spending activities carried out by the Vietnam Deposit Insurance before the effective date of this Decision shall be regulated by the Regulation issued together with the Decision.

Article 3.- To assign the Minister of Finance, the chairman of the Managing Board and the general director of the Vietnam Deposit Insurance to organize the implementation of this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

REGULATION

ON FINANCIAL MANAGEMENT AT THE VIETNAM DEPOSIT INSURANCE
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 145/2000/QD-TTg of December 19, 2000)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Regulation prescribes the financial management regime for the Vietnam Deposit Insurance which is set up, organized and operates under the Prime Minister’s Decision No 218/1999/QD-TTg of November 9, 1999.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The Ministry of Finance shall, with its function of State management over finance, have to guide and inspect the financial collection and spending activities of the Vietnam Deposit Insurance.

Chapter II

CAPITAL AND ASSETS

Article 4.- Operating capital of the Vietnam Deposit Insurance comprises

1. The charter capital of VND 1,000 billion allocated by the State;

Where there arises a need to change the charter capital level, the chairman of the Managing Board of the Vietnam Deposit Insurance shall report it to the Minister of Finance and the State Bank Governor for submission to the Prime Minister for decision.

2. Borrowed capital, when the Prime Minister so permits.

3. Capital (if any) lawfully provided by organizations and individuals inside and outside the country.

4. Differences as a result of the asset re-valuation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Various funds: financial reserve fund, development investment fund, severance reserve fund, reward fund, welfare fund.

7. Capital (if any) allocated by the State for capital construction investment and procurement of fixed assets.

8. Other capital.

Article 5.- The professional reserve fund shall be raised from the source of annually collected deposit insurance premiums (after subtracting the premium amount supplemented to the income of the Vietnam Deposit Insurance as prescribed in Article 12 of this Regulation).

The professional reserve fund shall be used to pay insurance to depositors when the organizations participating in the deposit insurance fall into insolvency and terminate their operation under the decisions by competent State bodies. Where the capital source of the Vietnam Deposit Insurance is not enough to indemnify depositors, the Vietnam Deposit Insurance shall report such to the Ministry of Finance and the State Bank which shall submit the handling plan to the Prime Minister.

Article 6.-

1. The Vietnam Deposit Insurance may use its capital to serve the activities prescribed in the Government’s Decree No. 89/1999/ND-CP of September 1, 1999 on deposit insurance and the Prime Minister’s Decision No. 75/2000/QD-TTg of June 28, 2000 approving the Statute on the organization and operation of the Vietnam Deposit Insurance. The use of the capital of the Vietnam Deposit Insurance must ensure the principle of capital safety and development.

2. The Vietnam Deposit Insurance may procure and invest in fixed assets in service of their activities with no more than 15% of its charter capital. The annual investment in and procurement of fixed assets must comply with the regulations of the State and within the approved annual plans.

3. The Vietnam Deposit Insurance may use its temporarily idle capital for purposes set forth in Clause 8, Article 7 of the Prime Minister’s Decision No. 75/2000/QD-TTg of June 28, 20000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Vietnam Deposit Insurance shall inventory its existing assets and capital on a yearly basis; determine the exact quantities of superfluous, lacking, unused, deteriorated assets, the causes thereof and handling responsibilities to serve as basis for making financial reports.

2. The Vietnam Deposit Insurance shall inventory and re-value assets by decisions of competent State bodies.

3. The asset inventory and re-valuation must strictly comply with law provisions. The differences being either increases or decreases in value as a result of the asset re-valuation shall be accounted as the capital increase or decrease of the Vietnam Deposit Insurance.

Article 8.- The Vietnam Deposit Insurance shall make fixed asset depreciation as prescribed for State enterprises and may use the depreciated fixed asset amounts for reinvestment in replacing and renewing fixed assets and for other activities as prescribed by law.

Article 9.- All asset losses of the Vietnam Deposit Insurance (except losses falling under its deposit insurance commitments) must be recorded in writing so as to determine the extent, causes, responsibility and shall be handled according to the following principles:

1. If the asset loss is caused subjectively by organizations or individuals, the loss-causing subjects shall have to pay compensation according to law provisions. The Managing Board or the general director of the Vietnam Deposit Insurance shall decide on the compensation level and take responsibility for their decisions.

2. Insured assets shall be handled according to the insurance policy.

3. If the value of lost assets, after being recovered and offset by compensation money of individuals, organizations or insurance organizations, remain inadequate, it shall be further offset with the financial reserve fund. Where the financial reserve fund is still not enough to offset the loss, the deficient amount shall be accounted into expenses.

4. For losses incurred due to natural calamities or objective causes, thus causing serious damage; losses due to the irrecoverability of loans, guaranteed debts and re-purchased debts under the designation of the Prime Minister, if the financial reserve fund is still not enough to offset them, the Managing Board and the general director shall draw up loss-handling plans, report them to the Ministry of Finance and the State Bank for consideration and submission to the Prime Minister for decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Vietnam Deposit Insurance may sell unused assets to recover capital for use for activities with higher efficiency.

2. The Vietnam Deposit Insurance may liquidate substandard and deteriorated assets, assets that are irreparably damaged, technically obsolete assets that are left unused or used inefficiently and cannot be sold in their present conditions, to recover capital for use for activities with more efficiency.

3. When selling or liquidating assets, the Vietnam Deposit Insurance must set up a council to assess their real technical conditions, evaluate their value and hold auctions for cases where auctions are required by law.

4. The difference between the proceeds from the liquidation or sale of assets and the residual value of the liquidated or sold assets plus the liquidation or sale expenses shall be accounted into the operating results of the Vietnam Deposit Insurance.

Article 11.- Liquidation of assets of bankrupt deposit insurance-participating organizations

1. The liquidation of assets of bankrupt deposit insurance-participating organizations shall comply with law provisions.

2. The proceeds collected by the Vietnam Deposit Insurance from the liquidation of assets of deposit insurance-participating organizations shall be used in the following order:

a/ Repayment of amounts lent as support and guarantee by the Vietnam Deposit Insurance to these organizations;

b/ The remainder (if any) shall be added to the professional reserve fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



REVENUES AND EXPENDITURES

Article 12.- Revenues of the Vietnam Deposit Insurance are revenues actually collected in the year, including:

1. Revenues from professional deposit insurance activities:

a/ For the first three years of operation, the Vietnam Deposit Insurance shall account 12% of the total amount of premiums collected from deposit-insurance-participating organizations into its income. After three years, if the revenue source of the Vietnam Deposit Insurance still meets with objective difficulties, the Ministry of Finance shall be assigned to consider and handle such cases;

b/ Interests on loans in support of payment of insured deposits;

c/ Charges collected from the guaranty service in cases where the Vietnam Deposit Insurance provide guaranty for insurance-participating organizations to borrow special loans to pay insured deposits;

d/ Profits earned from debt re-purchase;

e/ Fines collected from deposit insurance-participating organizations which fail to keep the premium-payment deadline as prescribed.

2. Revenues from financial operations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Deposit interests.

3. Revenues from other activities:

a/ Proceeds from liquidation and sale of assets (all the money earned from the liquidation and sale of assets).

b/ Charges collected from the consultancy and personnel training services provided to deposit insurance-participating organizations;

c/ Other revenues.

Article 13.- Expenditures of the Vietnam Deposit Insurance are expenditures actually made in the year, including:

1. Expenditures for deposit insurance activities:

a/ Payment of loan interests;

b/ Payment of settlement and entrustment service charges ;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Payments to employees:

a/ Salaries, wages and wage-based allowances payable to laborers according to the prescribed regime;

b/ Allowances paid to Managing Board and Control Board members who work on a part-time basis;

c/ Payment of mid-shift meals for employees and officials, the amount paid to each person must not exceed the minimum salary prescribed by the State for State employees;

d/ Payment to women laborers according to the prescribed regime;

e/ Payment of reception dresses, labor protection clothes as prescribed;

f/ Payment of job severance allowances to laborers according to the prescribed regime;

g/ Payment of hardships allowances as prescribed;

3. Payment of social and health insurance, payment of trade union fee, and other contributions according to the prescribed regime;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Expenses for managerial activities:

a/ Expenses for office supplies;

b/ Payment of postal, communication, telegraphic charges, payment for hired communication channels, telex, fax,… made according to invoices issued by the post offices;

c/ Expenses for electricity, water, health services, office and environmental sanitation;

d/ Expenses for petrol and gasoline;

e/ Payment of allowances to employees and officials on working trips inside and outside the country;

f/ Expenses for receptions, ceremonies, meetings, propagation, advertisement. These expenses must not exceed 7% of the total annual expenditure in the first two years of establishment, and 5% in the subsequent years;

g/ Expenses for professional training and fostering, scientific and technological research;

h/ Expenses for hiring of national and foreign specialists (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



j/ Payment of fines for breaches of economic contracts due to objective and force majeure causes;

k/ Other managerial expenses as prescribed.

The expenses in Clause 5 of this Article shall comply with the norms set by the Ministry of Finance, suited to the characteristics of the Vietnam Deposit Insurance’s activities.

3. Expenditures on assets:

a/ Expenses for fixed asset depreciation as prescribed for State enterprises;

b/ Expenses for purchase of property insurance;

c/ Expenses for purchase of labor tools;

d/ Expenses for asset maintenance and repair;

e/ Expenses for asset renting under asset-renting contracts between the lessors and the Vietnam Deposit Insurance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Expenses for property losses after being offset by various sources according to the prescribed regime.

7. Payment of taxes, charges and fees.

8. Rewards to outside individuals and units that have made contributions to the operation of the Vietnam Deposit Insurance. The reward levels shall be prescribed by the Ministry of Finance.

9. Other expenses.

Article 14.- The Vietnam Deposit Insurance shall account its incomes and expenditures according to the regulations, observe all regulations on the regime of accountancy invoices and vouchers and take responsibility before law for the accuracy of its revenues and expenditures.

Article 15.- The Vietnam Deposit Insurance must not account into their expenditures the following amounts:

1. Damage for which the Government has provided support or the insurer or the damage-causing party has compensated.

2. Payment of fines for administrative violations, interests on debts left overdue for subjective reasons, fines for breaches of financial regimes.

3. Fines paid by collectives and individuals for law-breaking acts committed while they are on official duty;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Expenses covered by other funding sources: public service expenses, welfare rewards, and expenses covered by other funding sources;

6. Other improper expenses.

Chapter IV

FINANCIAL REVENUES - EXPENDITURE DIFFERENCE AND DEDUCTIONS FOR SETTING UP VARIOUS FUNDS

Article 16.- The financial revenue - expenditure difference recorded in the year is the result of financial activities of the Vietnam Deposit Insurance, which is determined as the difference between the total revenue and the total proper expenditure arising in the year.

Article 17.- Handling of the annual financial revenue - expenditure difference:

1. If the revenue is larger than the expenditure:

a/ Offsetting differences in the previous years when revenues were smaller than expenditures;

b/ Subtracting amounts of fine paid for law violations falling under the responsibility of the Vietnam Deposit Insurance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- 10% shall be deducted for the financial reserve fund. When the balance of the financial reserve fund is equal to 25% of the charter capital, no more deduction shall be made;

- 50% shall be deducted for the development investment fund;

- 5% shall be deducted for the job loss allowance reserve fund. When the balance of this fund is equal to six months’ paid salaries of the Vietnam Deposit Insurance, no more deduction shall be made;

- Making deductions for setting up the reward and welfare funds. The level of deductions made for these two funds shall be as prescribed for State enterprises. The rate of deduction for these two funds shall be decided by the Managing Board of the Vietnam Deposit Insurance.

- The remaining amount shall be added to the development investment fund.

2. If the revenue is smaller than the expenditure:

The Vietnam Deposit Insurance may use the financial reserve fund to offset the difference when the revenue is smaller than the expenditure; where the credit balance of the financial reserve fund is not enough to offset the deficit, such deficit may be further offset in the subsequent years.

Article 18.- Principles for the use of funds

1. The financial reserve fund shall be used to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Offset the remaining part of the property damage or loss occurring in the process of operation after being made up for by compensation money paid by the loss-causing organizations or individuals and the insurer;

c/ Offset investment risks and financial supports for deposit insurance-participating organizations falling into insolvency.

2. The development investment fund shall be used to:

a/ Make investment in expanding the operation scope and renewing technologies and equipment to improve the working conditions of the Vietnam Deposit Insurance;

Basing itself on the annual capital construction plans, investment demands and the funds capability, the Managing Board of the Vietnam Deposit Insurance shall decide on the investment forms and methods on the principles of capital efficiency, safety and development;

b/ Make investment in valuable papers according to law provisions.

3. The job loss allowance reserve fund shall be used to provide allowances, as prescribed by law, to laborers who have worked at the Vietnam Deposit Insurance for one year or more before temporarily losing their jobs; to pay for professional and technical re-training for laborers as a result of technological renewal or transfer to new jobs, training in sideline jobs for female laborers of the Vietnam Deposit Insurance, and fostering to raise the professional qualifications of officials and employees working at the Vietnam Deposit Insurance.

4. The reward fund shall be used to:

a/ Reward at the yearend or regularly officials and employees. The reward levels shall be decided by the chairman of the Managing Board of the Vietnam Deposit Insurance at the proposals of the general director and the trade union on the basis of the productivity and work achievements of each official and employee in the Vietnam Deposit Insurance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The welfare fund shall be used to:

a/ Make investment in building or repairing, and supplement capital for building welfare facilities of the Vietnam Deposit Insurance;

b/ Pay for public sport, cultural and welfare activities of the collective of officials and employees of the Vietnam Deposit Insurance;

c/ Pay for other welfare activities. The general director of the Vietnam Deposit Insurance shall coordinate with the trade unions executive committee in managing and using this fund.

Chapter V

ACCOUNTING, STATISTICAL AND AUDITING REGIMES AND FINANCIAL PLANS

Article 19.-

1. The Vietnam Deposit Insurance must abide by the current regime on accounting and statistics and the guiding documents of the Ministry of Finance.

2. The fiscal year of the Vietnam Deposit Insurance commences on the 1st of January and ends on the 31st of December of the calendar year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Periodically (quarterly and annually) the Vietnam Deposit Insurance shall have to draw up and send professional reports, statistical reports, accounting reports, financial reports, and other periodical and irregular reports as prescribed by the Ministry of Finance and the General Department of Statistics.

1. The report on final settlement of the annual revenues and expenditures of the Vietnam Deposit Insurance must be approved by the Managing Board and sent to the Ministry of Finance within 45 days after the end of the fiscal year.

2. Each year, on the basis of the final financial settlement report of the Vietnam Deposit Insurance, the Ministry of Finance shall conduct the financial examination and inspection according to its function as a State management body.

Article 22.- The Vietnam Deposit Insurance shall implement the internal audit regime according to current regulations.

Article 23.- Any amendments and supplements to this Regulation shall be proposed by the Vietnam Deposit Insurance to the Ministry of Finance for consideration and submission to the Prime Minister for decision.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết Định 145/2000/QĐ-TTG về quy chế quản lý tài chính đối với bảo hiểm tiền gửi việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.349

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.19.203
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!