Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 102/NQ-CP 2018 giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Số hiệu: 102/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 03/08/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Năm 2019: Tăng 30 - 50% đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Ngày 03/8/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết 102/NQ-CP ban hành nguyên tắc, chỉ tiêu, tiêu chí và phương pháp xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH.

Theo đó, khi xây dựng đề xuất chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp thì các địa phương phải đảm bảo:

- Đối với BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp: tỷ lệ tổng số lao động tham gia chiếm ít nhất là 90% số đối tượng thuộc diện tham gia vào cuối năm 2019 và chiếm ít nhất 95% vào cuối năm 2020;

- Đối với BHXH tự nguyện: tốc độ gia tăng đối tượng tham gia của năm sau so với năm trước ít nhất bằng 30% - 50%.

Các địa phương dựa trên kết quả thực hiện của 06 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm số đối tượng thuộc diện tham gia, đang tham gia BHXH làm cơ sở tiến hành dự báo, tính toán số đối tượng tiềm năng cần khai thác trong thời gian tới để xác định số liệu cho năm tiếp theo.

Nghị quyết 102/NQ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 102/NQ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2018

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC GIAO CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 28/TTr-BLĐTBXH ngày 14 tháng 6 năm 2018, công văn số 2970/LĐTBXH-BHXH ngày 24 tháng 7 năm 2018,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành nguyên tắc, chỉ tiêu, tiêu chí và phương pháp xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Căn cứ các nguyên tắc, chỉ tiêu, tiêu chí và phương pháp xây dựng chỉ tiêu được ban hành kèm theo Nghị quyết này để thực hiện.

b) Xây dựng kế hoạch và đề xuất các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện chỉ tiêu đã đề ra, trong đó bao gồm cả phân tích, đánh giá tính khả thi, dự kiến nguồn lực thực hiện và chính sách hỗ trợ riêng của địa phương.

c) Chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành liên quan căn cứ nguyên tắc, chỉ tiêu, kế hoạch đã xây dựng để triển khai thực hiện, đồng thời thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó trước mắt tập trung vào các giải pháp:

- Tăng cường phối hợp trong liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan có liên quan (các cơ quan lao động, thuế, kế hoạch - đầu tư, bảo hiểm xã hội, ...) để nắm bắt chính xác số doanh nghiệp, người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp để yêu cầu người lao động, người sử dụng lao động tham gia đầy đủ theo quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội, trước hết tập trung kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu trốn đóng, đóng không đủ số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

- Tập trung đôn đốc, yêu cầu người lao động, người sử dụng lao động thực hiện nghiêm trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó lưu ý đối với một số nhóm đối tượng người lao động đang làm việc trong các hộ kinh doanh, tổ hợp tác, các doanh nghiệp nhỏ; người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện quy trình, thủ tục tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tham gia và thụ hưởng chế độ, đặc biệt liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách đối với người lao động, đặc biệt tập trung thực hiện tuyên truyền đối với chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện có sự hỗ trợ một phần tiền đóng của nhà nước từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các địa phương hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện các nguyên tắc, chỉ tiêu, tiêu chí và phương pháp xây dựng chỉ tiêu được ban hành kèm theo Nghị quyết này.

b) Hằng năm, tổng hợp tình hình thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của các địa phương và các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Tổng kết, đánh giá việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019 - 2020 và đề xuất Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho các địa phương giai đoạn từ năm 2021 trở đi.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung đôn đốc, chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương thực hiện phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nhằm đạt được chỉ tiêu đã đề ra.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC

NGUYÊN TẮC, CHỈ TIÊU, TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ)

I. NGUYÊN TẮC

1. Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ các tiêu chí, phương pháp xây dựng chỉ tiêu tại Mục III để xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại địa phương và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, đồng thời xây dựng kế hoạch để thực hiện chỉ tiêu đã đề ra, trong đó phân tích, đánh giá tính khả thi và giải pháp thực hiện chỉ tiêu cho giai đoạn 2019 - 2020.

2. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo về việc xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch và tình hình thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết, đánh giá việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019 - 2020 và đề xuất Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho giai đoạn từ năm 2021 trở đi đối với từng địa phương cho phù hợp.

II. CHỈ TIÊU

1. Số người tham gia bảo hiểm xã hội (đơn vị tính: người)

- Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

- Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội (đơn vị tính: %)

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (số người tham gia so với số người thuộc diện tham gia);

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (số người tham gia so với số người thuộc diện tham gia);

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội thất nghiệp (số người tham gia so với số người thuộc diện tham gia).

3. Tốc độ phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội (đơn vị tính: %)

- Tốc độ phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (năm sau so với năm trước);

- Tốc độ phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (năm sau so với năm trước);

- Tốc độ phát triển số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (năm sau so với năm trước).

III. TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP

Bước 1: Xác định các tiêu chí:

Các địa phương trên cơ sở kết quả tình hình thực hiện 06 tháng đầu năm, đồng thời ước thực hiện cả năm hiện hành để làm cơ sở tiến hành dự báo, xác định số liệu cho năm tiếp theo, bao gồm:

1. Xác định đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội trong lực lượng lao động tại địa phương (bao gồm đối tượng thuộc diện phải đăng ký thường trú, tạm trú tại địa phương):

- Đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

+ Số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã).

+ Số người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn.

+ Số người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên (bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương) tại các đơn vị, doanh nghiệp phân chia theo tiêu chí:

. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

. Doanh nghiệp nhà nước;

. Tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên địa bàn;

. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.

+ Số người đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài theo hợp đồng.

+ Đối tượng khác (nếu có).

- Đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

+ Số viên chức làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị xã hội.

+ Số người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên (bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương) tại các đơn vị, doanh nghiệp phân chia theo tiêu chí:

. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

. Doanh nghiệp nhà nước;

. Tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên địa bàn;

. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.

- Đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, phân chia theo các tiêu chí sau:

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

+ Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

+ Người giúp việc gia đình;

+ Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương (gồm cả xã viên hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã);

+ Đối tượng khác.

2. Xác định đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại địa phương:

Xác định đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội đang quản lý:

- Số lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phân loại theo từng nhóm đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở mục trên.

- Số lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp phân loại theo từng nhóm đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã nêu ở mục trên.

- Số lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phân loại theo từng nhóm đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mục trên.

3. Xác định các đối tượng tiềm năng cần khai thác

Dựa trên số đối tượng thuộc diện tham gia, số đang tham gia đã xác định ở trên để tính toán số đối tượng tiềm năng cần khai thác trong thời gian tới (bằng số đối tượng thuộc diện tham gia trừ đi số đối tượng đang tham gia của từng nhóm).

Bước 2: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại địa phương:

Trên cơ sở số liệu đối tượng tiềm năng phân loại theo nhóm nêu trên, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo, các địa phương xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2019 và năm 2020; đồng thời xây dựng kế hoạch để thực hiện chỉ tiêu đã đề ra, trong đó phân tích, đánh giá tính khả thi và giải pháp thực hiện chỉ tiêu.

Chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đề xuất của các địa phương phải đảm bảo:

- Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp: tỷ lệ tổng số lao động tham gia chiếm ít nhất là 90% số đối tượng thuộc diện tham gia vào cuối năm 2019 và chiếm ít nhất là 95% vào cuối năm 2020.

- Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện: tốc độ gia tăng đối tượng tham gia của năm sau so với năm trước ít nhất bằng 30% - 50% so với năm trước.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 03/08/2018 về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.206

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.52.54
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!