Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 214 Điều 215 Điều 216 Bộ luật Hình sự

Số hiệu: 05/2019/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành: 15/08/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Không xử lý hình sự hành vi trốn đóng BHXH trước 01/01/2018

HĐTP TANDTC vừa ban hành Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho NLĐ của BLHS 2015.

Theo đó, đối với hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 thì không xử lý về hình sự theo quy định tại Điều 216 BLHS 2015 mà tùy từng trường hợp sẽ xử lý như sau:

- Nếu chưa xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) và chưa hết thời hiệu xử phạt VPHC thì cơ quan có thẩm quyền xem xét xử phạt VPHC.

- Nếu đã xử phạt VPHC mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật Xử lý VPHC;

Việc thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC này thực hiện theo pháp luật về thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC.

- Nếu gây thiệt hại cho NLĐ, cơ quan BHXH hoặc tổ chức, cá nhân khác thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người vi phạm.

Việc đã bị xử phạt VPHC về hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 không bị coi là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 216 BLHS 2015.

Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2019.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2019/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2019

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐIỀU 214 VỀ TỘI GIAN LẬN BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, ĐIỀU 215 VỀ TỘI GIAN LẬN BẢO HIỂM Y TẾ VÀ ĐIỀU 216 VỀ TỘI TRỐN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất quy định tại các điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14; Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự.

Điều 2. Về một số thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn áp dụng các điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự

1. Lập hồ sơ giả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 214 của Bộ luật Hình sự là hành vi lập hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong đó có giấy tờ, tài liệu giả (ví dụ: giấy tờ, tài liệu không có thật, không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cấp không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, không đúng thời hạn...) để thanh toán các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng để duy trì việc làm cho người lao động và chế độ khác theo quy định của pháp luật.

2. Lập hồ sơ bệnh án khống quy định tại điểm a khoản 1 Điều 215 của Bộ luật Hình sự là trường hợp không có sự việc khám bệnh, chữa bệnh hoặc có sự việc khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế nhưng họ không phải điều trị mà vẫn lập hồ sơ bệnh án cho họ.

3. Kê đơn thuốc khống quy định tại điểm a khoản 1 Điều 215 của Bộ luật Hình sự là trường hợp không có sự việc khám bệnh, chữa bệnh hoặc có sự việc khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế nhưng không có việc sử dụng thuốc mà vẫn kê đơn thuốc cho người có thẻ bảo hiểm y tế.

4. Kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 215 của Bộ luật Hình sự là trường hợp có sự việc khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế nhưng kê số lượng thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật nhiều hơn số lượng thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật mà thực tế người bệnh sử dụng hoặc kê thêm các loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật mà thực tế người bệnh không sử dụng; kê tăng số lượng ngày điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc kê không đúng tên thuốc, vật tư y tế, loại giường và các dịch vụ kỹ thuật khác mà thực tế người bệnh đã sử dụng để làm tăng tiền chi phí khám bệnh, chữa bệnh thanh toán với quỹ bảo hiểm y tế.

5. Chi phí khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 215 của Bộ luật Hình sự là các chi phí phát sinh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bao gồm chi phí tiền thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật và chi phí giường bệnh (ví dụ: tiền công khám, chi phí vận chuyển người bệnh...).

6. Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 215 của Bộ luật Hình sự là hành vi lập, sử dụng hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế của người khác để hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.

7. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống quy định tại điểm b khoản 1 Điều 215 của Bộ luật Hình sự là thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người không đóng hoặc không thuộc diện được các tổ chức, nguồn quỹ khác đóng bảo hiểm y tế theo quy định.

8. Thẻ bảo hiểm y tế giả quy định tại điểm b khoản 1 Điều 215 của Bộ luật Hình sự là thẻ bảo hiểm y tế không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

9. Thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa quy định tại điểm b khoản 1 Điều 215 của Bộ luật Hình sự là thẻ bảo hiểm y tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế nhưng đã bị thu hồi theo quy định của pháp luật và bảo hiểm y tế hoặc thẻ đã bị sửa chữa, làm sai lệch thông tin của người có thẻ.

10. Trốn đóng bảo hiểm quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

11. Gian dối để không đóng, không đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là trường hợp cố ý không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan có thẩm quyền.

12. Không đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người sử dụng lao động không gửi hồ sơ đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động hoặc có gửi hồ sơ và đã xác định rõ, đầy đủ số người phải đóng hoặc các khoản phải đóng, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp, nhưng không đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định.

13. Không đóng đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là việc người sử dụng lao động đã xác định rõ, đầy đủ các khoản đóng bảo hiểm, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp nhưng chỉ đóng một phần tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định.

14. 06 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự được xác định là 06 tháng liên tục hoặc 06 tháng cộng dồn trở lên.

Ví dụ: Trong thời gian từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019, Doanh nghiệp A không đóng bảo hiểm xã hội 04 tháng trong năm 2018 (gồm các tháng 5, 7, 9 và 11) và 02 tháng trong năm 2019 (tháng 01 và tháng 02) là không đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng cộng dồn trở lên.

15. Thiệt hại do hành vi phạm tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 214 và Điều 215 của Bộ luật Hình sự gây ra không bao gồm số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bị chiếm đoạt.

Điều 3. Về một số tình tiết định khung hình phạt

1. Có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm b khoản 2 các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc phạm tội làm nguồn thu nhập.

2. Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt quy định tại điểm đ khoản 2 các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội sử dụng công nghệ cao, móc nối với người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc thủ đoạn gian dối, mánh khóe khác để tiêu hủy chứng cứ, che giấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.

3. Phạm tội 02 lần trở lên quy định tại điểm a khoản 2 Điều 216 của Bộ luật Hình sự; là trường hợp đã thực hiện hành vi phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ 02 lần trở lên nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm d khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người sử dụng lao động đã thu hoặc đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm từ tiền lương tháng đóng bảo hiểm của người lao động nhưng không đóng cho cơ quan bảo hiểm.

Điều 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể

1. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và trong các hành vi đó chưa có lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu tổng số tiền bảo hiểm của các lần bị chiếm đoạt bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng số tiền của các lần bị chiếm đoạt, nếu các hành vi được thực hiện liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

2. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và trong các hành vi đó chưa có lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu tổng số tiền của các lần bị thiệt hại bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng số tiền của các lần gây thiệt hại, nếu các hành vi được thực hiện liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

3. Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội vừa chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vừa gây thiệt hại mà số tiền bị chiếm đoạt, số tiền bị thiệt hại đều trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự thì xử lý như sau:

a) Nếu số tiền bảo hiểm bị chiếm đoạt, số tiền bị thiệt hại đều thuộc khung hình phạt cơ bản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cơ bản.

Ví dụ: Nguyễn Văn A thực hiện hành vi lập hồ sơ giả bảo hiểm xã hội chiếm đoạt 20.000.000 đồng và gây thiệt hại 150.000.000 đồng thì Nguyễn Văn A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 214 của Bộ luật Hình sự.

b) Nếu số tiền bảo hiểm bị chiếm đoạt, số tiền bị thiệt hại thuộc các khung hình phạt khác nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cao hơn.

Ví dụ: Nguyễn Văn A thực hiện hành vi lập hồ sơ giả bảo hiểm xã hội chiếm đoạt 20.000.000 đồng và gây thiệt hại 250.000.000 đồng thì Nguyễn Văn A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 214 của Bộ luật Hình sự.

c) Nếu số tiền bảo hiểm bị chiếm đoạt, số tiền bị thiệt hại cùng một khung hình phạt tăng nặng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo cả hai tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Nguyễn Văn B thực hiện hành vi lập hồ sơ giả bảo hiểm xã hội chiếm đoạt 150.000.000 đồng và gây thiệt hại 250.000.000 đồng thì Nguyễn Văn B bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp với tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 214 của Bộ luật Hình sự.

4. Người thực hiện hành vi làm giả hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế để chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc gây thiệt hại, ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng quy định tại các điều 214 hoặc 215 của Bộ luật Hình sự, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 của Bộ luật Hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Điều 5. Xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018

1. Đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 thì không xử lý về hình sự theo quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự mà tùy từng trường hợp xử lý như sau:

a) Trường hợp chưa xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền xem xét xử phạt vi phạm hành chính.

b) Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính này thực hiện theo pháp luật về thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

c) Trường hợp gây thiệt hại cho người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân khác thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người vi phạm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

2. Không coi việc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự.

Điều 6. Xác định tư cách tố tụng của cơ quan bảo hiểm xã hội

Trong các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 214 của Bộ luật Hình sự; tội gian lận bảo hiểm y tế theo Điều 215 của Bộ luật Hình sự; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo Điều 216 của Bộ luật Hình sự, cơ quan bảo hiểm xã hội tham gia tố tụng với tư cách là bị hại.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan bảo hiểm xã hội gửi văn bản kiến nghị khởi tố kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để xem xét, khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Đối với tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện cho người lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự thì thông báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để xem xét, khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Khi nhận được tin báo về tội phạm hoặc văn bản kiến nghị khởi tố và chứng cứ, tài liệu có liên quan, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Việc gửi văn bản kiến nghị khởi tố và chuyển chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để giám sát);
- Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH;
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội;
- Ban Nội chính Trung ương (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Bộ Tư pháp (để phối hợp);
- Bộ Công an (để phối hợp);
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
- Các TAND và TAQS các cấp (để thực hiện);
- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH TANDTC.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

COUNCIL OF JUSTICES
THE SUPREME PEOPLE’S COURT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 05/2019/NQ-HDTP

Hanoi, August 15, 2019

 

RESOLUTION

GUIDELINES FOR APPLICATION OF ARTICLE 214 ON SOCIAL INSURANCE AND UNEMPLOYMENT INSURANCE FRAUD, ARTICLE 215 ON HEALTH INSURANCE FRAUD AND ARTICLE 216 ON EVADING PAYMENT OF SOCIAL INSURANCE, HEALTH INSURANCE, UNEMPLOYMENT INSURANCE FOR WORKERS OF THE CRIMINAL CODE

COUNCIL OF JUSTICES OF
THE SUPREME PEOPLE’S COURT

Pursuant to the Law on Organization of the People’s Court dated November 24, 2014;

Aiming to consistently and precisely apply regulations of Articles 214, 215, and 216 of the Criminal Code No. 100/2015/QH13 certain articles of which are amended by the Law No. 12/2017/QH14; the Criminal Procedure Code No. 101/2015/QH13;

With the opinions of the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of Justice,

HEREBY RESOLVES:

Article 1. Scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Regarding certain terms used in guidelines for application of Articles 214, 215 and 216 of the Criminal Code

1. “forging or falsifying documents” prescribed in Point a Clause 1 Article 214 of the Criminal Code means forging or falsifying social insurance or unemployment insurance documents (for example: unreal documents, documents which are not issued by competent authorities or are issued against the law, ultra vires, or not within the time limit, etc.) to obtain the following benefits: sickness benefit; maternity benefit; occupational accidents and occupational diseases; pension; death benefit; unemployment benefit; job counseling and placement; vocational training support; assistance for advanced training program to improve skills and knowledge for workers and other benefits as per the law.

2. “forging medical records” prescribed in Point a Clause 1 Article 215 of the Criminal Code means that in fact a health insurance participant does not have or has medical examination or treatment and he/she is not required to be treated, but his/her medical record has been still made.

3. “forging prescriptions” prescribed in Point a Clause 1 Article 215 of the Criminal Code means that in fact a health insurance participant does not have or has medical examination or treatment and no drug is prescribed, but his/her prescriptions has been still given.

4. “falsely increase the quantity or types of medicines, medical equipment, services, treatment costs” prescribed in Point a Clause 1 Article 215 of the Criminal Code means that in fact a health insurance participant does not have or has medical examination or treatment but an increased quantity of medicines, medical equipment, services has been prescribed compared to quantity actually used by the patient or additional types of medicines, medical equipment, services have been prescribed which are not used by the patient; an increased quantity of inpatient days at the health facility has been prescribed or incorrect names of medicines, medical equipment, services have been prescribed compared to those actually used by the patient to increase the costs of medical examination and treatment to be covered by the health insurance fund.

5. “other costs” prescribed in Point a Clause 1 Article 215 of the Criminal Code means the costs incurred during the medical examination and treatment process at health facilities, excluding costs of medicines, medical equipment, services and treatment costs (such as: medical examination cost, patient transport cost, etc.).

6. “forging documents, health insurance cards” prescribed in Point b Clause 1 Article 215 of the Criminal Code means prepare and use documents, health insurance cards not issued by competent authorities or falsify documents, health insurance cards of other people in order to illegally obtain health insurance benefits.

7. “fictitious health insurance card” prescribed in Point b Clause 1 Article 215 of the Criminal Code means a health insurance card issued by the competent authority to a person who has not contributed to the health insurance fund or is not entitled to receive contribution to health insurance fund from other organizations or funds as prescribed.

8. “fake health insurance card” prescribed in Point b Clause 1 Article 215 of the Criminal Code means a health insurance card not issued by the competent authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. “evading payment of insurance” prescribed in Article 216 of the Criminal Code means that an employer who is obliged to pay social insurance, health insurance, unemployment insurance for its workers deceives or uses other tricks to not to pay or pay insufficiently for its workers who are eligible for social insurance, health insurance, and unemployment insurance.

11. “deceive to not to pay or pay insufficiently social insurance, health insurance, and unemployment insurance” prescribed in Clause 1 Article 216 of the Criminal Code means a person who intentionally fails to declare or declare untruthfully the payment of social insurance, health insurance, and unemployment insurance to the competent authorities.

12. “fail to pay social insurance, health insurance and unemployment insurance” prescribed in Clause 1 Article 216 of the Criminal Code means that an employer fails to submit an application for payment of social insurance, health insurance and unemployment insurance for its workers or has submitted such an application and clarify sufficient participants and amounts to be paid, prepare proof and salary statement for workers and corporate income, but fails to pay social insurance, health insurance and unemployment insurance to the social security agency as prescribed.

13. “pay insufficiently" prescribed in Clause 1 Article 216 of the Criminal Code means that an employer has clarified sufficient insurance amounts to be paid, prepare proof and salary statements for workers and corporate income but it has just partly paid the social insurance, health insurance, and unemployment insurance to the social security agency as prescribed.

14. “at least 6 months” prescribed in Clause 1 Article 216 of the Criminal Code means at least 6 consecutive months or 6 cumulative months.

For example: From May 2018 to March 2019, Company A has failed to pay social insurance for 4 months in 2018 (including May, July, September and November) and 2 months in 2019 (January and February), which means it has failed to pay at least 6 cumulative months.

15. Damage caused by social insurance, health insurance and unemployment insurance fraud prescribed in Article 214 and Article 215 of the Criminal Code does not include the sum of social insurance, unemployment insurance and health insurance payout which has been appropriated.

Article 3. Regarding certain circumstances as the basis for determination of sentence bracket

1. “in a professional manner” prescribed in Point b Clause 2 Article 214 and 215 of the Criminal Code means that the offender has committed the social insurance, unemployment insurance and health insurance fraud for at least 5 times (irrespective of whether he/she has been prosecuted for criminal liability or not, if the prescriptive period for criminal prosecution has not expired or the conviction has not been expunged) and the offender regards the illicit earnings from the crime as his/her source of income.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. “committing offense more than once” prescribed in Point a Clause 2 Article 216 of the Criminal Code means that the offender has evaded paying social insurance, health insurance and unemployment insurance for workers at least 2 times but he/she has not been liable to criminal prosecution and the prescriptive period for criminal prosecution has not expired.

4. “fail to pay the insurance collected or deducted from insurance contribution made by workers” prescribed in Point d Clause 2 and Point c Clause 3 Article 216 of the Criminal Code means that the employer has collected or deducted insurance contribution from the salary on which the calculation of contribution is based from workers but fails to pay them to the social security agency.

Article 4. Criminal prosecution in specific circumstances

1. In a case where a person has committed the same offense prescribed in Articles 214 and 215 of the Criminal Code multiple times to appropriate social insurance, health insurance or unemployment insurance payout and he/she has not incurred any penalty for administrative violation and the prescriptive period for criminal prosecution has not expired, if total appropriated sum of insurance payout he/she earned as mentioned above is equal to or greater than the minimum amount for criminal prosecution as prescribed in the Criminal Code, he/she shall face a criminal prosecution for the respective offense according to the said total sum if the offense has been committed continuously and successively in terms of time.

2. In a case where a person has committed the same offense prescribed in Articles 214 and 215 of the Criminal Code multiple times which causes damage to the social insurance, health insurance or unemployment insurance fund and he/she has not incurred any penalty for administrative violation and the prescriptive period for criminal prosecution has not expired, if total sum at which the damage is assessed as mentioned above is equal to or greater than the minimum amount for criminal prosecution as prescribed in the Criminal Code, he/she shall face a criminal prosecution for the respective offense according to the said total sum if the offense has been committed continuously and successively in terms of time.

3. In a case where an offender has both appropriated the social insurance, health insurance or unemployment insurance payout and caused damage, the appropriated sum and the sum at which the damage is assessed are both greater than the minimum amount for criminal prosecution as prescribed in Articles 214 and 215 of the Criminal Code, the following actions shall be taken:

a) If the appropriated sum of insurance payout and the sum at which the damage is assessed fall under the ordinary sentence bracket, the offender shall face a criminal prosecution under the ordinary sentence bracket.

For example: If Nguyen Van A forges social insurance documents to appropriate VND 20,000,000 and causes damage assessed at VND 150,000,000, he shall face a criminal prosecution for the social insurance or unemployment insurance fraud prescribed in Clause 1 Article 214 of the Criminal Code.

b) If the appropriated sum of insurance payout and the sum at which the damage is assessed fall under different sentence brackets, the offender shall face a criminal prosecution under the higher sentence bracket.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) If the appropriated sum of insurance payout, the sum at which the damage is assessed falls under the same aggravating sentence bracket, the offender shall face a criminal prosecution under both aggravating circumstances for criminal prosecution.

For example: If Nguyen Van B forges social insurance documents to appropriate VND 150.000.000 and causes damage assessed at VND 250,000,000, he shall face a criminal prosecution for the social insurance or unemployment insurance fraud with the aggravating circumstances prescribed in Points c, d Clause 2 Article 214 of the Criminal Code.

4. A person who forges social insurance, unemployment insurance, health insurance documents or health insurance cards to appropriate social insurance, unemployment insurance or health insurance payout or causes damage, apart from facing a criminal prosecution for the respective offense prescribed in Articles 214 or 215 of the Criminal Code, the offender also faces a criminal prosecution for forging seals and documents of organizations; using fake seals or documents of organizations as prescribed in Article 341 of the Criminal Code if there are sufficient constituent elements of crime.

Article 5. Actions against evading payment of social insurance, health insurance, and unemployment insurance for workers committed prior to 00:00 on January 1, 2018

1. If a person evades payment of social insurance, health insurance, unemployment insurance for workers prior to 00:00 on January 1, 2018, he/she shall not face a criminal prosecution as prescribed in Article 216 of the Criminal Code but the following actions shall be taken:

a) If he/she has not faced a penalty for administrative violation and the prescriptive period for penalty for administrative violation has not expired, the competent authority may consider imposing an administrative penalty.

b) If he/she has incurred a penalty for administrative violation but he/she knowingly evades and delays the execution, the prescriptive period for execution of the decision on penalty for administrative violation shall be determined as prescribed in Clause 2 Article 74 of the Law on Penalties for Administrative Violations. The execution and coercive execution of such decision on penalty for administrative violation shall conform to law on execution and coercive execution of decisions on penalty for administrative violations.

c) If the act causes damage to workers, social security agencies or other agencies, the injured parties may file a tort claim against the defendant as prescribed in law on civil procedures.

2. The penalties for administrative violations imposed on those who evaded paying social insurance, health insurance or unemployment insurance for workers prior to 00:00 January 1, 2018 shall not be regarded as basis for criminal prosecution as prescribed in Article 216 of the Criminal Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In criminal cases that suspects or defendants face criminal prosecution for social insurance or unemployment insurance fraud as prescribed in Article 214 of the Criminal Code; health insurance fraud prescribed in Article 215 of the Criminal Code; evading payment of social insurance, health insurance and unemployment insurance for workers prescribed in Article 216 of the Criminal Code, social security agencies shall take the legal proceeding position as the aggrieved party.

Article 7. Implementation

1. Upon detecting any sign of offenses prescribed in Articles 214, 215 and 216 of the Criminal Code, within their scope of tasks and powers, the social security agency shall submit a claim for bringing a charge against the offender accompanied by relevant evidence and documents to the competent presiding authority to consider bringing a charge against the offender as prescribed in the Criminal Procedure Code.

If a trade union, labor union or other entity detects any sign of offense prescribed in Articles 214, 215 and 216 of the Criminal Code, they must report it immediately to the competent presiding authority to consider bringing a charge against the offender as prescribed in the Criminal Procedure Code.

2. On receiving such report on crime or the claim for bringing a charge against the offender accompanied by relevant evidence and documents, the competent presiding authority shall consider accepting and settling the case as per the law.

3. The submission of claims for bringing charges against the offenders and relevant evidence and documents to competent presiding authorities shall conform to provisions of the Criminal Procedure Code and Joint Circular No. 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC dated December 29, 2017 of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Supreme People’s Procuracy on cooperation between competent authorities in implementation of the Criminal Procedure Code 2015 concerning receipt and settlement of denunciation and report on crime and claims for bringing charges against the offenders.

Article 8. Entry in force

This Resolution is passed by the Council of Justice of the Supreme People’s Court on June 25, 2019 and comes into force as of September 1, 2019.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ON BEHALF OF THE COUNCIL OF JUSTICE
CHIEF JUSTICE




Nguyen Hoa Binh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/08/2019 hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


48.778

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.7.252
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!