BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT
NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 1334/BHXH-TT
|
Hà Nội, ngày 07 tháng
04 năm 2011
|
CHƯƠNG TRÌNH
CÔNG
TÁC TUYÊN TRUYỀN NĂM 2011
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích: Thông qua các hoạt động
tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về quan điểm, chính
sách, pháp luật BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước; về bản chất tốt đẹp và tầm
quan trọng của BHXH, BHYT trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội; về
quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia BHXH,
BHYT. Trên cơ sở đó góp phần không ngừng gia tăng số người tham gia BHXH, BHYT
nhằm thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước là: BHXH cho mọi người lao động
và BHYT toàn dân vào năm 2014.
2. Yêu cầu:
- Công tác tuyên truyền
phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ ở các cấp; phong phú về nội dung, đa
dạng về hình thức thể hiện.
- Quán triệt phương
châm “phổ biến tuyên truyền thực hiện chính sách pháp luật nói chung cũng như
chính sách BHXH, BHYT nói riêng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị”. Vì vậy
việc tuyên truyền, vận động để các đối tượng tự giác, tích cực tham gia BHXH,
BHYT là trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng.
- Từng bước đổi mới
hình thức và nâng cao hiệu quả trong các hoạt động phối hợp tuyên truyền của hệ
thống BHXH Việt Nam với các cấp, các ngành, các cơ quan thông tin đại chúng
cũng như các đơn vị thuộc hệ thống.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
TUYÊN TRUYỀN:
1. Đối tượng:
- Các tầng lớp nhân dân.
- Chủ sử dụng lao động
và người lao động.
- Học sinh, sinh viên.
- Cán bộ, Đoàn viên,
hội viên các tổ chức Đoàn thể chính trị, xã hội.
2. Nội dung:
- Quan điểm, chính sách
và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với BHXH, BHYT.
- Bản chất tốt đẹp và
tầm quan trọng của BHXH, BHYT trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của đất
nước.
- Những nội dung cơ bản
của Luật BHXH, Luật BHYT.
- Giải đáp, hướng dẫn
việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT.
- Hoạt động của BHXH
Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của người tham gia BHXH, BHYT theo
luật định.
- Tuyên truyền, phổ
biến gương người tốt, việc tốt trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT
cũng như phê phán những tiêu cực, vi phạm trong quá trình thực hiện.
- Phản ánh những bất
cập, vướng mắc cần bổ sung, sửa đổi để việc thực hiện những quy định của pháp
luật về BHXH, BHYT ngày càng thu hút được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp
nhân dân.
III. HÌNH THỨC TUYÊN
TRUYỀN:
1. Phối hợp với các cơ
quan Báo chí, Phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt,
phát huy vai trò quan trọng của Báo BHXH, Tạp chí BHXH, Website BHXH và sự chủ
động tích cực, sáng tạo của BHXH các cấp.
2. Tuyên truyền trực
quan: panô, khẩu hiệu, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp, sách hỏi đáp.
3. Thông qua các hoạt
động phối hợp tuyên truyền với các ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã
hội ở Trung ương và các tỉnh, thành phố.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban Tuyên truyền:
- Xây dựng kế hoạch,
chương trình triển khai thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền năm 2011 của Ngành.
- Hướng dẫn, kiểm tra BHXH
các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền tại địa phương.
- Tham mưu cho lãnh đạo
ngành tổ chức hội nghị gặp mặt lãnh đạo, phóng viên một số cơ quan báo chí để
bàn giải pháp phối hợp nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền thực hiện
chính sách BHXH, BHYT trong năm 2011 và những năm tiếp theo.
- Xây dựng nội dung ký
kết các chương trình phối hợp tuyên truyền năm 2011 với các bộ, ngành, tổ chức
đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí.
- Thường xuyên kiểm
tra, đôn đốc các đơn vị phối hợp thực hiện các chương trình đã ký kết đúng mục
đích, nội dung, tiến độ và hiệu quả.
- Biên tập nội dung và
phát hành các ấn phẩm tuyên truyền (tờ rơi, tờ gấp, tranh cổ động, sách hỏi
đáp, sổ tay nghiệp vụ tuyên truyền…).
- Phối hợp với các
phòng, ban chức năng của Đài Tiếng nói Việt Nam và hệ thống Đài Phát thanh,
truyền thanh các địa phương từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến các
Quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh và các xã, phường, thị trấn để
thường xuyên thông tin, tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân về những vấn đề
trọng tâm trong chính sách BHXH, BHYT. Biên tập và phát hành các nội dung, ấn
phẩm tuyên truyền qua hệ thống đài Truyền thanh các địa phương phát thanh xã,
phường, thị trấn.
- Tham mưu cho lãnh đạo
ngành chỉ đạo hoạt động của Báo BHXH, Tạp chí BHXH và Trang tin điện tử theo
đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu về công tác tuyên truyền
của ngành.
- Thực hiện các nhiệm
vụ tuyên truyền khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.
2. Báo BHXH, Tạp chí
BHXH và Trang tin điện tử của ngành:
- Tổ chức hoạt động
theo đúng tôn chỉ, mục đích và chức năng nhiệm vụ được Tổng Giám đốc giao.
- Phối hợp với Ban
Tuyên truyền thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền góp phần định hướng dư
luận, kịp thời giải đáp những băn khoăn vướng mắc của nhân dân về các vấn đề có
liên quan đến chính sách BHXH, BHYT.
- Nghiên cứu, xem xét
việc đề xuất cải tiến, nội dung, hình thức nhằm nâng cao chất lượng các ấn phẩm
báo chí cũng như hiệu quả tuyên truyền của Báo, Tạp chí BHXH…
- Hướng dẫn, phối hợp
với BHXH các tỉnh, thành phố hình thành mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền
của Báo, Tạp chí. Đồng thời, tổ chức phát hành rộng rãi Báo BHXH và Tạp chí
BHXH đến cấp xã, phường, người lao động và nhân dân.
3. BHXH các tỉnh, thành
phố:
- Xây dựng kế hoạch
tuyên truyền năm 2011 tại địa phương theo định hướng tuyên truyền của BHXH Việt
Nam. Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức tuyên truyền tại BHXH các quận, huyện (gửi
kèm theo Kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền năm 2011).
- Tranh thủ sự quan
tâm, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự ủng hộ, phối hợp của các sở,
ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương để công tác tuyên truyền
BHXH, BHYT đạt hiệu quả cao.
- Có kế hoạch cụ thể để
phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí tuyên truyền đạt hiệu quả cao.
- Bố trí cán bộ chuyên
trách làm công tác tuyên truyền, tổ chức bộ máy bán chuyên trách về công tác
tuyên truyền của BHXH tỉnh, thành phố.
- Xây dựng đội ngũ cộng
tác viên tuyên truyền về BHXH, BHYT tại mỗi địa phương, đa dạng hóa các hình
thức tuyên truyền (chú trọng các loại hình tuyên truyền, cổ động trực quan như
xây dựng các pa nô, áp phích, kẻ vẽ, chăng treo khẩu hiệu, biên soạn, phát hành
các loại tờ rơi, tờ gấp có nội dung tuyên truyền BHXH, BHYT phù hợp với từng
đối tượng, địa bàn, nhất là đối với cấp cơ sở như: nhân dân các xã, phường, thị
trấn cụm dân cư, công nhân, lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp, học sinh,
sinh viên các trường học…).
- Tích cực, chủ động
tham gia vào các hoạt động tuyên truyền do BHXH Việt Nam tổ chức.
- Hàng tháng chủ động
cung cấp thông tin, số liệu, tổng hợp báo cáo kết quả công tác tuyên truyền của
đơn vị, cho các cơ quan báo chí của ngành cũng như các cơ quan tuyên truyền của
địa phương.
- Sử dụng kinh phí
tuyên truyền đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực (Theo phụ lục số
01 gửi kèm).
- Thực hiện chế độ báo
cáo theo quy định (Theo phụ lục 02 gửi kèm).
4. Các Ban nghiệp vụ:
- Các Ban nghiệp vụ
theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, tích cực phối hợp với Ban Tuyên
truyền và các cơ quan truyền thông của ngành và ngoài ngành để cung cấp thông
tin và trong những trường hợp cụ thể cần thẩm định các số liệu, nội dung thông
tin liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ phụ trách để công tác tuyên truyền đạt
hiệu quả.
- Ban Chi có kế hoạch
đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền theo dự toán được
duyệt. Đồng thời, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí đảm
bảo tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực.
5. Văn phòng: Có kế hoạch đảm bảo
kinh phí và các điều kiện phục vụ cho việc in ấn tài liệu và tổ chức các hoạt
động tuyên truyền tại BHXH Việt Nam theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Trên đây là nội dung
chương trình công tác tuyên truyền năm 2011 của BHXH Việt Nam. Căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ được giao và điều kiện cụ thể của các địa phương, đơn vị, Ban Tuyên
truyền, Báo BHXH, Tạp chí BHXH, Trang tin điện tử BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam cụ thể
hóa thành nội dung, nhiệm vụ công tác tuyên truyền để triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc cần báo cáo kịp thời về BHXH Việt Nam để có biện pháp
khắc phục. Yêu cầu các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc thực hiện chương trình này, góp phần hoàn
thành các nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2011.
Nơi nhận:
-
Tổng Giám đốc (để b/c);
- Các Phó TGĐ;
- BHXH các tỉnh, thành phố TTTW;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam;
- Lưu: VT, Ban TT (5 bản).
|
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Đỗ Thị Xuân Phương
|
PHỤ LỤC 01
HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG KINH PHÍ TUYÊN TRUYỀN TẠI BHXH TỈNH, TP
(Kèm theo Chương trình công tác tuyên truyền năm 2011 của BHXH Việt Nam số:
1334/BHXH-TT, ngày 07/4/2011)
Căn cứ Chương trình
công tác và kinh phí tuyên truyền năm 2011, BHXH Việt Nam hướng dẫn BHXH các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau gọi tắt là BHXH tỉnh) tổ chức thực
hiện công tác tuyên truyền năm 2011, như sau:
1. Nội dung, hình thức
tuyên truyền: BHXH
tỉnh triển khai thực hiện theo mục 3, phần IV của Chương trình công tác tuyên
truyền năm 2011 do BHXH Việt Nam ban hành.
2. Về sử dụng kinh phí
tuyên truyền:
Kinh phí tuyên truyền
năm 2011 của BHXH tỉnh được sử dụng theo các nội dung chính như sau:
a) Tại BHXH cấp tỉnh
chi cho các hoạt động:
- Phối hợp với các cơ
quan truyền thông, Đài phát thanh, truyền hình và báo địa phương tuyên truyền
BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
- Phối hợp với các Sở,
Ban, Ngành tuyên truyền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
- Mua báo, Tạp chí
BHXH: mua để biếu lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số đơn
vị liên quan.
- Hỗ trợ hoạt động duy
trì và phát triển đội ngũ cộng tác viên, phóng viên.
- Xây dựng 02 cụm pano
tại 2 thành phố: Thành phố Hà Nội: 01 cụm, Thành phố Hồ Chí Minh: 01 cụm (nguồn
kinh phí này sử dụng trong nguồn kinh phí tuyên truyền BHXH Việt Nam giao cho
BHXH các tỉnh, thành phố; trị giá 200 triệu đồng/cụm pano).
b) Tại BHXH cấp huyện,
thị, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh:
BHXH tỉnh chuyển kinh
phí tuyên truyền cho BHXH cấp huyện, thị, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh với số
kinh phí tối thiểu là 10.000.000đ/huyện (mười triệu đồng chẵn) để chi cho các
hoạt động:
- Tuyên truyền trực
quan: kẻ vẽ, chăng, treo barno (cờ én), áp phích, khẩu hiệu… trên các đường
phố, nơi công cộng, công sở, doanh nghiệp.
- Duy trì hoạt động
tuyên truyền với Đài Truyền thanh quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.
Do kinh phí dành cho
công tác tuyên truyền có hạn, BHXH Việt Nam khuyến khích BHXH các tỉnh huy động
các nguồn kinh phí khác để tổ chức các hoạt động tuyên truyền và đặt mua Báo,
Tạp chí BHXH để tuyên truyền đến cơ sở, doanh nghiệp và người tham gia BHXH,
BHYT.
PHỤ LỤC 02
MẪU
BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN HÀNG QUÝ
(Kèm theo Chương trình công tác tuyên truyền năm 2011 của BHXH Việt Nam số:
1334/BHXH-TT, ngày 07/4/2011)
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT
NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, TP...
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: /BHXH-TT
|
Hà Nội, ngày …..
tháng ….. năm 2011
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN QUÝ …, NĂM …
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN QUÝ, NĂM:
1. Phối hợp với các cơ
quan, đoàn thể, sở, ngành:
- Tổng số đơn vị phối
hợp: …………….. Gồm: (tên đơn vị)………………
- Tổ chức tập huấn, hội
thảo, tọa đàm, diễn đàn,….: (nội dung, tổng số buổi, số người tham gia).
- Biên tập, phát hành
các ấn phẩm: sách, bản tin, tờ rơi, sổ tay (tên ấn phẩm, tổng số phát hành).
- Tổ chức các hoạt động
tuyên truyền khác: (tên hoạt động, kết quả).
2. Phối hợp với các cơ
quan truyền thông:
- Đài Phát thanh –
Truyền hình tỉnh, thành phố:
+ Chuyên mục trên Đài:
tổng số chuyên mục, tên các chuyên mục, Số lần phát trong quý, thời lượng phát
………………./chuyên mục).
+ Tin, bài: tổng số. ……………../quý.
+ Tổ chức các hoạt động
tuyên truyền khác trên truyền hình: (nội dung, tổng số)
- Báo chí địa
phương, Trung ương:
+ Chuyên mục: tổng số
chuyên mục, tên các chuyên mục, số lần đăng trong quý).
+ Tin, bài: tổng số. ……………../quý.
+ Các hình thức tuyên
truyền khác trên báo: (tổng số, tên, số người tham gia)
- Các cơ quan truyền
thông khác: (tên
đơn vị, tổng số hoạt động, tên hoạt động, kết quả).
3. Tuyên truyền trực
quan và phát hành các ấn phẩm: (tổng số: pano, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích,
sách, tờ rơi, tờ gấp, khác).
4. Xây dựng đội ngũ cán
bộ, cộng tác viên tuyên truyền:
- Cán bộ làm công tác
tuyên truyền: chuyên trách, kiêm nhiệm.
- Cộng tác viên: số
lượng, chất lượng.
5. Kinh phí:
- Nguồn kinh phí được
cấp: tại
BHXH cấp tỉnh, cấp huyện (tổng số; số đã sử dụng trong quý, năm; số dư; đánh
giá hiệu quả sử dụng).
- Nguồn kinh phí khác
(nếu có): tại
BHXH cấp tỉnh, cấp huyện (tổng số, số đã sử dụng trong quý, số dư, đánh giá
hiệu quả sử dụng).
II. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN QUÝ, NĂM SAU: (theo 5 mục như mẫu báo cáo trên).
Chế độ báo cáo thực
hiện theo công văn số 1189/BHXH-TT ngày 07/4/2010 của BHXH Việt Nam “V/v Thực
hiện công tác tuyên truyền năm 2010”,… yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố gửi báo
cáo tình hình thực hiện công tác tuyên truyền định kỳ hàng quý, vào ngày 25
tháng cuối của mỗi quý.
Nơi nhận:
-
BHXH Việt Nam;
- Các phòng trực thuộc;
- Lưu: VT.
|
GIÁM ĐỐC
(Ký
tên, đóng dấu)
|