UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
14/CT-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 16 tháng 10 năm 2009
|
CHỈ THỊ
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngày 14 tháng 11 năm 2008 Quốc
hội khoá XII kỳ họp thứ 4 thông qua Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12;
Ngày 27 tháng 7 năm 2009 Chính
phủ ban hành Nghị định số 62/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
Ngày 07 tháng 9 năm 2009 Ban Bí
thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 38-CT/TW về Đẩy mạnh công tác bảo hiểm
y tế trong tình hình mới;
Thực hiện Công điện số
1801/CĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân thành
phố Đà Nẵng chỉ thị:
1. Đẩy mạnh công tác thông
tin tuyên truyền về bảo hiểm y tế:
Bảo hiểm xã hội thành phố Đà
Nẵng chủ trì, phối hợp với các Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá, Thể thao
và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài trên địa bàn xây
dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền Luật bảo hiểm y tế (BHYT) đến mọi tầng
lớp nhân dân trên địa bàn thành phố, chú ý đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
2. Bảo hiểm xã hội thành phố
Đà Nẵng:
- Triển khai thực hiện Luật BHYT
và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHYT đến các sở, ban, ngành, hội, đoàn
thể và toàn thể nhân dân, có kế hoạch và lộ trình triển khai cụ thể.
- Căn cứ danh sách các đối tượng
được hỗ trợ mức đóng BHYT, Bảo hiểm xã hội thành phố tổng hợp gửi Sở Tài chính
để trích chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định.
- Tổ chức thu BHYT, bảo đảm cấp
thẻ BHYT kịp thời, đúng quy định.
- Đề nghị khen thưởng các đơn
vị, cá nhân làm tốt; kiểm tra và kiến nghị thanh tra, xử lý các vi phạm về BHYT
trên địa bàn .
3. Sở Y tế:
3.1. Chủ trì, phối hợp với Bảo
hiểm xã hội thành phố:
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa
hai ngành và thực hiện tốt việc phát triển đối tượng tham gia BHYT và đảm bảo
quyền lợi khám chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật về BHYT.
- Bố trí cán bộ chuyên trách
theo dõi thực hiện chính sách BHYT, chuẩn bị các điều kiện để tổ chức tốt việc
khám chữa bệnh bằng BHYT phù hợp với những quy định mới về nơi đăng ký khám
chữa bệnh ban đầu, về thực hiện cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra
định kỳ và đột xuất công tác khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh
trên địa bàn thành phố để chấn chỉnh những sai sót kịp thời nhằm đảm bảo tốt
công tác khám chữa bệnh BHYT.
3.2. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa
bệnh tổ chức khám chữa bệnh có chất lượng, đảm bảo quyền lợi của người tham gia
BHYT.
4. Sở Tài chính:
- Phân bổ, cấp kinh phí đóng
BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức
đóng BHYT theo quy định.
- Chủ trì tham mưu mức hỗ trợ và
trích chuyển kinh phí đóng BHYT từ ngân sách nhà nước cho cơ quan Bảo hiểm xã
hội đúng quy định và kịp thời.
5. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội:
Căn cứ theo quy định, lập danh
sách các đối tượng người có công, thân nhân người có công, người dân tộc thiểu
số đang sinh sống vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, người thuộc hộ nghèo, bảo
trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi... để phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố
trong việc cấp thẻ BHYT; lập dự toán chuyển Sở Tài chính cấp cho cơ quan Bảo
hiểm xã hội.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội
thành phố tổ chức triển khai Luật BHYT cho toàn ngành giáo dục và đào tạo thành
phố.
- Chỉ đạo các trường học, cơ sở
giáo dục trực thuộc và phối hợp với UBND các quận, huyện chỉ đạo các Phòng Giáo
dục và Đào tạo lập danh sách và thu phí BHYT theo quy định nộp về Bảo hiểm xã
hội để kịp thời cấp thẻ BHYT cho học sinh.
7. Các cơ sở giáo dục,
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn
thành phố lập danh sách và thu phí BHYT theo quy định, nộp cho Bảo hiểm xã hội
thành phố để được cấp thẻ BHYT cho sinh viên, học sinh.
8. Các sở, ban, ngành,
hội, đoàn thể có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội để vận động,
lập thủ tục tham gia BHYT cho các đối tượng quản lý.
9. UBND các quận, huyện:
- Tổ chức tuyên truyền Luật BHYT
thường xuyên bằng nhiều hình thức (áp phích, đài phát thanh quận, huyện, xã,
phường) để nhân dân trên địa bàn hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm và tích cực
tham gia.
- Tổ chức triển khai thực hiện
Luật BHYT đến các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn và UBND các xã, phường.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường
lập danh sách số trẻ sinh ra hàng tháng, chuyển cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp thẻ
BHYT.
- Phát động phong trào toàn dân
tham gia BHYT trên địa bàn quận, huyện, xây dựng chương trình và kế hoạch cụ
thể với các giải pháp thiết thực để đạt hiệu quả phong trào đề ra.
10. Các cơ sở khám chữa bệnh
BHYT:
- Tổ chức đón tiếp và thực hiện
các thủ tục hành chính theo quy định đối với người bệnh có thẻ BHYT; xây dựng
quy trình, tổ chức khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT theo đúng quy định.
- Cung ứng đầy đủ thuốc, hóa
chất, vật tư y tế để phục vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
- Chỉ định sử dụng thuốc, vật tư
y tế, dịch vụ kỹ thuật an toàn, hợp lý theo quy định về chuyên môn kỹ thuật của
Bộ Y tế.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, các hội, đoàn thể, các cơ sở giáo dục, y tế, UBND các quận, huyện và tổ
chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị
này./.
Nơi nhận:
- TVTU (b/c);
- TTHĐNDTP (b/c);
- CT, các PCT UBNDTP;
- UBMTTQVNTP;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các sở, ban, ngành;
- Các hội, đoàn thể;
- UBND quận, huyện;
- Các trường ĐH, CĐ, TCCN và DN;
- Trung tâm THVN tại ĐN,
-Đài PTTH ĐN, các cơ quan báo chí;
- Trung tâm Công báo TPĐN;
- Lưu VT, NC-PC, VX, TH.
- Nhân-09
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Minh
|