Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức qua 5 tiêu chí

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Quý Nguyễn
26/11/2020 10:22 AM

Cán bộ, công chức, viên chức hiện nay chiếm số lượng lớn trong lực lượng lao động, tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được rõ ba đối tượng này. Để giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng hơn, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT phân biệt với các tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí

Cán bộ

Công chức

Viên chức

Khái niệm

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

(Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008).

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

(Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

(Điều 2 Luật Viên chức 2010)

 

Chế độ làm việc

Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm.

Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên.

Làm việc theo thời hạn của hợp đồng làm việc

Chế độ tiền lương

Hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

Các chế độ bảo hiểm

Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT

(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014)

Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT

(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014)

Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT

(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014)

Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp

(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm)

Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013)

Phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm)

Hình thức xử lý kỷ luật

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Cách chức.

- Bãi nhiệm.

(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

*Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Hạ bậc lương.

- Buộc thôi việc.

*Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Giáng chức.

- Cách chức.

- Buộc thôi việc.

(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

*Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Buộc thôi việc.

*Đối với viên chức quản lý:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Cách chức.

- Buộc thôi việc.

(Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

>>> Xem thêm: Điều kiện thi tuyển công chức năm 2022 ra sao? Viên chức có được sang làm công chức hay không?

Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức năm 2022 ra sao? Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức như thế nào?

Quy định về chính sách, chế độ đối với cán bộ luân chuyển theo Quy định 65-QĐ/TW năm 2022 như thế nào?

Khi nào cán bộ, công chức được từ chức? Ngoài việc từ chức thì còn quy định nào về việc cán bộ công chức nghỉ việc hay không?

Quý Nguyễn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 232,680

Bài viết về

Cán bộ, công chức, viên chức

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn