Nghị quyết 27: Đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách về pháp luật

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
12/02/2025 10:20 AM

Tại Nghị quyết 27/NQ-CP, Chính phủ đã yêu cầu cần đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách về pháp luật, đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc của các thế lực thù địch.

Nghị quyết 27: Đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách về pháp luật

Nghị quyết 27: Đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách về pháp luật (Hình từ internet)

Ngày 07/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết 27/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025.

Nghị quyết 27: Đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách về pháp luật

Cụ thể, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.

Rà soát kỹ lưỡng các nhiệm vụ trong tháng 02 và quý I năm 2025 để tập trung chỉ đạo, thực hiện hiệu quả; trong đó chú trọng những nội dung đã đề cập tại Nghị quyết 27/NQ-CP, trong đó bao gồm nội dung:

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách, tạo đồng thuận xã hội, khí thế và động lực mới, thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Theo đó, các cơ quan báo chí truyền thông (nhất là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ), các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tiếp tục tăng cường tuyên truyền những việc đã làm được, gương người tốt việc tốt, các cơ quan, đơn vị điển hình tiên tiến, các cơ quan, đơn vị, cá nhân làm chưa tốt, nguyên nhân, trách nhiệm.

Tích cực truyền thông chính sách, kịp thời thông tin, phổ biến các cơ chế, chính sách mới để triển khai hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước và công tác điều hành, quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các ngành, các địa phương;

Đẩy mạnh truyền thông về quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân từ ngày đầu, tháng đầu của năm mới trong việc triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ trọng tâm sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Nâng cao chất lượng thông tin, làm tốt công tác định hướng dư luận xã hội; tăng cường đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc của các thế lực thù địch...

Quy định về việc lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh

(1) Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm sau đây:

- Đăng tải báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày;

- Lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;

- Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên cổng thông tin điện tử quy định tại khoản này.

(2) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh với hệ thống pháp luật đến cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị.

(Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

 Quy định về thông qua đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

- Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ vào phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Trường hợp có nhiều đề nghị hoặc căn cứ vào chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp đề xuất phiên họp chuyên đề của Chính phủ về công tác xây dựng pháp luật.

Trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị, cơ quan lập đề nghị chủ động tiến hành việc soạn thảo dự án, dự thảo văn bản.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh vào phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân để trình Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp chấp thuận, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có văn bản phân công cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết, thời hạn trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí bảo đảm cho việc soạn thảo.

(Điều 18 Nghị định 34/2016/NĐ-CP)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]