Dự án đầu tư có sử dụng đất có được áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt không? (Hình từ Internet)
Ngày 06/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 17/2025/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023.
Theo quy định tại Điều 44a Nghị định 115/2024/ND-CP (bổ sung khoản 2 Điều 3 Nghị định 17/2025/NĐ-CP) thì trường hợp và thẩm quyền quyết định áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt đối với dự án đầu tư có sử dụng đất như sau:
- Dự án có yêu cầu bảo đảm lợi ích quốc gia, thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia theo chỉ đạo tại Nghị quyết, Kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện dự án mà nếu áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Luật Đấu thầu 2023 thì không thể thực hiện được theo yêu cầu.
- Dự án có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao mà không thể áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Luật Đấu thầu 2023.
- Dự án có yêu cầu, điều kiện đặc thù về thủ tục đầu tư; thủ tục giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển; thủ tục, phương pháp, tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư và nội dung hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh, gồm:
+ Dự án điện gió ngoài khơi theo quy định của pháp luật về điện lực;
+ Dự án có yêu cầu cấp bách phải thực hiện ngay theo chỉ đạo tại Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị, văn bản thông báo ý kiến của lãnh đạo Chính phủ mà nếu áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Luật Đấu thầu 2023 thì không bảo đảm hoàn thành tiến độ;
+ Dự án có yêu cầu thực hiện ngay nhằm bảo đảm kết nối; đồng bộ giữa các công trình thuộc dự án theo chỉ đạo tại Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị, văn bản thông báo ý kiến của lãnh đạo Chính phủ mà nếu áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Luật Đấu thầu 2023 thì không bảo đảm hiệu quả quản lý, khai thác, vận hành công trình đồng bộ, liên tục;
+ Dự án khác có yêu cầu, điều kiện đặc thù về thủ tục đầu tư; thủ tục giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển; thủ tục, phương pháp, tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư và nội dung hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh mà không thể áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt đối với dự án quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 44a Nghị định 115/2024/ND-CP (bổ sung khoản 2 Điều 3 Nghị định 17/2025/NĐ-CP).
Trên đây là phần nội dung nói về: “Dự án đầu tư có sử dụng đất có được áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt không?”
Các hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định cụ thể tại Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 bao gồm:
- Đấu thầu rộng rãi;
- Đấu thầu hạn chế;
- Chỉ định thầu;
- Chào hàng cạnh tranh;
- Mua sắm trực tiếp;
- Tự thực hiện;
- Tham gia thực hiện của cộng đồng;
- Đàm phán giá;
- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu 2023, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, Chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
Xem thêm tại Nghị định 17/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/02/2025.