Nồng độ KCl
M hoặc
đương lượng/L
|
Độ dẫn
đương lượng, Λ,
mho-cm2/đương
lượng
|
Độ dẫn điện,
ks
μmho/cm
|
0
|
149,9
|
-
|
0,0001
|
148,9
|
14,9
|
0,0005
|
147,7
|
73,9
|
0,001
|
146,9
|
146,9
|
0,005
|
143,6
|
717,5
|
0,01
|
141,2
|
1412
|
0,02
|
138,2
|
2765
|
0,05
|
133,3
|
6667
|
0,1
|
128,9
|
12890
|
0,2
|
124,0
|
24800
|
0,5
|
117,3
|
58670
|
1
|
111,9
|
111900
|
* Dựa vào Ôm (Ω) tuyệt đối, tiêu chuẩn nhiệt độ
1986, và tiêu chuẩn thể tích
dm3. Giá trị được tính đến ±0,1 % hoặc 0,1 μmho/cm,
theo giá trị lớn hơn.
|
b) Loại điện cực phi platin
Sử dụng các cảm biến đo độ dẫn
điện có chứa các điện cực được chế tạo từ các kim loại thông thường bền (ví dụ
như thép không gỉ) để theo dõi liên tục và nghiên cứu thực địa. Hiệu chỉnh các
cảm biến đo như vậy bằng cách so sánh độ dẫn điện của mẫu với kết quả thu được
với thiết bị thí nghiệm. Sử dụng cảm biến đo và thiết bị được thiết kế và phối
hợp đúng cách để giảm thiểu sai số trong hằng số cảm biến đo. Dây dẫn quá dài
có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị đo độ dẫn điện. Trong trường hợp đó
cần tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết các yếu tố điều chỉnh
phù hợp nếu cần thiết.
5 Thuốc thử
5.1 Nước đo độ dẫn
điện,
Yêu cầu độ dẫn điện của mẫu nước phải nhỏ hơn so với giá trị được đo.
CHÚ THÍCH: Tham khảo các phương pháp
chuẩn bị mẫu nước đạt chuẩn như nước thuốc thử.
5.2 Dung dịch
kali clorua tiêu chuẩn, KCl, 0,0100M
Hòa tan 745,6 mg KCl khan trong
nước đo độ dẫn điện và pha loãng tới 1000 mL trong bình định mức loại A ở 25 °C
và bảo quản trong môi trường không có CO2. Đây là dung dịch chuẩn
tham chiếu, ở nhiệt độ 25 °C có độ dẫn điện 1412 μΩ-1/cm. Dung dịch
này thỏa mãn hầu hết
các mẫu khi cảm biến đo có hằng số từ 1 đến 2 cm-1. Đối với các
hằng số cảm biến đo khác, sử dụng các dung dịch KCl mạnh hơn hoặc
yếu hơn được liệt kê trong Bảng 1. Cẩn thận khi sử dụng các dung dịch KCl nhỏ hơn
0,001 M, vì chúng có thể không ổn định
do ảnh hưởng của cacbon dioxit đến nước tinh khiết. Bảo quản trong lọ thủy tinh
borosilicat có nắp đậy kín.
CHÚ THÍCH: Đối với các tiêu chuẩn độ dẫn
điện thấp, với độ dẫn điện được chứng nhận là 25,0 μS/cm ± 0,3 μS/cm, có thể
được lấy từ Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (NIST).
6 Cách tiến hành
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Rửa cảm biến đo độ dẫn điện với ít nhất
ba phần tư dung dịch KCl 0,01 M. Điều
chỉnh nhiệt độ của phần thể tích còn lại KCl 0,01 M đến 25,0 °C ± 0,1 °C. Nếu máy đo độ dẫn
hiển thị điện trở, R, Ω, thì đo điện
trở của phần này và ghi lại nhiệt độ. Tính hằng số cảm biến đo, C:
Trong đó
RKCl là điện trở đo
được, Ω
t là nhiệt độ đo được,
°C
Máy đo độ dẫn điện thường biểu thị độ
dẫn trực tiếp. Đầu dò thương mại thường chứa cảm biến nhiệt độ. Với các thiết bị
như vậy, rửa đầu dò ba lần với 0,01M KCl, như trên. Điều chỉnh thang bù nhiệt độ đến 0,0191 C-1. Với đầu đo
trong dung dịch KCl tiêu chuẩn,
điều chỉnh máy đo để đọc 1412 μΩ-1/cm. Quy trình này tự động điều chỉnh
cảm biến đo không đổi bên trong thiết bị đo.
6.2 Đo độ dẫn điện
Rửa kỹ cảm biến đo bằng một hoặc nhiều
phần mẫu thử. Điều chỉnh nhiệt độ của phần cuối cùng khoảng 25 °C. Đo điện trở
mẫu hoặc độ dẫn điện và ghi lại nhiệt độ chính xác đến ± 0,1 °C.
7 Tính kết quả
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Khi đo điện trở mẫu, độ dẫn điện ở
25 °C là:
Trong đó:
k là độ dẫn điện,
μmho/cm
C là hằng số ô (cell), cm-1
Rm là điện trở mẫu
đo được, Ω và
t là nhiệt độ của
phép đo
b) Khi độ dẫn điện của mẫu được đo mà
không có độ dẫn điện bù nhiệt độ bên trong ở 25 °C là:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
km là độ dẫn điện đo được
tính theo đơn vị μΩ-1/cm ở t °C và các
đơn vị khác được xác định như trên.
Đối với các thiết bị có bù nhiệt độ tự
động và đọc trực tiếp theo đơn vị μΩ-1/cm hoặc các thiết
bị tương tự, giá trị đọc tự động được hiệu chính thành 25,0 °C. Báo cáo độ dẫn
điện hiển thị trong các đơn vị được chỉ định.
Xem Phụ lục A về cách chuyển đổi đơn vị
từ ôm sang simen
8 Độ chụm và độ chệch
Độ chụm của thiết bị đo độ dẫn thương
mại thường nằm trong khoảng từ 0,1 % đến 1,0 %. Độ tái lập thường từ 1 % đến 2
% sau khi thiết bị đã được hiệu chuẩn với dữ liệu đó như được chỉ ra trong Bảng
1.
9 Đảm bảo chất lượng/kiểm
soát chất lượng
Đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng
là một phần của phương pháp và được tiến hành theo SMEWW 2020:2017.
10 Báo cáo kết quả
Báo cáo kết quả cần bao gồm các nội
dung sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Mọi thông tin cần thiết để nhận biết
đầy đủ về mẫu thử;
c) Tên của phòng thí nghiệm thực hiện;
d) Ngày và thời gian thử nghiệm;
e) Kết quả đo độ dẫn điện;
f) Mọi chi tiết thao tác không được
quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc được xem là tùy chọn và các chi tiết bất
thường có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Phụ
lục A
(Tham
khảo)
Đơn vị của độ dẫn điện
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong đó đơn vị của R là Ω và G là Ω-1 (simen). Độ
dẫn điện của dung dịch được đo giữa hai điện cực trơ về mặt hóa học và khoảng
cách cố định. Để tránh sự phân cực tại các bề mặt điện cực, phép đo độ dẫn được
thực hiện với tín hiệu dòng điện xoay chiều. Độ dẫn của dung dịch, G, tỷ
lệ thuận với diện tích bề mặt điện cực, A, cm2 và tỷ lệ nghịch
với khoảng cách giữa các điện cực, L, cm. Hằng số tỷ lệ, k:
được gọi là “độ dẫn điện” (“độ dẫn điện
đặc thù”). Đây là một tính chất đặc trưng của dung dịch giữa các điện cực. Đơn
vị của k là 1/Ω-cm hoặc mΩ trên centimet. Độ dẫn điện được báo cáo theo thông lệ
tính bằng micro ôm trừ một trên mỗi centimet (μΩ-1/cm).
Trong Hệ đơn vị quốc tế (SI), hoán đổi
của ôm (Ω) là simen (S) và độ dẫn điện được báo cáo là milisimen trên mét
(mS/m); 1 mS/m = 10 μΩ-1/cm và 1μS/cm = 1 μΩ-1/cm. Để báo
cáo kết quả tính theo đơn vị SI mS/m, chia μΩ-1/cm cho 10.
Để so sánh độ dẫn điện, các giá trị của
k được báo cáo liên quan đến các điện cực với A = 1 cm2 và L
= 1 cm. Độ dẫn điện tuyệt đối, Gs, của các dung dịch kali clorua
tiêu chuẩn giữa các điện cực có hình dáng hình học chính xác đã được đo; độ dẫn
điện chuẩn tương ứng, ks, được thể hiện trong Bảng 1.
Độ dẫn điện đương lượng, Λ, của dung dịch
là độ dẫn điện trên một đơn vị nồng độ. Khi nồng độ giảm dần về 0, tiến đến một
hằng số, được ký hiệu là Λ°. Với k tính theo đơn vị micro ôm trên centimet, cần
phải chuyển đổi nồng độ thành đơn vị đương lượng trên mỗi cm3; do
đó:
Λ = 0,001k/nồng độ
trong đó các đơn vị của Λ, k
và nồng độ lần lượt là Ω-cm2/đương lượng, μΩ-1/cm và đương
lượng/L. Độ dẫn đương lượng, Λ, các giá trị cho một vài nồng độ KCl được liệt kê
trong Bảng 1. Trong thực tế, các dung dịch KCl loãng hơn 0,001M sẽ
không duy trì được độ dẫn điện ổn định do hấp thụ CO2 trong khí
quyển. Bảo vệ các dung dịch pha loãng khỏi không khí.