TIÊU
CHUẨN QUỐC GIA
TCVN
7835-G04:2013
ISO
105-G04:1989
VẬT
LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU - PHẦN G04: ĐỘ BỀN MÀU VỚI CÁC OXIT
NITƠ TRONG MÔI TRƯỜNG CÓ ĐỘ ẨM CAO
Textiles -
Tests for colour fastness - Part G04: Colour fastness to
oxides of nitrogen in the atmosphere at high humidities
Lời nói đầu
TCVN 7835-G04:2013 hoàn toàn tương
đương với ISO 105-G04:1989.
TCVN 7835-G04:2013 do Ban kỹ thuật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo Iường Chất lượng
đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
VẬT LIỆU DỆT
-
PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU - PHẦN G04: ĐỘ BỀN MÀU
VỚI
CÁC
OXIT NITƠ TRONG MÔI TRƯỜNG CÓ ĐỘ ẨM CAO
Textiles -
Tests for colour fastness - Part G04: Colour fastness to
oxides of nitrogen in the atmosphere at high humidities
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương
pháp xác định độ bền màu của vật liệu dệt với tác động của các ôxit nitơ trong
môi trường có nhiệt độ tăng và độ ẩm tương đối cao.
Đối với phép thử ở độ ẩm
thấp hơn, xem ISO 105-G:1978, phần G01.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết
cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố
thì áp dụng
phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng
phiên bản mới nhất
bao gồm cả các sửa
đổi, bổ sung (nếu có).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TCVN 4537-1:2002 (ISO 105-C01:1989)[1], Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu
- Phần C01: Độ bền màu với giặt: Phép thử 1
TCVN 4537-2:2002 (ISO 105-C02:1989)[2], Vật liệu dệt.
Phương pháp xác định độ bền màu. Phần C02: Độ bền
màu với giặt: Phép thử 2
TCVN 4537-3:2002 (ISO 105-C03:1989)[3], Vật liệu dệt - Phương
pháp xác định độ bền màu - Phần
C03: Độ bền màu với giặt: Phép thử 3
TCVN 4537-4:2002 (ISO 105-C04:1989)[4], Vật liệu dệt
- Phương pháp xác định độ bền màu - Phần C04: Độ bền màu với giặt: Phép thử 4
TCVN 4537-5:2002 (SO 105-C05:1989)[5], Vật liệu dệt
- Phương pháp xác định độ bền
màu - Phần C05: Độ bền màu với giặt: Phép thử 5
TCVN 5232:1990 (ISO 105-D01:1987)[6], Vật liệu dệt -
Phương pháp xác định độ bền màu đối với tẩy khô
ISO 105-G:1978[7],
Textiles - Tests for colour fastness - Part G: Colour
fastness to atmospheric contaminants (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định
độ bền màu - Phần G: Độ bền màu với các chất ô nhiễm trong không khí)
ISO 105-J01:1989[8], Textiles -
Tests for colour fastness -
Part J01: Measurement of colour and colour differences (Vật liệu dệt
- Phương pháp xác định độ bền màu - Phần J01: Phương pháp đo màu và sự khác
nhau về màu sắc)
3. Nguyên tắc
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Thiết bị, dụng cụ
và thuốc thử
4.1. Buồng phơi nhiễm, làm bằng
thép không gỉ, bên trong được phủ một lớp bảo vệ, có khả năng duy trì ở độ ẩm tương đối
87,5 % ± 2,5 % và tại nhiệt độ 40 °C ± 1 °C và chứa nitơ đioxit ở nồng độ 5ppm ± 1 ppm
thể tích.
4.2. Vải kiểm chứng (xem 8.2).
4.3. (Vải) chuẩn phai màu (xem 8.2)
4.4. Thang xám để đánh giá sự thay đổi
màu
phù hợp với TCVN 5466
(ISO 105-A02).
4.5. Nguồn cung cấp các ôxit nitơ (xem 8.3)
CẢNH BÁO: Các ôxit
nitơ ở nồng độ cao có hại cho sức khỏe và phải được hút hết ra
khỏi không khí hoặc
được bẫy trong nước
và trung hòa với dung dịch
natri hyđroxit hoặc natri hyđrocacbonat 10 % (m/m). Nồng độ tối đa tại
khu vực làm việc phải không
vượt quá 5 ppm (V/V).
5. Mẫu thử
5.1. Cắt các mẫu thử có kích thước
nhỏ nhất 60 mm x 60 mm. Để so
màu sau đó, mẫu chưa phơi nhiễm phải được giữ trong bình chứa kín
khí, tránh ánh sáng để ngăn ngừa sự thay đổi màu sắc hơn nữa.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. Cách tiến hành
6.1. Treo các mẫu thử và
miếng vải kiểm chứng (4.2) trong buồng phơi nhiễm (4.1) để tạo được một chu kỳ
phai màu trong vòng từ 5 h đến 15 h phơi nhiễm.
6.2. Quan sát định kỳ vải kiểm
chứng cho đến khi màu của vải kiểm chứng tương ứng với màu của chuẩn phai màu.
Khi đó thiết lập được một chu kỳ.
Phương pháp khác để xác định một chu kỳ
phai màu là khoảng thời gian phơi nhiễm khi vải kiểm chứng có sự
thay đổi màu (16,5 ± 1,5) đơn vị CIELAB (xem ISO 105-J01).
6.3. Lấy các mẫu thử có sự
thay đổi màu rõ rệt ở cuối một
chu kỳ. Thông thường một chu kỳ sẽ tạo ra một sự thay đổi màu có thể đo được
trong các mẫu nhạy với các ôxit nitơ.
6.4. Treo một miếng vải kiểm
chứng mới (4.2) cho từng
chu kỳ phai màu tiếp theo cho đến khi kết thúc số chu kỳ yêu cầu.
Các mẫu thử đã phơi nhiễm với các ôxit
nitơ có thể tiếp tục
thay đổi màu sau khi lấy ra khỏi buồng thử. Có thể ổn định màu bằng
cách ngâm các mẫu thử ngập trong
dung dịch urê đậm (xem 8.4)
trong 5 min, vắt kiệt mẫu thử, giặt kỹ các mẫu thử bằng nước sạch và làm khô trong
không khí ở nhiệt độ không quá 60 °C. Không xử lý với bất kỳ dung dịch urê nào mà
các mẫu thử được đặt trở lại buồng thử trong lần phơi nhiễm bổ sung.
6.5. Tại cuối mỗi chu kỳ,
đánh giá ngay sự thay đổi màu của mẫu
thử bằng cách sử dụng thang xám để đánh giá sự thay đổi màu (4.4).
6.6. Phân loại ảnh hưởng về màu sắc
của các mẫu thử sau một số chu kỳ quy định, sử dụng thang xám để đánh giá sự
thay đổi màu (4.4).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông
tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Tất cả các chi tiết cần thiết để nhận
biết mẫu đã thử;
c) Số của cấp màu đối với sự thay
đổi màu của mẫu thử, số lượng chu kỳ, nhiệt độ và độ ẩm tương đối tại
thời điểm thực hiện phép thử.
8. Các lưu ý
8.1. Độ ẩm để thử
Tại độ ẩm cao, sự phai màu
thuốc nhuộm do các ôxit nitơ trên một số xơ như polyamid và axetat bị
thay đổi rất lớn khi có những thay đổi nhỏ về độ ẩm tương đối. Bởi vậy, để có được độ tái lập
và sự tương quan liên phòng thí nghiệm tốt trong kết quả thử, yêu cầu kiểm soát
chặt chẽ nhiệt độ và độ ẩm tương đối.
8.2. Kiểm chứng phép thử và chuẩn
phai màu
Vải kiểm chứng phép thử
là sa tanh xenluloza axetat hai lần thế được nhuộm bằng thuốc nhuộm
Phân tán màu xanh - Cl Disperse Blue 3 0,4 %. Sử dụng Celliton Blue FFRN vì các
đặc tính phai màu của vải kiểm chứng đã biết rõ và các thuốc nhuộm Phân tán màu xanh - Cl
Disperse Blue 3 khác có xu hướng thể hiện các đặc tính phai màu khác nhau và có thể khác về độ đậm
màu thuốc nhuộm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cả vải kiểm chứng và chuẩn phai màu phải
được giữ trong dụng cụ chứa thích hợp hoặc bọc kín để bảo vệ chúng tránh khả
năng phơi nhiễm với các ôxit nitơ và các chất ô nhiễm khác có thể có ở môi trường
trong khi vận chuyển và bảo quản có thể làm cho thay đổi màu.
Vải kiểm chứng nhạy với các chất ô nhiễm không
khí khác như ozon. Tốc độ phai màu sẽ khác nhau rõ rệt tại các độ ẩm và nhiệt độ
khác nhau và cách sử dụng trong phép thử tự nhiên và trong phép thử theo mục
đích sử dụng khi đo phơi nhiễm với các ôxit nitơ không được khuyến nghị. Sự thay đổi
màu được tạo ra trên vải kiểm chứng
sẽ phản ánh những tác động kết hợp các chất
ô nhiễm có trong không khí và tác động
của sự thay đổi về nhiệt độ/độ ẩm, chứ không
chỉ là các tác động của việc phơi nhiễm với các ôxit nitơ.
8.3. Các ôxit nitơ
Sử dụng khí đóng chai có
chứa khoảng 1 % nitơ đioxit trong nitơ, trong các ống trụ có các van giảm
áp thích hợp. Để an toàn, buộc
các ống trụ vào tường sao cho chúng không thể rơi hoặc bị đổ.
8.4. Urê sau khi xử
lý
Không bắt buộc phải sử dụng cách xử lý
này.
Kinh nghiệm cho thấy sự thay đổi màu sau khi
lấy các mẫu thử ra khỏi buồng phơi nhiễm là không đáng kể. Cách xử lý urê thường sẽ
gây ra sự thay đổi màu trên các mẫu thử. Bởi vậy, nếu sử dụng quy trình này, cần thiết phải xử lý
cả mẫu thử phơi nhiễm và mẫu thử không phơi nhiễm theo một cách đồng nhất.
Sử dụng dung dịch urê có chứa 10 g urê
trên một lít nước, được đệm đến pH = 7 bằng cách thêm 0,4 g natri đihyđro
orthophosphat, 2,5 g đinatri orthophosphat và ít hơn hoặc bằng 0,1 g chất hoạt
động bề mặt làm thấm ướt nhanh (ví dụ, natri đioctyl sulfosuccinate).
[1] TCVN 4537-1:2002 (ISO
105-C01:1989) hiện nay đã thay thế bằng TCVN 7835-C10:2007 (lSO
105-C10:2006)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[3] TCVN 4537-3:2002 (ISO 105-C03:1989) hiện nay đã thay thế
bằng TCVN 7835-C10:2007 (lSO 105-C10:2006)
[4] TCVN 4537-4:2002 (ISO 105-C04:1989) hiện nay đã thay thế
bằng TCVN 7835-C10:2007 (lSO 105-C10:2006)
[5] TCVN
4537-5:2002 (SO 105-C05:1989) hiện
nay đã thay thế bằng TCVN
7835-C10:2007 (ISO 105-C10:2006)
[6] TCVN
5232:1990 (ISO 105-D01:1987) hiện
nay đã thay thế bằng TCVN
5232:2002 (ISO 105-D01:1993)
[7] ISO 105-G:1978 hiện
nay đã thay thế bằng
TCVN 5470:2007 (ISO 105-G01:1993)
[8] ISO 105-J01:1989 hiện nay đã thay thế
bằng ISO 105-J01:1997