X là thời gian tính theo ngày
|
Y là lực ban đầu khi đứt theo %
|
1. ngưỡng 75 %
|
2. thời gian đạt tới ngưỡng ở 60ºC
|
Hình B.1 -
Ước tính thời gian đạt được một ngưỡng xác định
CHÚ THÍCH: Ước tính thời gian để đạt đến một
ngưỡng xác định thường dễ dàng hơn nếu có thể sử dụng các phương pháp hồi quy
tuyến tính để điều chỉnh một đường thẳng xuyên qua dữ liệu. Để làm được điều
này, trước tiên có thể cần phải áp dụng một phép chuyển đổi thích hợp cho dữ
liệu. Nhiều quá trình hóa học tuân theo động học bậc nhất, tức là tốc độ thay
đổi tỷ lệ với giá trị tức thời của biến đang xét. Nếu tốc độ thay đổi của một
đặc tính cụ thể tuân theo động học bậc nhất thì có thể thu được một đường thẳng
bằng cách vẽ log tự nhiên (In) của đặc tính đó theo thời gian.
Trong một số quá trình già hóa có thể xảy ra
những thay đổi đột ngột về tốc độ suy thoái, ví dụ như khi tiêu thụ hết chất
chống oxy hóa. Nếu cần thiết phải ngoại suy dữ liệu nhằm xác định thời gian cần
thiết để đạt đến ngưỡng quy định thì cần xem xét khả năng của các tác động đó.
B.5.3 Xây dựng biểu đồ Arrhenius và
ước tính năng lượng hoạt hóa
Biểu đồ Arrhenius được xây dựng bằng cách vẽ
đồ thị logarit tự nhiên của các thời gian cần thiết cho một đặc tính quan tâm
đạt được giá trị ngưỡng xác định Int (x%) theo nghịch đảo nhiệt độ
tuyệt đối. Một biểu đồ điển hình thể hiện trong Hình B.2.
Hình B.2 -
Biểu đồ Arrhenius lực tại điểm đứt, giả sử giá trị ngưỡng là 75 %
CHÚ THÍCH: Thời gian ước tính để các đặc tính
vật lý rơi xuống 75 % từ Hình B.2 là 39 năm ở 25 °C. Năng lượng hoạt hóa được
tính toán là 142 kJ/mol.
Trong một số trường hợp, biểu đồ Arrhenius có
thể không tuyến tính. Một số cách tiếp cận để phân tích các biểu đồ Arrhenius
phi tuyến tính đã được khám phá. Có khả năng là khi các nhà sản xuất và cơ quan
quản lý tích lũy dữ liệu thời gian thực, một phương pháp đồng thuận chung sẽ
được phát triển cho lần sửa đổi tiếp theo của Tiêu chuẩn này. Cần phải nhấn
mạnh rằng bất kỳ nỗ lực nào nào ngoại suy các hạn sử dụng từ các đồ thị
Arrhenius phi tuyến tính đều mang mức độ rủi ro cao và nhà sản xuất nên thận trọng
với bất kỳ ước tính nào được thực hiện trong các điều kiện như vậy. Nhà sản
xuất nên cố gắng đảm bảo rằng các đặc tính vật lý thay đổi theo cách ổn định
trong phạm vi nhiệt độ sử dụng cho các nghiên cứu. Trong một số trường hợp, có
thể hoàn toàn không sử dụng được mối quan hệ Arrhenius. Thông thường, năng
lượng hoạt hóa cho nhiều phản ứng hóa học được tính trung bình là 83 kJ/mol mặc
dù các giá trị thực tìm thấy trong thực tế khác nhau nhiều. Các giá trị đã công
bố về năng lượng hoạt hóa liên quan đến sự suy giảm chất lượng do nhiệt và
/hoặc oxy hóa của vật liệu đang sử dụng có thể có sẵn trong tài liệu khoa học.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.6.1 Cơ sở cho phương pháp chồng
chất thời gian - nhiệt độ
Một phương pháp thay thế trình bày dữ liệu
già hóa tăng tốc là sử dụng đồ thị chồng chất nhiệt độ - thời gian đã được mô
tả bởi Barker [1,2], Gillen [3] và những người khác. Phương pháp này dựa trên
phương trình Arrhenius và được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu khoa học để
trình bày dữ liệu già hóa tăng tốc trên các vật liệu polime. Trong quy trình
này, các giá trị thời gian ở mỗi nhiệt độ được biến đổi thành thời gian tương
đương ở nhiệt độ chuẩn chung bằng cách nhân chúng với hệ số dịch chuyển
Arrhenius αT, được suy ra từ phương trình Arrhenius:
Trong đó:
EA là năng lượng hoạt hóa
R là hằng số chất khí (8,314 J.mol-1.
K-1)
T(ref) và T(age) lần
lượt là nhiệt độ chuẩn và nhiệt độ già hóa theo K
Các đặc tính vật lý thu được ở các nhiệt độ
già hóa khác nhau được vẽ biểu đồ theo thời gian biến đổi tương ứng trên một đồ
thị chung. Nếu các đặc tính già hóa biến đổi theo phương trình Arrhenius và sử
dụng giá trị đúng cho năng lượng hoạt hóa thì sẽ thu được một đường cong chính duy nhất.
Các đặc tính của găng tay sau bất kỳ giai đoạn già hóa ở nhiệt độ chuẩn đều có
thể dễ dàng đọc được từ đường đồ thị tạo thành.
Năng lượng hoạt hóa đối với vật liệu cụ thể
đang xem xét có thể được ước tính như mô tả ở B.5 hoặc thu được từ các tài liệu
khoa học.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.6.2 Quy trình xây dựng biểu đồ
chồng chất thời gian - nhiệt độ
Xác định năng lượng hoạt hóa cho vật liệu cụ
thể đang được sử dụng, tốt nhất là từ đồ thị Arrhenius như được mô tả ở B.5.
Ngoài ra có thể sử dụng giá trị từ tài liệu khoa học. Tính toán các giá trị hệ
số dịch chuyển αT từ công thức (B.5) cho mỗi nhiệt độ già hóa, sử
dụng 25 °C làm nhiệt độ chuẩn.
a) Đối với mỗi bộ dữ liệu già hóa, nghĩa là
sự kết hợp giữa thời gian và nhiệt độ, tính thời gian chuyển đổi bằng cách nhân
giá trị thời gian với hệ số dịch chuyển αT tương ứng với nhiệt độ
già hóa đó.
b) Vẽ biểu đồ đặc tính vật lý trung bình (lực
kéo đứt hoặc độ giãn ra khi đứt) theo các thời gian chuyển đổi thích hợp.
CHÚ THÍCH 1: Mỗi đặc tính nên vẽ trên một đồ
thị riêng biệt.
c) Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh
giá biểu đồ sau đó, có thể đưa thêm độ lệch chuẩn vào các biểu đồ. Các biểu đồ
xếp chồng thể hiện số lượng găng tay không phù hợp tại mỗi thời điểm cũng có
thể mang tính thông tin.
d) Ước tính hạn sử dụng từ các biểu đồ và
kiến thức về phương sai hoặc độ lệch chuẩn của các quần thể mẫu thử nghiệm. Hạn
sử dụng là thời gian cần thiết ở 25 °C để đặc tính vật lý giảm xuống giá trị
giới hạn mà tại đó găng tay vẫn tuân thủ tất cả các phần của EN 455.
Ví dụ về biểu đồ chồng chất nhiệt độ - thời
gian (dựa trên dữ liệu đã cho trong Hình B.1) được thể hiện ở Hình B.3.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH 2: Nếu có thể chịu được sự suy giảm
20 % lực kéo đứt trước khi sản phẩm có nguy cơ không đạt yêu cầu quy định thời hạn
sử dụng sẽ vượt quá 30 năm. Do đó, yêu cầu hạn sử dụng tối đa cho phép 3 năm có
thể thỏa mãn.
Phụ
lục C
(tham
khảo)
Xác định hạn sử dụng của một sản phẩm đã cải
tiến đáng kể
C.1 Cơ sở
Có thể sử dụng các quy trình sau đây để dự tính
hạn sử dụng dự kiến đối với một sản phẩm khi đã thực hiện sự thay đổi đáng kể ở
công thức hoặc quá trình sản xuất có thể ảnh hưởng đến hạn sử dụng. Trước khi
thử nghiệm như mô tả dưới đây, cần kiểm tra găng tay xem có tuân thủ các yêu
cầu của bộ TCVN 13415 (EN 455).
C.2 Nguyên tắc
Trong khi chờ hoàn thành các nghiên cứu về độ
ổn định trong thời gian thực như yêu cầu của Phụ lục A, nhà sản xuất có thể
thiết lập hạn sử dụng dự kiến cho một điều kiện bảo quản và phân phối cụ thể
bằng cách chứng minh rằng sản phẩm đã sửa đổi không bị hư hỏng ở mức độ lớn hơn
sản phẩm lý thuyết khi được ổn định như sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) sau khi bảo quản trong 90 ngày ở 50 °C.
C.3 Quy trình
Găng tay đóng gói trong bao gói tiêu dùng của
chúng hoặc trong bao gói dán đối với găng tay vô khuẩn từ ba lô sản phẩm đã
biến đổi và ba lô sản phẩm ban đầu cần được bảo quản trong các điều kiện mô tả
trong phần C.2 và được kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn EN
455 bao gồm:
a) lực tại điểm đứt theo TCVN 13415-2 (EN
455-2);
b) không bị thủng lỗ theo TCVN 13415 -1 (EN
455-1);
c) găng tay có phù hợp với mục đích đã định,
và
d) tính toàn vẹn của bao gói (găng tay vô
trùng).
Miễn là các đặc tính của găng tay đã sửa đổi
không bị suy giảm đến mức độ lớn hơn so với đặc tính của găng tay ban đầu thì
có thể giả định hạn sử dụng của thiết kế ban trong khi chờ sự xác nhận qua
nghiên cứu già hóa thời gian thực theo Phụ lục A.
C.4 Báo cáo thử
nghiệm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phụ
lục ZA
(tham
khảo)
Sự liên quan giữa Tiêu chuẩn Châu Âu này và
các yêu cầu cơ bản của Chỉ thị EU 93/42/EEC về trang thiết bị y tế
Tiêu chuẩn này đã được chuẩn bị theo sự ủy
quyền tới CEN từ Ủy ban Châu Âu để cung cấp một phương tiện tuân thủ các yêu
cầu cơ bản của chỉ thị tiếp cận Mới 93/42 /EEC về trang thiết bị y tế.
Một khi tiêu chuẩn này được trích dẫn trong
Tạp chí chính thức của cộng đồng Châu Âu theo chỉ thị đó và đã được áp dụng như
một tiêu chuẩn quốc gia ở ít nhất một quốc gia thành viên, thì việc tuân thủ
các điều khoản của tiêu chuẩn này nêu ra trong bảng ZA.1 được coi là phù hợp
với các yêu cầu cơ bản tương ứng của chỉ thị đó và các quy định EFTA liên quan.
Điều Tiêu
chuẩn này
Yêu cầu cơ
bản của chỉ thị
Nhận xét
/chú thích
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.5, 9.2,
13.3e, 13.3i
4.2
4, 5,
13.3e, 13.3i
4.5
5, 8.3
4.6
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CẢNH BÁO: Có thể áp dụng các
yêu cầu và Chỉ thị EU khác vào (các) sản phẩm không nằm trong phạm vi áp dụng
của tiêu chuẩn này.
Thư
mục tài liệu tham khảo
[1] L R Barker. J. nat Rubb. Res., 2(4),
210-213 (1987) (Tạp chí Cao su thiên nhiên)
[2] L R Barker. J. nat Rubb. Res., 5(4), 266
- 274 (1990) (Tạp chí Cao su thiên nhiên)
[3] Gillen KT, Clough RL, Wise J.,
Extrapolating Accelerated Thermal - Aging Results: A Critical Look at the
Arrhenius Method. Polymer Preprints 1993;34(2):185 (Ngoại suy kết quả già hóa
tăng tốc do nhiệt: Nhìn nhận quan trọng về Phương pháp Arrhenius)
[4] EN ISO 291, Plastics - Standard
atmospheres for conditioning and testing (ISO 291:2008) (Chất dẻo - Các
môi trường tiêu chuẩn để ổn định và thử nghiệm)
[5] EN ISO 2578, Plastics - Determination
of time-temperature limits after prolonged exposure to heat (ISO 2578:1993)
(Chất dẻo - Xác định các giới hạn nhiệt độ theo thời gian sau khi tiếp xúc dài
hạn với nhiệt độ)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu
5 Phương pháp thử nghiệm
6 Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A (quy định) - Phương pháp xác định
hạn sử dụng bằng nghiên cứu thời gian thực
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phụ lục C (tham khảo) - Xác định hạn sử dụng
của một sản phẩm đã cải tiến đáng kể
Phụ lục ZA (tham khảo) - Sự liên quan giữa
Tiêu chuẩn Châu Âu này và các yêu cầu cơ bản của Chỉ thị EU 93/42/EEC về trang
thiết bị y tế
Thư mục tài liệu tham khảo