TIÊU
CHUẨN QUỐC GIA
TCVN
8900-2:2012
PHỤ
GIA THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN VÔ CƠ - PHẦN 2: HAO HỤT KHỐI LƯỢNG KHI
SẤY, HÀM LƯỢNG TRO, CHẤT KHÔNG TAN TRONG NƯỚC VÀ CHẤT KHÔNG TAN TRONG AXIT
Food
additives - Determination of inorganic components - Part 2: Loss
on drying, ash,
water-insoluble
matter and acid-insoluble matter contents
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương
pháp xác định hao hụt khối lượng khi sấy, hao hụt khối lượng khi nung, hàm lượng
tro, chất không tan
trong nước, chất không tan trong axit và cặn không bay hơi trong phụ gia thực
phẩm.
2. Thuốc thử và vật
liệu thử
Tất cả thuốc thử được sử dụng phải là loại tinh
khiết phân tích, nước sử dụng phải là nước cất đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định
khác.
2.1. Etanol, 96 % (thể
tích).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.3. Axit sulfuric, dung dịch
10 % (khối lượng/thể tích).
2.4. Giấy lọc không tro.
2.5. Chất trợ lọc, đã được rửa
bằng axit thích hợp và được sấy khô ở 105 oC trong 1 h.
3. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của
phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
3.1. Cân phân tích, có thể cân chính
xác đến 0,1 mg.
3.2. Tủ sấy, có thể hoạt
động ở nhiệt độ 105
oC hoặc ở dải
nhiệt độ thích hợp.
3.3. Lò nung, có thể hoạt
động ở nhiệt độ khoảng 550 oC và ở 800 oC ± 25 oC.
3.4. Cốc cân, nông lòng,
có nắp thủy tinh.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.6. Đĩa platin, dung tích
50 ml đến 100 ml.
3.7. Đĩa platin làm bay hơi, dung tích
125 ml.
3.8. Đĩa thạch anh hoặc đĩa sứ.
3.9. Bình hút ẩm hoặc bình
hút ẩm chân không
có chứa axit sulfuric.
3.10. Bếp điện hoặc đèn
Argand hoặc bếp đèn hồng ngoại.
3.11. Pipet.
3.12. Đũa thủy tinh.
3.13. Cốc có mỏ, dung tích
250 ml.
3.14. Mặt kính đồng hồ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.16. Phễu lọc.
3.17. Phễu lọc Gooch.
4. Lấy mẫu
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu
chuẩn này.
Mẫu được gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại
diện, không bị hư hỏng hoặc biến
đổi trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển.
5. Phương pháp thử
5.1. Xác định hao hụt
khối lượng khi sấy
CHÚ THÍCH: Do các chất bay hơi có thể bao gồm
nhiều chất khác ngoài
nước, phép xác định này được dùng cho cốc hợp chất mà phần hao hụt khối
lượng do sấy có thể
không chỉ do nước bay
hơi.
5.1.1. Cách tiến hành
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu mẫu nóng chảy ở nhiệt độ thấp
hơn nhiệt độ quy định trong phép xác định này, chuẩn bị mẫu như
mô tả ở trên, rồi đặt
cốc mẫu vào một bình hút ẩm chân không
có chứa axit sulfuric (3.9).
Hút chân không bình hút ẩm đến 130 Pa
(1 mmHg), để nguyên chân không trong 24 h rồi cân mẫu đã được làm khô.
LƯU Ý: Phải thực hiện các
biện pháp đề phòng thích hợp khi cân các mẫu dễ hút ẩm hoặc dễ chảy nước để đảm bảo
mẫu không hấp thụ hơi ẩm.
5.1.2. Tính kết quả
Hao hụt khối lượng của mẫu thử khi sấy,
X, tính bằng phần trăm khối lượng (%), được tính theo công thức sau:
Trong đó:
w1 là khối lượng cốc cân chứa mẫu thử trước khi
sấy, tính bằng
gam (g);
w2 là khối lượng
cốc cân chứa mẫu thử sau
khi sấy, tính bằng gam (g);
w là khối lượng mẫu thử ban đầu, tính bằng gam
(g).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2.1. Cách tiến hành
Tiến hành theo quy định trong 5.1.1,
nung mẫu ở nhiệt độ 450
°C đến
550 °C, sử dụng đĩa
platin (3.7)
hoặc
đĩa thạch anh hoặc đĩa sứ (3.8) thay cho cốc cân.
5.2.2. Tính kết quả
Hao hụt khối lượng của mẫu thử
khi nung được tính theo công thức nêu trong 5.1.2.
5.3. Xác định hàm lượng
tro
5.3.1. Xác định tro tổng số
5.3.1.1. Cách tiến hành
Cân một lượng mẫu chứa khoảng 20 mg
tro, chính xác đến 0,1 mg, cho vào chén nung (3.5) đã biết trước khối lượng,
nung ở nhiệt độ khoảng 550 oC, chỉ nung đến khi không còn cacbon (không nung đến
khi có màu đỏ sẫm), rồi để nguội trong bình hút ẩm (3.9) và cân. Nếu than thu được
vẫn còn chứa cacbon thì làm ẩm than bằng nước nóng, dùng đũa thủy tinh (3.12)
trải đều phần than này
ra, sấy khô trong
lò có thông khí rồi nung lại.
Nếu vẫn chưa thu được tro không chứa cacbon thì để nguội chén nung,
thêm 15 ml etanol (2.1), dùng đũa thủy tinh (3.12) dầm vụn khối tro này, đốt hết
etanol, nung tiếp đến màu đỏ đậm, để nguội trong bình hút ẩm (3.9) và
cân.
CHÚ THÍCH: Nếu có vật liệu hữu cơ khó
oxy hóa, có thể dùng chất hỗ trợ tro
hóa như amoni nitrat. Thêm vài giọt hydro peroxit có thể làm oxy hóa được chất
hữu cơ này.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hàm lượng tro tổng số của mẫu thử, X,
tính bằng phần trăm khối lượng
(%), theo công thức sau:
Trong đó:
w0 là khối lượng
cốc cân, tính bằng gam (g);
w2 là khối lượng
cốc cân chứa phần tro
sau khi nung, tính bằng gam (g);
w là khối lượng mẫu thử
ban đầu, tính bằng gam (g).
5.3.2. Xác định tro không
tan trong axit
5.3.2.1. Cách tiến hành
Đun sôi phần tro thu được theo 5.3.1.1
trong 25 ml dung dịch axit hydrocloric loãng (2.2) trong 5 min, thu lấy phần cặn
trên tấm giấy lọc
không tro thích hợp (2.4), rửa bằng nước nóng đã khử khoáng, rồi nung đến nhiệt độ 800 oC ± 25 oC trong thời
gian được quy định trong tiêu
chuẩn cụ thể, sau đó để nguội trong bình hút ẩm (3.9) và cân.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hàm lượng tro không tan trong axit của
mẫu thử được tính theo công thức nêu trong 5.3.1.2.
5.3.3. Xác định tro sulfat
5.3.3.1. Cách tiến hành
5.3.3.1.1 Phương pháp I (đối với mẫu dạng rắn)
Cân một lượng mẫu thích hợp vào đĩa platin
(3.6) đã biết trước khối lượng, hoặc vật chứa thích hợp khác. Thêm dung dịch
axit sulfuric loãng
(2.3) đủ để làm ẩm toàn bộ lượng
mẫu này. Nung nóng từ từ trên bếp điện hoặc ngọn lửa đèn Argand
hoặc đèn hồng ngoại
(3.10) đến khi mẫu khô và than hóa hoàn toàn. Tiếp tục nung nóng cho đến khi
toàn bộ mẫu bay hơi hết hoặc khi đã oxy hóa gần hết cacbon, rồi để nguội. Làm ẩm
cặn còn lại bằng 0,5 ml dung dịch axit sulfuric (2.3) rồi nung nóng theo cách nêu trên đến
khi phần mẫu còn lại và toàn bộ lượng axit sulfuric đã bay hơi hết.
Cuối cùng, nung mẫu trong lò nung (3.3) ở nhiệt độ 800 oC ± 25 oC trong 15
min, hoặc lâu hơn nếu cần, cho đến khi cháy hết, rồi để nguội trong bình hút ẩm
(3.9) và cân.
CHÚ THÍCH: Để axit
sulfuric dễ bay hơi, nên thêm vào vài mảnh amoni cacbonat trước khi nung lần cuối
cùng.
5.3.3.1.2 Phương pháp II (đối với
mẫu dạng lỏng)
Cân một lượng mẫu thích hợp vào một cốc
chứa đã biết trước khối lượng, trừ khi có quy định khác, thêm 10 ml dung dịch
axit sulfuric loãng
(2.3), trộn kỹ. Cho bay hơi hoàn toàn mẫu bằng cách đun nóng nhẹ không để sôi,
rồi để nguội. Cuối cùng, nung mẫu trong lò nung (3.3) ở nhiệt độ 800
oC ± 25 oC trong 15
min hoặc lâu hơn, để nguội trong bình hút ẩm (3.9) rồi cân.
5.3.3.2 Tính kết quả
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.4 Xác định chất
không tan trong nước
5.4.1 Cách tiến hành
Cân khoảng 10 g mẫu thử, chính xác đến
0,1 mg. Xử lí mẫu với
100 ml nước nóng, lọc qua phễu lọc (3.16) đã biết trước khối lượng. Rửa kết tủa
không tan bằng nước nóng, sấy khô ở nhiệt độ 105 oC trong 2 h, để nguội trong bình hút ẩm (3.9) và
cân.
5.4.2 Tính kết quả
Hàm lượng chất không tan trong nước của mẫu thử, X, tính bằng phần trăm khối lượng
(%), theo công thức sau:
Trong đó:
w3 là khối lượng
phễu lọc, tính bằng gam (g);
w4 là khối lượng
phễu lọc chứa các chất không tan trong nước sau khi sấy, tính bằng gam (g);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.5. Xác định chất
không tan trong axit
5.5.1. Cách tiến hành
Cân khoảng
2 g mẫu, chính xác đến 0,1 mg, chuyển vào cốc có mỏ 250 ml (3.13) chứa 150 ml nước và 1,5 ml
dung dịch axit sulfuric (2.3). Đậy
cốc bằng mặt kính đồng hồ (3.14) rồi đun nóng hỗn hợp trên nồi hơi
(3.15) trong 6 h, dùng một que khuấy đầu cao su cạo thành cốc thường xuyên
trong khi đun và bù đủ phần
nước bị bay hơi. Cân 500 mg chất trợ lọc (2.5), chính xác đến 0,1 mg, cho vào
dung dịch mẫu thử rồi lọc dung dịch qua phễu lọc Gooch (3.17) đã biết trước khối
lượng có trải lưới amiang. Rửa cặn nhiều lần bằng nước nóng, sấy phễu và cặn
trên phễu ở nhiệt độ 105
oC trong 3 h, để
nguội trong bình hút ẩm (3.9) rồi cân.
5.5.2. Tính kết quả
Hàm lượng chất không tan trong axit của
mẫu thử, X, tính bằng phần trăm khối lượng (%), theo công thức sau:
Trong đó:
w5 là khối
lượng chất trợ lọc đã
sử dụng, tính bằng gam (g);
w6 là khối lượng
phễu lọc Gooch (3.17) cùng với lưới amiang, tính bằng gam (g);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
w là khối lượng mẫu
thử, tính bằng gam (g).
5.6. Xác định cặn
không bay hơi
5.6.1. Cách tiến hành
Lấy khoảng 100 ml mẫu thử dạng lỏng,
chuyển vào đĩa platin làm bay hơi có dung tích 125 ml (3.7) đã biết trước khối
lượng, được sấy trước ở 105
°C đến khối lượng
không đổi. Cho bay hơi mẫu đến khô trên nồi hơi (3.15). Sấy đĩa ở nhiệt độ 105
°C, trong 30
min hoặc đến khối lượng không đổi, để nguội trong bình hút ẩm (3.9) và
cân.
5.6.2 Tính kết quả
Hàm lượng cặn không bay hơi của mẫu thử,
X, tính bằng miligam trên mililit (mg/ml), theo công thức sau:
Trong đó:
w8 là khối lượng
của đĩa platin, tính bằng gam (g);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
V là thể tích mẫu thử, tính bằng mililit (ml).
6. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
a) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
b) phương pháp thử đã dùng, viện dẫn tiêu
chuẩn này;
c) kết quả thử nghiệm
thu được;
d) tất cả các chi tiết thao tác không quy định
trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy ý lựa chọn cùng với các chi tiết bất
thường nào khác có thể ảnh hưởng đến kết quả;
e) mọi thông tin cần thiết để nhận biết
đầy đủ về mẫu thử.