Dinatri hydro phosphat ngậm 12 phân
tử nước (Na2HPO4.12H2O)
Kali dihydro phosphat (KH2PO4)
Nước
|
9,0 g
1,5g
1 000 ml
|
5.3.2.2 Chuẩn bị
Hòa tan các thành phần trong nước bằng cách đun
nóng, nếu cần.
Chỉnh pH sao cho sau khi khử trùng pH
là 7,0 ± 0,2 ở 25 °C, nếu cần.
5.3.2.3 Sử dụng
Dung dịch đệm phosphat này được dùng để
pha loãng gelatin (9.3).
5.4 Phân phối và
khử trùng dịch pha loãng
Xem TCVN 6507-1 (ISO 6887-1).
5.5 Kiểm tra hiệu
năng của dịch pha
loãng
Xem TCVN 6507-1 (ISO 6887-1).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.6.1 Dung dịch
alpha-amylase
5.6.1.1 Thành phần
α-amylase
Nước
1,0 g
100 ml
5.6.1.2 Chuẩn bị
Hòa tan α-amylase trong nước
và khử trùng dung dịch bằng cách lọc qua màng lọc 0,2 µm. Có thể bảo
quản dung dịch enzym đến 1 tháng ở nhiệt độ 5 °C ± 3 °C hoặc đến 3 tháng ở nhiệt
độ ≤ -20 °C.
Thành phần cuối cùng của dung dịch α-amylase
có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào hoạt tính enzym của α-amylase thương mại
được sử dụng và mức độ đặc của mẫu thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cho 10 ml dung dịch enzym vào 1000 ml
dịch pha loãng (1 % phần thể tích) để tăng khả năng hòa tan của ngũ cốc, các sản
phẩm có chứa ngũ cốc và các sản phẩm tinh bột đã trương nở (9.1.4.3).
5.6.2 Dung dịch
cellulase
5.6.2.1 Thành phần
Cellulase
Nước
1,0 g
100 ml
5.6.2.2 Chuẩn bị
Hòa tan cellulase trong nước và khử
trùng dung dịch bằng cách lọc qua màng lọc 0,2 µm. Có thể bảo quản dung dịch
enzym đến 2 tuần ở nhiệt độ 5 °C ± 3 °C hoặc đến 1 tháng ở nhiệt độ ≤ -20 °C.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.6.2.3 Sử dụng
Cho 10 ml dung dịch enzym vào 1000 ml
dịch pha loãng (1 % phần thể tích) để tăng khả năng hòa tan của carboxymetyl
cellulose, bột locust bean, bột carob, gôm guar và gôm cassia (9.1.4.3).
5.6.3 Dung dịch
papain
5.6.3.1 Thành phần
Papain
Nước
5,0 g
100 ml
5.6.3.2 Chuẩn bị
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Sử dụng dung dịch mới sẽ đảm
bảo hoạt tính enzym tối đa.
5.6.3.3 Sử dụng
Cho 20 ml dung dịch enzym vào
1 000 ml dịch pha
loãng (2 % phần thể tích) để tăng khả năng hòa tan của gelatin (9.1.4.3 và
9.3).
6 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị của phòng thử nghiệm vi
sinh thông thường [xem TCVN 6404 (ISO 7218) và TCVN 6507-1 (ISO 6887-1)] và cụ
thể như sau:
6.1 Bộ đồng hóa
6.1.1 Bộ đồng hóa quay (bộ trộn)
Xem TCVN 6404 (ISO 7218). Nếu đồng hóa
mẫu thử lớn thì nên dùng cốc
vô trùng 1 L.
6.1.2 Bộ đồng hóa kiểu nhu động
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.2 Máy nghiền, vô trùng.
6.3 Búa hoặc vật
nặng khác,
có khả năng nghiền, đập vụn vật liệu cứng.
6.4 Nồi cách thủy, có thể duy
trì được ở nhiệt độ từ
44 °C đến 47 °C hoặc được quy định cho các mục đích cụ thể.
6.5 Kéo, dao, dao
mổ và kẹp vô trùng.
6.6 Dao trộn,
thìa hoặc xẻng vô trùng.
6.7 Ống lấy mẫu
vô trùng,
để lấy mẫu sâu
bên trong.
6.8 Dụng cụ khuấy, có thể chuyển
động ngang.
6.9 Bình cầu cổ rộng
hoặc vật chứa khác vô trùng, dung tích 500 ml.
6.10 Bể siêu âm, có tần số vận
hành từ 35 MHz đến 45 MHz.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn cụ
thể phù hợp với sản phẩm có liên quan hoặc xem TCVN 11923 (ISO/TS 17728). Hướng
dẫn lấy mẫu một số sản phẩm cụ thể được nêu trong Điều 9 để minh họa. Nếu không
có sẵn tiêu chuẩn cụ thể thì các bên liên quan nên thỏa thuận về vấn đề này.
8 Chuẩn bị mẫu
8.1 Yêu cầu
chung
Tất cả các thao tác phải được
thực hiện sử dụng kỹ thuật vô trùng và thiết bị vô trùng [xem TCVN 6507-1 (ISO
6887-1)]. Các quy trình chuẩn bị mẫu chung được quy định trong TCVN 6507-1 (ISO
6887-1), nhưng chi tiết bổ sung đối với một số loại mẫu được đưa ra trong 8.2 đến
8.4.
8.2 Sản phẩm có
tính axit
Điều quan trọng là phải tính đến việc
sử dụng cuối cùng của sản phẩm khi thử nghiệm mẫu có tính axit.
Nếu sản phẩm được sử dụng làm một
thành phần trong sản phẩm cuối cùng có độ pH cao hơn, thì pH của huyền phù ban
đầu của phần mẫu thử phải được chỉnh
đến pH 7,0 ±0,5 bằng các dịch pha loãng quy định tại 5.2.2. hoặc 5.3.1 hoặc dịch
khác có khả năng đệm tương đương.
Để chỉnh pH của các mẫu có tính axit vừa
phải (pH ≥ 3,5 + pH < 4,5), sử dụng dung dịch nước đệm pepton nồng độ kép
(5.3.1). Xem TCVN 6507-1 (ISO 6887-1).
Nếu cần thử nghiệm các mẫu có tính
axit cao (pH < 3,5) (ví dụ: trái cây và nước ép trái cây có pH thấp hoặc dấm
và dưa chua) để xác định các vi sinh vật chịu axit và ưa axit thì sử dụng môi
trường thích hợp, mà không chỉnh pH của các mẫu đó.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sử dụng dịch pha loãng có chứa từ 1
g/L đến 10 g/L polysorbat 80 [polyoxyetylen (20) sorbitan monooleat] tính theo
hàm lượng chất béo ước tính để tăng khả năng tạo nhũ tương trong quá trình tạo
huyền phù (ví dụ: đối với hàm lượng
chất béo 40 % thì thêm 4 g/L).
Các chất hoạt động bề mặt và
các chất tạo nhũ tương thay thế có sẵn dưới nhiều tên thương mại khác nhau,
nhưng tỷ lệ sử dụng
chúng phải được phòng thử nghiệm xác định.
8.4 Sản phẩm cứng
và sản phẩm khô
Thực hiện đồng hóa các sản phẩm cứng
hoặc khô trong thiết bị đồng hóa quay (6.1.1) không quá 2.5 min mỗi lần để
tránh quá nhiệt có thể làm ức chế các vi sinh vật có mặt trong mẫu.
Thực hiện đồng hóa các sản phẩm không
đồng nhất khô và cứng bằng cách băm hoặc nghiền mẫu phòng thử nghiệm. Tránh quá
nhiệt trong quá trình này bằng cách đồng hóa trong khoảng thời gian không quá 1
min mỗi lần, có khoảng thời gian nghỉ phù hợp, tùy thuộc vào sản phẩm được xử
lý. Băm hoặc xay cho đến khi mẫu được cho là đồng nhất.
Nên để mẫu phục hồi ở nhiệt độ môi trường
phòng thử nghiệm (18 °C đến 27 °C) trong thời gian đến 1 h để hỗ trợ phục hồi
các sinh vật bị ức chế có trong các sản phẩm khô và cứng.
9 Quy trình cụ thể
9.1 Sản phẩm
đã loại nước và các sản phẩm có độ ẩm thấp
9.1.1 Yêu cầu chung
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- thịt và rau đã loại nước;
- súp khô, viên canh thang, hỗn hợp nước
thịt dạng khô;
- đồ uống dạng bột (trà, ca cao và các
sản phẩm từ ca cao, cà phê, bột nước trái cây);
- cellulose thô, cellulose hòa tan,
dextrin, sorbitol, đường, glucose, glutamat;
- các loại thảo mộc, gia vị, hương liệu
và chất tạo màu;
- chất tạo gel polysacarit, alginat,
gôm, v.v...;
- dừa, các dịch chiết thực vật/nấm
men/thịt/cá đã loại bỏ một
phần nước;
- socola và bánh kẹo (dạng thanh hoặc
kẹo);
- trứng nguyên quả đã loại nước và
lòng trắng trứng khô;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- vi sinh vật sống dạng bột hoặc dạng
viên (ví dụ: men đề làm bánh mì).
9.1.2 Dụng cụ
Nên sử dụng các túi của bộ đồng hóa kiểu
nhu động (6.1.2) để hỗ trợ cho việc trộn các sản phẩm có chất không hòa tan
trong huyền phù.
9.1.3 Chuẩn bị mẫu
Trộn kỹ các sản phẩm dạng bột trong vật
chứa của chúng sử dụng dụng cụ vô trùng (6.6) và sau đó cân mẫu bằng các kỹ thuật
vô trùng. Cân mẫu chính xác và cho mẫu vào một thể tích dịch pha loãng (5.2.2) đã
phân phối trước, để giảm thiểu
việc gây sốc cho vi sinh vật.
Các sản phẩm khác có thể cần làm vỡ hoặc
cắt thành các miếng nhỏ bằng dụng cụ vô trùng trước khi lấy phần mẫu thử.
9.1.4 Chuẩn bị huyền
phù ban đầu
9.1.4.1 Sản phẩm dạng
bột, hòa tan hoàn toàn
Không cần phải đồng hóa các sản phẩm
hòa tan hoàn toàn, chỉ cần trộn thủ công là đủ. Chuẩn bị huyền phù
ban đầu theo TCVN 6507-1 (ISO 6887-1).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chuẩn bị huyền phù ban đầu bằng thiết bị đồng hóa quay (6.1.1)
hoặc kiểu nhu động (6.1.2).
9.1.4.3 Sản phẩm
trương nở trong nước
Đối với tất cả các sản phẩm trương nở
trong nước (ví dụ: các polysacarit và các chất tạo gel, rau mùi tây hoặc hành sấy
khô), thì pha loãng thêm (1:20; 1:50 hoặc 1:100, thích hợp) cho đến khi thu được
huyền phù phù hợp.
Ghi lại việc sử dụng dịch pha loãng bổ
sung để đảm bảo tính chính xác của kết quả thử định lượng.
Nếu cần độ pha loãng cao hơn, thì số
lượng các đĩa nuôi cấy cho các phép định lượng phải tăng lên để đảm bảo cho tối
thiểu 0,1 g phần mẫu thử được phân chia ra cho tất cả các đĩa khi dự kiến số đếm
vi sinh vật thấp.
Độ hòa tan của một số chất sẽ tăng bằng
cách cho thêm một dung dịch enzym cụ thể vào huyền phù ban đầu trong dung dịch
đệm pepton (5.2.2). Một số ví dụ về các enzym phù hợp như sau:
- alpha-amylase 1 % (phần thể
tích) (5.6.1) đối với các sản phẩm tinh bột trương nở, ngũ cốc và các sản phẩm
có chứa ngũ cốc;
- cellulase 1 % (phần thể tích)
(5.6.2) đối với carboxymetyl cellulose, các chất chiết từ hạt gồm locust beans,
carob, guar và cassia gum.
- papain 2 % (phần thể tích) (5.6.3) đối
với gelatin.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với các nguyên liệu thực phẩm có chứa các
chất ức chế (ví dụ như bột hành, tỏi, oregano, ớt, một số loại trà và cà phê, hỗn
hợp vitamin và các sản phẩm có độ mặn cao), cần phải giảm hoạt tính kháng khuẩn
trước khi thử
nghiệm bằng cách sử dụng các quy trình chuẩn bị đặc biệt như sau:
- sử dụng độ pha loãng lớn hơn (ví dụ:
1:100 đối với quế và oregano (kinh giới cay) và 1:1000 đối với đinh hương);
- bổ sung kali suifit (K2SO3) vào dung
dịch đệm pepton (5.2.2) để đạt được nồng độ cuối cùng là 0,5 % (khối lượng/thể
tích);
- để hỗ trợ hòa tan sử dung dịch pha
loãng (5.2.2) ở 37 °C ± 1 °C và các độ pha loãng cao hơn (ví dụ 1:50) đối với
các hỗn hợp vitamin;
- sử dụng độ pha loãng cao hơn đối với
các sản phẩm chứa trên 10 % (phần khối lượng) muối (natri clorua) để đảm bảo tổng
nồng độ muối trong huyền phù ban đầu (không bao gồm bất kỳ hàm lượng muối nào của
dịch pha loãng hoặc canh thang tăng sinh) không vượt quá 1 % (khối lượng/thể
tích).
Nếu sử dụng bất kỳ kỹ thuật nào trong
số các kỹ thuật này thi ở lần sử dụng đầu tiên cần kiểm tra xác nhận hiệu quả của
quá trình trung hòa được chọn, sử dụng các kiểm chứng quá trình bằng mẫu
thêm chuẩn.
9.1.4.5 Ca cao và sản
phẩm chứa ca cao
Sử dụng sữa UHT hoặc sữa bột khô không
béo hoàn nguyên (100 g/l nước; tiệt trùng sau khi hoàn nguyên) để làm canh
thang tăng sinh sơ bộ phát hiện đáng kể sinh vật gây bệnh Salmonella
spp. và STEC (Escherichia coli sinh độc tố Shiga). BPW có thể được sử
dụng làm dịch pha loãng chung cho các phép thử khác.
CHÚ THÍCH: Sữa được sử dụng để trung
hòa các ảnh hưởng diệt khuẩn
của ca cao hoặc các sản phẩm có chứa ca cao. Anthocyanin trong ca cao là tác
nhân có khả năng ức
chế [9],
[11], [13]
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cân phần mẫu thử (ví dụ: 25 g) cho vào
túi chất dẻo (6.1.2), thêm dịch pha loãng đã được làm ẩm (ví dụ: 225 ml) để thu được huyền phù
ban đầu 1 trong 10 và trộn thủ công ngay.
Để huyền phù ở nhiệt độ môi trường
phòng thử nghiệm (18 °C đến 27 °C) trong thời gian 20 min đến 30 min để mẫu thử
tan chảy. Sau đó, dùng bộ trộn kiểu nhu động trộn kỹ trong 60 s ± 5 s.
Đối với bột ca cao và bất kỳ mẫu khác
có thể bị nhiễm vi khuẩn gram dương ở mức cao do xử lý nhiệt chưa đủ, thì thêm
0,45 ml dung dịch brilliant green 1 % (khối lượng/thể tích) (1 g/100 ml nước)
vào 250 ml huyền phù ban đầu có thể làm giảm sự ức chế các vi sinh vật gram âm
đích có ở mức thấp trong quá trình tăng sinh sơ bộ không chọn lọc[8],[12]. Quy trình
này được sử dụng phụ thuộc vào loại mẫu và kinh nghiệm của phòng thử nghiệm với
các mẫu đó.
Khi thực hiện thử các phần mẫu
lớn socola rắn hoặc các vật liệu có chứa ca cao khác mà không thể bị phá vỡ dễ
dàng, cần làm tan chảy socola ở nhiệt độ từ 42 °C đến 47 °C, không lâu hơn mức
cần thiết, trước khi lẩy phần mẫu thử.
Đối với các sản phẩm socola chứa > 20 % chất
béo, trừ khi các sản phẩm chứa đủ chất nhũ hóa, cho thêm một lượng đủ
polysorbat 80 [polyoxyetylen (20) sorbitan monooleat] hoặc chất nhũ hóa khác
vào dịch pha loãng [xem 8.3 và TCVN 6507-1 (ISO 6887-1)].
9.1.4.6 Bánh kẹo (dạng
thanh hoặc dạng viên kẹo)
Làm nóng sơ bộ dịch pha loãng đến khoảng
từ 37 °C đến 40 °C.
Cân phần mẫu thử trong túi bằng chất dẻo
của bộ đồng hóa kiểu nhu động (6.1.2) và thêm dịch pha loãng đã được làm ẩm. Trộn ngay
bằng tay để phân tán phần
mẫu thử. Bánh hoặc kẹo rất cứng cần được đập vụn một phần bằng vật nặng như búa
(6.3) để hỗ trợ cho việc phân tán.
Giữ huyền phù ở nhiệt độ môi trường
phòng thử nghiệm (18 °C đến 27 °C) trong 20 min đến 30 min để hòa tan. Sau đó,
dùng bộ trộn kiểu nhu động (6.1.2) để đồng hóa mẫu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thông thường, giữ huyền phù ban đầu của
các sản phẩm có độ ẩm thấp cần hồi phục trong thời gian lên đến 1 h ở nhiệt độ
môi trường phòng thử nghiệm (18 °C đến 27 °C) trước khi cho thêm bất kỳ dịch
pha loãng. Một số trường hợp cụ thể được nêu chi tiết trong tiêu chuẩn có liên
quan.
9.1.6 Hoạt độ nước
Bảng 1 đưa ra các ví dụ về loại thực
phẩm và dải hoạt độ nước điển hình để hướng dẫn sử dụng các phương pháp thử quy
định các quy trình khác nhau tùy thuộc vào hoạt độ nước [ví dụ: TCVN 8275-1
(ISO 21527-1) và TCVN 8275-2 (ISO 21527-2)].
Bảng 1 - Hoạt
độ nước của các sản phẩm khác nhau (được lấy từ Tài liệu tham khảo [10]
Hoạt độ nước[5]
aw
Ví dụ về sản
phẩm
≥ 0,95
Thực phẩm rất dễ hỏng, quả tươi và
đóng hộp, rau, thịt cá, sữa, xúc xích chế biến, bánh mì
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phomat (ví dụ: Cheddar, phomat Thụy
Sĩ, muenster, provolone), thịt ướp muối, một số nước ép trái cây cô đặc, thực
phẩm chứa 55 % sucrose (phần khối lượng) hoặc 12 % muối (phần khối lượng).
≥ 0,87
Xúc xích lên men, bánh xốp, pho mát
khô, bơ thực vật, thực phẩm chứa 65 % sucrose (khối lượng) hoặc 15 % muối (phần
khối lượng)
≥ 0,80
Đa số các loại nước ép trái cây cô đặc,
sữa đặc có đường,
xi-rô và trái cây, bột, gạo, đậu (độ ẩm từ 15 % đến 17 % phần khối lượng),
bánh trái cây, giăm bông, kẹo mềm, bánh ngọt có hàm lượng đường cao
≥ 0,75
Mứt, kẹo dạng mứt, bánh hạnh nhân
(marzipan), trái cây ngâm đường, một số kẹo dẻo
≥ 0,65
Yến mạch cán (độ ẩm = 10 % phần
khối lượng), thạch, kẹo mềm, mật đường, một số loại trái cây khô, các loại hạt
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trái cây sấy khô (độ ẩm từ 15 % đến
20 % phần khối lượng), kẹo bơ cứng, caramen, mật ong, thanh bánh ngũ cốc, gôm
cho vật nuôi, sản phẩm dạng hạt, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc và hạt
ngũ cốc
≥ 0,50
Mì (độ ẩm 12 % phần khối lượng), gia vị
(độ ẩm 10 % khối
lượng)
≥ 0,40
Kẹo nuga, bột trứng nguyên chất (độ ẩm
5 % khối lượng), socola
≥ 0,30
Bánh quy, bánh quy giòn, bột sốt khô
≥ 0,03
Bột sữa nguyên chất, cà phê
hòa tan, bột súp khô
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trộn đều bột khô trong vật chứa mẫu,
dùng dụng cụ vô trùng (6.6), trước khi cân phần mẫu thử.
Cân chính xác phần mẫu thử và cho vào
một lượng cần thiết dung dịch muối pepton (5.2.1) để giảm thiểu việc gây sốc thẩm
thấu cho hệ vi sinh vật. Đây là huyền phù ban đầu ở độ pha loãng 1 trong 10.
Đối với các loại bột, lấy một lượng cần
thiết dịch pha loãng và thêm phần mẫu thử vào. Trộn kỹ bằng tay và sau đó cho nốt
phần còn lại của dịch pha loãng vào để thu được dung dịch pha loãng 1 trong 10.
Trước khi thực hiện đồng hóa, giữ yên
từ 20 min đến 30 min ở nhiệt độ môi trường phòng thử nghiệm (18 °C đến 27 °C) để
hỗ trợ cho các sinh vật bị tổn thương hồi phục.
Nếu huyền phù trở nên quá đặc
hoặc quá dính để trộn đều hoặc
để hút thì thêm tiếp một lượng tương tự dung dịch muối pepton để tạo huyền phù
ban đầu có độ pha loãng 1:20 và ghi lại
điều này để đảm bảo
tính chính xác của các kết quả thử định lượng.
Tiến hành trộn trong 60 s ± 5 s, dùng
bộ trộn kiểu nhu động (6.1.2) đối với các loại bột hoặc dùng bộ đồng hóa quay
(6.1.1) đối với các loại hạt ngũ cốc hoặc thức ăn chăn nuôi.
Sử dụng 50 g phần mẫu thử là cần thiết
khi thử hạt ngũ cốc và các sản
phẩm không đồng nhất khác để làm tăng độ tin cậy của các kết quả thử. Trong trường
hợp này, sử dụng huyền phù độ pha loãng 1 trong 5, thực hiện đồng hóa và sau đó
tạo tiếp độ pha loãng 1 trong 2 để thu được huyền phù có độ pha loãng ban đầu
là 1 trong 10.
CHÚ THÍCH: Các vật liệu cứng (vi dụ: các ngũ cốc và
các hạt) có thể làm thủng túi bằng chất dẻo (6.1.2); nên sử dụng túi có hai hoặc
ba lớp để ngăn ngừa các vật liệu lọt ra ngoài và ô nhiễm sau đó. Các
phần mẫu thử cũng có thể cần được nghiền sơ bộ bằng vật nặng như búa (6.3) trước
khi đồng hóa.
Thức ăn chăn nuôi được đưa đến để thử
nghiệm ở các dạng khác nhau, tuy nhiên các quy tắc chung cho các sản phẩm ngũ cốc
nêu trên áp dụng được cho nhiều loại sản phẩm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.3 Gelatin
(dạng bột và dạng tấm)
9.3.1 Chuẩn bị mẫu
Lấy 20 g phần mẫu thử phòng thử nghiệm
bằng các kỹ thuật vô trùng.
9.3.2 Chuẩn bị huyền phù
ban đầu
Chuyển phần mẫu thử vào bình cầu vô
trùng 500 ml (6.9). Thêm 180 ml dịch pha loãng đệm phosphat (5.3.2) và trộn để
phân tán các hạt vào trong chất lỏng.
Để gelatin hấp phụ dịch pha loãng
trong 60 min ở nhiệt độ môi trường phòng thử nghiệm (18 °C đến 27 °C).
Đặt bình vào nồi cách thủy
(6.4) ở 44 °C đến 47 °C tối đa 30 min; trộn thường xuyên để hòa tan gelatin để
thu được huyền phù ban đầu 1 trong 10.
Cách khác, papain có thể được sử dụng
để hòa tan gelatin (xem 9.1.4.3).
9.4 Bơ thực
vật và bơ mềm hỗn hợp (spread)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.4.1.1 Yêu cầu chung
Các mẫu có thể được lấy từ bên trong
khối sản phẩm hoặc từ bên trong và/hoặc từ trên bề mặt của các gói sản phẩm
đóng gói để bán, luôn phải sử dụng các kỹ thuật vô trùng.
9.4.1.2 Sản phẩm để
rời hoặc được đóng gói ≥ 1
kg
Để xác định chất lượng vi sinh của sản
phẩm để rời, kiểm tra các mẫu lấy ở bên trong khối sản phẩm. Đầu tiên, loại bỏ một lát
ngoài cùng có độ dày 3 mm
đến 5 mm bằng thìa (6.6) hoặc dao (6.5) đã tiệt trùng, cắm ống lấy mẫu bằng kim loại vô
trùng (6.7) vào sản phẩm theo đường chéo mà không xuyên thủng khối sản phẩm.
Xoay ống đủ một vòng tròn, sau đó rút ống ra để lấy được mẫu lõi hình trụ.
Sử dụng thìa (6.6) hoặc dao (6.5) chuyển
một phần mẫu lõi này vào một hộp đựng hoặc túi bằng chất dẻo vô trùng (6.1.2.), trừ lại 25
mm mẫu phía trên để cắm bịt lại vào lỗ do ống lấy mẫu tạo ra.
Lấy một hoặc nhiều mẫu lõi để có được
đủ mẫu phòng thử
nghiệm.
CHÚ THÍCH: Cho phép sử dụng phương
pháp lấy mẫu khác (như lấy
một khối lượng ít nhất 500 g) nếu sản phẩm được coi là đồng nhất.
9.4.1.3 Sản phẩm được
đóng gói sẵn ≤ 1 kg
Mẫu phòng thử nghiệm phải được tạo thành từ một
hoặc nhiều sản phẩm được đóng gói sẵn, còn nguyên trong bao bì.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu khách hàng chỉ yêu cầu thử nghiệm
bề mặt sản phẩm, thì lấy mẫu thử bằng
cách cạo đủ vật liệu từ bề mặt sản phẩm bằng dụng cụ vô trùng.
9.4.2 Chuẩn bị mẫu
thử
9.4.2.1 Yêu cầu chung
Từ mẫu phòng thử nghiệm, cân lấy 50 g
mẫu thử, có chứa tỷ lệ thể tích trên khối lượng nước (W, %) cho vào
bình cầu hoặc bình chứa khác (6.9) vô trùng.
9.4.2.2 Chuẩn bị pha
nước (dung dịch pha loãng ban đầu)
Làm ấm sơ bộ một thể tích [50 - (50 x W/100)] ml dịch pha loãng (5.2) trong nồi cách thủy (6.4) ở 44 °C đến 47
°C và cho vào mẫu thử đựng trong vật chứa. Trong những trường hợp này, 1 ml pha
nước này tương đương với 1 g bơ thực vật hoặc bơ mềm hỗn hợp trong mẫu thử [xem
TCVN 6507-1 (ISO 6887-1)].
VÍ DỤ: Đối với 50 g mẫu thử bơ thực vật với hàm
lượng chất béo 84 % và do đó tỷ lệ thể tích trên khối lượng khoảng 16 %, pha nước
tương ứng với 8 ml nước. Thêm [50 - (50 x 16/100)] = 42 ml dịch pha loãng. Lượng dịch
pha loãng này cũng có thể tính được bằng cách lấy khối lượng mẫu là 50 g và
nhân với hàm lượng chất béo là 84 % (tức là 50 x 84/100 = 42 ml).
Đặt vật chứa vào nồi cách thủy (6.4) ở
nhiệt độ 44 °C đến 47 °C cho đến khi sản phẩm tan chảy hoàn toàn.
Thời gian thực hiện không quá 20 min.
Trộn trong bộ trộn kiểu nhu động
(6.1.2) trong 60 s ± 5 s và sau đó trộn thêm 30 s cho đến khi tạo nhũ tương. Giữ
bình chứa ở nhiệt độ
môi trường trong phòng thử nghiệm (18 °C đến 27 °C) để lớp chất béo (phía trên)
và lớp nước (phía dưới) được tách hoàn toàn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.4.2.3 Chuẩn bị huyền
phù để tăng sinh hoặc tăng sinh sơ bộ
Xem tiêu chuẩn liên quan đến các vi
sinh vật cần được phát
hiện hoặc cần được định lượng.
Nếu phương pháp yêu cầu phải tăng sinh
hoặc tăng sinh sơ bộ thì mẫu có thể là toàn bộ phần sản phẩm chứ không phải chỉ
là lớp nước (9.4.2.2), nhưng điều này phải được ghi lại.
9.5 Trứng và
các sản phẩm trứng
9.5.1 Trứng tươi
nguyên quả
9.5.1.1 Yêu cầu
chung
Trứng được kiểm tra vi sinh vật thông
thường không được
có vết nứt ở vỏ
có thể nhìn thấy được.
Trứng có thể được kiểm tra
riêng lẻ hoặc theo lô tùy thuộc vào mục đích thử nghiệm. Trường hợp do khách
hàng chỉ định, thì tiến hành gộp tất cả lòng trắng và lòng đỏ của một số quả
theo TCVN 6507-1 (ISO 6887-1).
Việc kiểm tra trứng nguyên quả có thể
được thực hiện bằng hai cách có làm sạch hoặc không làm sạch/khử trùng vỏ trứng tùy
theo yêu cầu của khách hàng. Nếu chỉ để kiểm tra ruột quả trứng, luôn luôn phải
khử trùng vỏ trước khi tách vỏ. Để phát hiện vi sinh vật gây bệnh (cũng có thể tìm thấy
ở bên ngoài vò trứng), có thể không cần phải khử trùng vỏ, nhưng phải đạt được
thỏa thuận giữa các bên về quy trình áp dụng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Dùng một miếng vải ẩm lau sạch bụi bẩn
hoặc phân và thấm khô vỏ trứng.
Đeo găng tay vô trùng và sử dụng gạc sạch
hoặc khăn lau nhúng vào dung dịch etanol 70 % (thể tích) hoặc isopropanol vào
nước, lau toàn bộ bề mặt vỏ trứng. Điều này làm giảm nguy cơ ô
nhiễm lòng đỏ trứng và lòng trắng (albumen) khi trứng bị vỡ được tách vỏ để lẩy lòng
trứng.
Để trứng khô hoàn toàn mà không làm vỏ
trứng bị nhiễm bẩn trước khi tách vỏ để lấy phần mẫu thử.
9.5.2 Hệ vi sinh vật
của trứng nguyên vỏ
9.5.2.1 Phương pháp
rửa trứng nguyên vỏ
Đặt trứng nguyên vỏ vào túi của bộ đồng
hóa kiểu nhu động (6.1.2) hoặc vật chứa vô trùng khác và thêm một lượng đã biết
dịch pha loãng hoặc môi trường nuôi cấy yêu cầu trong phương pháp thử. Sau đó,
xoa nhẹ hoặc xoay trứng cẩn thận trong dịch lỏng. Lấy trứng ra và sử dụng dịch
lỏng làm huyền phù ban đầu để tiếp tục phương pháp thử.
9.5.2.2 Phương pháp
cọ xát
Sử dụng gạc vô trùng (hoặc vải/giấy
tương đương khác) ngâm trong dịch pha loãng hoặc môi trường nuôi cấy cần thiết.
Dùng kẹp vô trùng kẹp giữ miếng gạc và chà lên toàn bộ vỏ trứng.
Cho các miếng gạc vào một thể tích dịch
pha loãng hoặc môi trường nuôi cấy theo yêu cầu của phương pháp thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tách vỏ trứng một cách vô trùng và thu
lấy lòng đỏ và lòng trắng trứng vào bát hoặc cốc.
Giữ lại vỏ trứng và cho vỏ trứng vào
túi của bộ đồng hóa kiểu nhu động (6.1.2) cùng với một lượng cần thiết dịch pha
loãng hoặc môi trường nuôi cấy.
Xoa nhẹ và nghiền vỏ trứng trong
túi bằng tay và sử dụng dung dịch này làm huyền phù ban đầu.
9.5.3 Hệ vi sinh vật
bên trong quả trứng
Sử dụng găng tay vô trùng mới cho mỗi
quả trứng, tách vỏ trứng một cách vô trùng, cho lòng trứng vào vật chứa vô
trùng. Nếu cần kiểm tra riêng lòng đỏ và lòng trắng thì tách riêng
lòng trắng ra khỏi lòng đỏ và cho mỗi loại vào một vật chứa vô trùng khác nhau.
Thêm dung dịch muối pepton (5.2.1) để
có độ pha loãng 1 trong 10 đối với lòng đỏ và độ pha loãng 1 trong 40 đối với
lòng trắng để khắc phục sự ức chế bởi lysozym có tự nhiên.
Để kiểm tra toàn bộ lòng trứng, cho tất cả lòng
đỏ và lòng trắng (khoảng 20 ml) vào vật chứa vô trùng với 180 ml dung dịch dung
dịch đệm pepton (5.2.2) hoặc trong dịch pha loãng hoặc canh thang tăng sinh
thích hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn cụ thể và sử dụng dung dịch này làm huyền
phù ban đầu có độ pha loãng 1 trong 10.
9.5.4 Toàn bộ lòng
trứng, lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng dạng lỏng để rời
Các sản phẩm này có thể được
thanh trùng hoặc không thanh trùng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với lòng trắng trứng để rời, sử dụng
huyền phù pha loãng tỷ lệ 1:40 bằng dung dịch đệm pepton (5.2.2) để khắc phục sự
ức chế bởi lysozym sẵn có tự nhiên.
9.5.5 Trứng nguyên
quả khô và lòng trắng trứng dạng khô
Xử lý như các sản phẩm đã loại nước
(xem 9.1).
9.5.6 Hệ vi sinh vật
của toàn bộ quả trứng (vỏ trứng cộng với lòng đỏ và lòng trắng)
Sử dụng các kỹ thuật vô trùng, tách vỏ trứng và
cho vỏ trứng và lòng trứng vào túi bằng chất dẻo vô trùng (6.1.2) hoặc vật chứa
khác.
Dùng tay nghiền và lắc hỗn hợp để đồng
nhất.
Lấy phần mẫu thử cần thiết để tạo huyền
phù ban đầu.
9.6 Các loại
bánh mỳ, bánh ngọt và các loại bánh
9.6.1 Yêu cầu
chung
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phần mẫu thử của các sản phẩm tương đối
đồng nhất, như bánh mì, bánh cuộn và các thành phẩm khác được làm từ bột thông
thường, cần thực hiện phù hợp với mục đích thử nghiệm. Ví dụ, các mẫu bề mặt bảnh
có thể được yêu cầu để kiểm tra hư hại do nấm mốc.
9.6.2 Chuẩn bị mẫu
Đối với các sản phẩm nấu chín sơ bộ
bao gói sẵn, mở bao gỏi bằng
kỹ thuật vô trùng.
Từ mỗi thành phần lấy ra các miếng
theo tỷ lệ với số lượng
của chúng trong toàn bộ sản phẩm.
Cách khác, thực hiện đồng hóa toàn bộ
mẫu phòng thử nghiệm để phản ánh hệ vi sinh vật của toàn bộ sản phẩm và lấy một phần mẫu
thử đại diện.
Xử lý bánh quy nhỏ hoặc bánh ngọt theo
cách tương tự như xử lý các sản
phẩm đã loại nước nếu chúng có trạng thái cứng và độ ẩm thấp (9.1).
9.7 Rau và
quả tươi (đóng gói sẵn)
9.7.1 Chuẩn bị mẫu
đối với các sản phẩm có nhiều thành phần
Đối với các sản phẩm có nhiều thành phần
(những sản phẩm có chứa các phần rau hoặc quả khác nhau), từ mỗi thành phần lấy
ra các phần tương ứng với lượng có trong toàn bộ sản phẩm để tạo thành mẫu thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Pha loãng phần mẫu thử theo tỷ lệ 1:10 bằng
dung dịch đệm pepton (5.2.2).
Đồng hóa mẫu bằng bộ trộn kiểu nhu động
(6.1.2) cho đến khi thu được huyền phù ban đầu thích hợp.
9.7.2 Sản phẩm
đóng gói sẵn của một loại rau hoặc quả
Cân phần mẫu thử và pha loãng ở tỷ lệ
1:10 bằng dung dịch đệm pepton (5.2.2).
Đồng hóa mẫu bằng bộ trộn kiểu nhu động
(6.1.2) cho đến khi thu được huyền phù ban đầu thích hợp.
9.8 Sản phẩm
lên men hoặc các sản phẩm khác có chứa vi sinh vật sống
9.8.1 Yêu cầu
chung
Các sản phẩm này được kiểm tra về sự
nhiễm vi sinh vật mà các vi sinh vật này khác với các vi sinh vật được sử dụng làm
chủng khởi động để lên men hoặc làm thành phần hệ vi sinh vật hoạt động của các
sản phẩm chế phẩm sinh học (probiotic).
Để kiểm tra các sản phẩm này về việc
nhiễm vi sinh vật, sử dụng các chất ức chế phù hợp để ngăn chặn sự phát triển của
chúng khởi động
hoặc các vi sinh vật probiotic.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sử dụng nước đệm pepton (5.2.2) thông
thường hoặc nước đệm pepton nồng độ kép (5.3.1) nếu mẫu có tính axit cao (pH
< 4,5).
Trong trường hợp các dịch nuôi cấy nấm
men hoặc dịch lên men, thì thêm chất kháng nấm (ví dụ: cycloheximid hoặc
nystatin ở nồng độ 50 mg/kg hoặc amphotericin ở nồng độ 10 mg/kg) vào môi trường
đếm để giảm sự phát triển mạnh của nấm men và nấm mốc không mong muốn.
Đối với các sản phẩm khác, sử dụng
kháng sinh chống lại hệ vi sinh vật của sản phẩm được kiểm tra [xem
TCVN 9633 (ISO 27205) về các chế phẩm sinh học)[6].
Ghi lại việc sử dụng và nồng
độ của kháng sinh và bổ sung các chi tiết này vào báo cáo thử nghiệm.
9.9 Đồ uống
(đồ uống có cồn và không cồn, nước đóng chai, có ga hoặc không có ga)
9.9.1 Yêu cầu
chung
Để phát hiện sự nhiễm bẩn của các sản
phẩm này, lọc một lượng quy định qua màng lọc vô trùng 0,45 µm [xem TCVN 9716
(ISO 8199)].
Đối với đồ uống có ga, cần khử khí sơ bộ để đảm bảo lượng
chính xác được lọc hoặc được hút.
9.9.2 Loại khí bằng
cách đảo chiều vật chứa và trộn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.9.3 Loại khí bằng
siêu âm
Có thể sử dụng phương pháp siêu âm để
loại khí đồ uống có ga.
Đảo ngược vật chứa mẫu (chuyển
động theo hình vòng cung 25 cm năm lần) để trộn và gạn một cách vô trùng lấy 10
% lượng mẫu cho vào một vật chứa vô trùng.
Nới lỏng nắp vật chứa và đặt chứa vào
bể siêu âm (6.10) trong 120 s ± 5 s. Kiểm tra xem có khí ga còn lại
không, lặp lại việc siêu âm, nếu cần. Không lặp lại quy trình này quá
hai lần để giảm thiểu ảnh hưởng tiềm tàng đến các vi sinh vật có trong mẫu.
Lấy chính xác phần mẫu thử bằng cách
hút hoặc lọc. Sử dụng kỹ thuật
vô trùng trong mọi thao tác.
9.10 Các sản
phẩm thay thế protein (côn trùng nấu chín, protein thực vật có kết cấu hoặc
mycoprotein)
9.10.1 Yêu cầu chung
Nhiều sản phẩm trong số các sản phẩm
này có thể được xử lý sử dụng các quy trình chuẩn bị chung nêu trong TCVN
6507-1 (ISO 6887-1). Một số chi tiết bổ sung được nêu trong 9.10.2 và 9.10.3 đối với
các sản phẩm cụ thể.
9.10.2 Côn trùng nấu
chín
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đồng hóa trong bộ trộn kiểu nhu động
cho đến khi thu được huyền phù ban đầu thích hợp.
Một số côn trùng có lớp vỏ (biểu bì)
kitin, ví dụ như châu chấu, có thể làm thủng túi, vì vậy nên sử dụng túi hai hoặc
ba lớp để ngăn ngừa túi thủng và mẫu lọt ra ngoài. Các phần mẫu thử cũng có thể
cần được nghiền sơ bộ bằng vật nặng như búa (6.3) trước khi thực hiện đồng hóa.
9.10.3 Protein thực
vật có cấu trúc và
mycoprotein
Cân phần mẫu thử cho vào túi bằng chất
dẻo (6.1.2) và pha loãng ở tỷ lệ 1:10 bằng dung dịch đệm pepton (5.2.2).
Đồng hóa trong bộ trộn kiểu nhu động
cho đến khi thu được huyền phù ban đầu thích hợp.
Nên sử dụng túi bằng chất dẻo có bộ lọc
(6.1.2) để giảm phần hạt.
10 Dung dịch pha
loãng tiếp theo
Chuẩn bị các dung dịch pha
loãng tiếp theo, theo
TCVN 6507-1 (ISO 6887-1).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[1 ] TCVN 9716 (ISO 8199) Chất lượng
nước - Hướng dẫn chung về đếm vi sinh vật bằng nuôi cấy
[2] TCVN 8128 (ISO 11133) Vi sinh vật
trong thực phẩm, thức ăn
chăn nuôi và nước - Chuẩn bị, sản xuất, bảo quản và thử hiệu
năng của môi trường nuôi cấy
[3] TCVN 8275-1 (ISO 21527-1) Vi
sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng nấm men
và nấm mốc - Phần 1: Kỹ thuật
đếm khuẩn lạc trong các sản phẩm có hoạt độ nước lớn hơn 0,95
[4] TCVN 8275-2 (ISO 21527-2) Vi
sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi -
Phương pháp định lượng nấm men và nấm mốc – Phần 2: Kỹ thuật
đếm khuẩn lạc trong các sản phẩm có hoạt độ nước nhỏ hơn hoặc bằng
0,95
[5] TCVN 8130 (ISO 21807) Vi sinh vật
trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi-Xác định hoạt độ nước
[6] TCVN 9633 (ISO 27205) Sản phẩm
sữa lên men - Giống vi khuẩn khởi dộng - Tiêu chuẩn nhận dạng
[7] TCVN 11923 (ISO/TS 17728) Vi
sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Kỹ thuật lấy mẫu để phân tích vi sinh vật
trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
[8] ANDREWS W.H., JACOBSEN A. and
HAMMACK T. Chapter 5 Salmonella. In: US Food and Drug Administration
Bacteriological Analytical Manual. 2014. Available at: http://www.fda.gov/Food/FoodScienceResearch/LaboratoryMethods/ucm070149.htm
[9] BAYLIS C.L., MACPHEE S., ROBINSON
A.J., GRIFFITHS R., LILLEY K. and BETTS R.P. Survival of Escherichia coli O157:H7, O111:H and O26:H11 in
artificially contaminated chocolate and confectionery products. Int. J. Food
Microbiol. 2004, 96 pp. 35-48
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[11] BUSTA F.F. and SPECK M.L.
Antimicrobial effect of cocoa on Salmonellae. Appl. Microbiol. 1968, 16
(2) pp. 424-425
[12] JACOBS W.F., OOSTRA-VAN DIJK S.,
VAN OVERBEEK W., BOLEIJ P. and VAN DER
VOET H. Expert Lab Report on the ISO 16140:2003 Validation of Nestec Laboratory
Instruction LI-oo.713-5 for the
detection of Salmonella. MicroVal project 2007LR06, Rikilt report
2009.502. 2009. Available at: http://www.microval.orq/resources/MV2007-LR06.pdf