Cacbon dioxit (CO2)
|
Việc bổ sung và/hoặc tạo thành axit
cacbonic để thu được
hiệu quả ức chế sự nhân lên của vi sinh vật, bao gồm việc tạo ra các điều kiện
kỵ khí bằng cách thay oxi, giảm độ pH, ức chế các enzym nội bào nhất định
(khử cacboxy) và ngăn cản sự vận chuyển các chất dinh dưỡng hòa tan trong
nước qua màng tế bào (bằng cách khử nước các màng tế bào). Hiệu quả phụ thuộc
chủ yếu vào thời
điểm áp dụng. Trong phomát ủ chín, việc cacbon dioxit thoát ra từ pho mát vào
môi trường thường được tận dụng để tạo ra các điều kiện kỵ khí trong không
gian phía trên của bao gói pho mát.
|
Lớp phủ
|
Việc đưa các rào cản cơ học vào để
ngăn sự ô nhiễm, có hoặc không có chất kháng sinh được thực hiện (ngăn cản)
nhằm làm chậm sự di trú của những chất này từ bề mặt vào sản phẩm.
|
Làm đông lạnh
|
Hạ thấp nhiệt độ dưới điểm đông lạnh
của sản phẩm kết hợp với quá trình giảm hoạt độ nước. Quá trình cấp đông
có hiệu quả ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật cũng như hiệu quả diệt vi
sinh vật.
|
Lactoferrin
|
Làm chậm sự phát triển vi sinh vật
thông qua việc sử dụng các glycoprotein tự nhiên (nồng độ cao nhất trong sữa
non) để kéo dài pha tĩnh của vi khuẩn từ 12 h đến 14 h, bằng cách kết hợp sắt
với sự có mặt của bicacbonat.
|
Hệ lactoperoxidase9
|
Sự tác động của hệ lactoperoxidase/thiocyanat/hydro
peroxit (có sẵn trong sữa) để làm bất hoạt một số enzym vi khuẩn chuyển hóa
quan trọng, do đó ngăn chặn khả năng nhân lên. Hướng dẫn áp dụng được cung cấp
trong CAC/GL 13-1991 Guidelines for the preservation of raw milk by use of
the lactoperoxidase system (Hướng dẫn bảo quản
sữa tươi nguyên liệu sử dụng hệ thống lactoperoxidase).
|
Môi trường khí cải biến
|
Việc thiết lập môi trường kỵ khí (ít
oxy và/hoặc cacbon dioxit hoặc nitơ cao) để hạn chế sự tăng trưởng vi sinh
vật hiếu khí bằng cách làm suy yếu chuỗi phản ứng sinh hóa. Đóng gói không
khí cải biến (MAP) nghĩa là điều chỉnh môi trường khí trong bao bì. Thiết lập
môi trường yếm khí để hạn chế sự tăng trưởng của vi sinh vật hiếu khí có thể
phát triển mạnh các vi sinh vật kỵ khí gây bệnh.
|
Đóng gói
|
Đóng gói là biện pháp vật
lý nhằm ngăn chặn các vi sinh vật xung quanh.
|
Giảm pH
|
Việc tạo ra các điều kiện acid ngoài
tế bào cho phép ion hydro xâm nhập vào trong tế bào chất của vi sinh vật, do
đó ảnh hưởng đến các cơ chế cân bằng nội môi của pH nội bào chịu trách nhiệm
cho việc sống còn của các thành phần tế bào quan trọng để tiếp tục tăng trưởng
và tồn tại. Giảm giá trị pH thu được bằng cách lên men hoặc bổ sung các axit
(vô cơ hoặc hữu cơ). Độ pH để ngăn ngừa sự phát triển phụ thuộc vào vi sinh vật
gây bệnh, nhưng thường trong khoảng từ pH 4,0 đến 5,0. Vi sinh vật sẽ nhạy cảm
hơn với các biện pháp kiểm soát vi sinh vật khác ở pH thấp. Sự hợp lực xảy ra
với muối, hoạt độ nước, axit hữu cơ, hệ LP và các chất kháng khuẩn.
|
Sử dụng chất bảo quản
|
Việc bổ sung các chất phụ gia nhất định để
duy trì chất lượng và giữ ổn định
thông qua các chất kháng khuẩn trực tiếp hoặc gián tiếp và/hoặc chất kháng nấm.
Hầu hết các chất bảo quản khá
cụ thể và chỉ có hiệu quả với một số vi sinh vật.
|
Kiểm soát thế oxi hóa khử
|
Thế oxi hóa khử (Eh)
là biện pháp oxi hoá hoặc giảm thế oxi hóa khử của thành phần thực phẩm xác định
việc các vi sinh vật hiếu khí hay kỵ khí có thể phát triển hay không. Eh bị tác
động bởi việc loại bỏ oxi và/hoặc
bổ sung các chất khử (như axít ascorbic, sucrose v.v...).
|
Làm lạnh
|
Hạ thấp nhiệt độ sản phẩm để hạn chế
khả năng hoạt động của vi sinh vật.
|
Thời gian
|
Thực hiện áp dụng khoảng thời gian
thu gom sữa/lưu kho rất ngắn, hạn chế thời hạn sử dụng của sản phẩm, hoặc
chế biến trung gian sữa tươi để bảo đảm mọi vi sinh vật có mặt ở tình trạng
chậm phát triển, do đó không hoạt động và có khả năng nhạy cảm hơn đối với
các biện pháp kiểm soát vi sinh vật khác
|
Kiểm soát hoạt độ nước
|
Việc kiểm soát hoạt độ nước (aw)
trong sản phẩm (sự ảnh hưởng của nước đối với vi sinh vật, không phải hàm lượng
nước trong thực phẩm), được biểu thị theo tỷ số áp suất hơi nước của thực phẩm
trên áp suất hơi của nước tinh khiết. Hoạt độ nước aw để ngăn sự
phát triển tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh, thường nằm trong khoảng 0,90
đến 0,96. Có thể kiểm soát hoạt độ nước bằng:
• Nồng độ, sự bay hơi và quá trình sấy,
làm tăng dung tích đệm của sữa (hiệp lực);
• Bổ sung muối (thêm NaCl), có thể
giảm bớt chất kháng tế bào dựa vào cacbon dioxit và khả năng hòa tan oxi
(hiệp lực); và
• Tạo ngọt (thêm đường), mà tại aw
dưới 0,90 đến 0,95 cũng gây ra hiệu ứng kháng sinh, tùy thuộc vào loại đường
(hiệp lực).
|
Phụ
lục D
(tham
khảo)
Các biện pháp kiểm soát diệt vi sinh vật
CHÚ THÍCH: Các biện pháp kiểm soát mô
tả trong phụ lục này được yêu cầu đánh giá xác nhận tính hiệu quả và an toàn của
biện pháp đó trước khi sử dụng.
Các biện pháp kiểm soát loại trừ thực
tế hoặc tiêu diệt vi sinh vật thực hiện bằng cách giảm bớt số lượng vi sinh vật,
ví dụ như thông qua việc tiêu diệt, ức chế hoặc loại bỏ.
Nhiều biện pháp kiểm soát vi sinh vật
có nhiều chức năng khác nhau. Một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng phát triển
vi sinh vật cũng có hiệu ứng diệt vi sinh vật, mức này thường phụ thuộc vào cường
độ tại đó chúng được áp dụng (như giảm bớt độ pH, làm lạnh, cấp đông, bổ sung
chất bảo quản và các hệ kháng sinh nội tại).
Thanh trùng và các biện pháp xử lý nhiệt
khác đối với sữa ít nhất có hiệu quả tương đương được áp dụng khi cường độ như vậy
(kết hợp thời gian/nhiệt độ đầy đủ) sao cho thực sự loại bỏ được các vi khuẩn
gây bệnh cụ thể. Do đó, chúng được
sử dụng như biện pháp kiểm soát diệt
vi sinh vật chủ yếu trong quá trình chế biến sản phẩm sữa. Các biện pháp kiểm soát diệt
vi sinh vật không sử dụng nhiệt với những hiệu quả tương tự vẫn chưa được áp dụng
ở cường độ đó sẽ giữ cho sản phẩm sữa an toàn tại điểm áp dụng.
Các ví dụ về các biện pháp kiểm soát
diệt vi sinh vật điển hình như
sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Việc loại bỏ các tế bào vi sinh có mật
độ cao ra khỏi sữa sử dụng lực ly tâm cao. Hầu hết đều có hiệu quả đối với tế
bào vi sinh mật độ cao, chủ yếu là các bào tử vi khuẩn và các tế
bào động vật.
Tiệt trùng thương mại
Việc áp dụng xử lý nhiệt ở nhiệt độ
cao trong khoảng thời gian đủ để sữa và sản phẩm sữa đáp ứng
tình trạng tiệt trùng thương mại, do đó làm cho sản phẩm an toàn và ổn định về
vi sinh vật ở
nhiệt
độ phòng.
Hệ vi sinh vật cạnh tranh
Việc giảm bớt số lượng các vi sinh vật
không mong muốn bằng cách giảm độ pH, tiêu thụ các chất dinh dưỡng và tạo ra
các chất kháng khuẩn (chẳng hạn như nisin, các chất diệt vi khuẩn và hydro
peroxit). Biện pháp kiểm soát vi sinh vật này được áp dụng thường xuyên bằng
cách chọn các chủng khởi động. Hiệu
quả này được xác định bởi nhiều yếu
tố, bao gồm tốc độ và mức độ giảm độ pH và mức độ biến đổi độ pH.
“Nấu” cùi phomát
Việc áp dụng xử lý nhiệt đối với cùi
phomát, chủ yếu dành cho mục đích kỹ thuật. Biện pháp xử lý nhiệt
này có cường độ thấp hơn so với sự gia nhiệt tuy nhiên việc ức chế khiến các vi
sinh vật trở nên nhạy cảm
hơn so với các biện pháp kiểm soát vi sinh vật khác
Xử lý năng lượng điện từ
Năng lượng điện từ tạo ra từ các từ
trường điện thế cao, xoay chiều hàng triệu lần tần suất của chúng/giây (<
108 MHz). Các
ví dụ là năng lượng vi sóng (hiệu ứng nhiệt), năng lượng tần số radio (hiệu ứng
không nhiệt) hoặc xung trường điện từ cao (10 đến 50 kV/cm, hiệu ứng không
nhiệt). Biện pháp xử lý này phá hủy các tế bào bằng cách thiết lập các lỗ nhỏ
li ti trên thành tế bào do tích tụ điện thế tại màng tế bào
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Áp dụng áp lực thủy tĩnh cao để phá
hủy các màng tế bào sinh dưỡng.
Siêu lọc
Loại bỏ các tế bào vi sinh vật nhóm
và tế bào soma bằng
cách lọc lại qua màng siêu lọc. Thông thường, kích cỡ của lỗ khoảng 0,6 đến
1,4 μm là đủ để tách hầu hết vi khuẩn, kết hợp với xử lý nhiệt.
Thanh trùng
Áp dụng xử lý nhiệt đối với sữa và sản
phẩm sữa dạng lỏng nhằm giảm bớt số lượng các vi sinh vật gây bệnh đến mức
không gây mối nguy nào nghiêm trọng đến sức khỏe.
Xung ánh sáng cường độ cao
Việc áp dụng (trên nguyên liệu bao
gói, thiết bị và nước) xung ánh sáng dải rộng cường độ cao
các bước sóng trong tia tử ngoại, phổ nhìn thấy được và phổ hồng ngoại (xấp xỉ
khoảng 20 000 lần ánh sáng mặt trời) để phá hủy các vi sinh vật. Do không thể
thẩm thấu các chất trong suốt, công nghệ này chỉ có hiệu quả đối với bề mặt,
ví dụ như, khi loại bỏ các màng sinh học và do đó có thể ngăn được
nhiễm bẩn chéo.
Quá trình ủ chín
Việc giữ sản phẩm trong khoảng thời
gian nhất định, tại nhiệt độ nhất định và trong những điều kiện dẫn đến những
thay đổi vật lý và hoá sinh đặc trưng cho phomát. Khi áp dụng một biện pháp
kiểm soát diệt vi sinh vật, việc xây dựng hệ thống phức hợp, đa yếu tố đối với
phomát (độ pH, hệ vi sinh vật đối kháng, hoạt độ nước giảm, chuyển hoá các
axít hữu cơ và thuốc kháng khuẩn) được tận dụng để tác động đến môi trường vi
sinh trong và trên môi trường thực phẩm, vì vậy dẫn đến sự cạnh tranh của hệ vi
sinh vật có mặt.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Việc áp dụng biện pháp xử lý nhiệt
cường độ thấp hơn so với thanh trùng sữa nhằm giảm bớt số lượng vi sinh vật. Có thể hy vọng
quá trình chung giảm số lượng vi khuẩn từ 3 log đến 4 log. Các vi sinh vật tồn
tại sẽ bị ức chế do nhiệt và trở nên dễ bị tổn thương hơn đối với
các biện pháp kiểm soát vi sinh vật tiếp theo.
Siêu âm
Việc áp dụng sóng siêu âm cường độ
cao (18 MHz đến 500 MHz) có thể gây ra chu kỳ co lại và giãn ra cũng như quá
trình tạo ra các lỗ hổng trong tế bào vi sinh vật. Việc nổ các vi bọt trong tế
bào tạo ra các điểm có áp suất và nhiệt độ có khả năng phá hủy các tế bào.
Phương pháp này hiệu quả hơn khi áp dụng kết hợp với các biện pháp kiểm soát
vi sinh khác. Khi được áp dụng ở nhiệt độ cao hơn, quá trình xử lý
thường được gọi là “sóng siêu
âm nhiệt”
Làm ấm các bao gói kín
Việc áp dụng xử lý nhiệt (80°C đến
95°C) đối với sản phẩm dạng rắn liên kết với quá trình bao gói, ví dụ như duy
trì sản phẩm ở dạng dẻo thích hợp để bao gói. Quá trình này có thể được tiến
hành trong một hệ thống liên tục hoặc trong quá trình chế biến từng mẻ sản phẩm, sản
phẩm được bao
gói kín ở nhiệt độ bao gói và được làm lạnh để bảo quản/phân phối sau đó. Khi
kết hợp với pH thấp trong sản phẩm, như dưới 4,6, việc làm ấm sản phẩm bao
gói kín có thể là tiệt
trùng thương mại vì bất cứ vi sinh vật nào tồn tại đều không thể phát triển
được. Một biện pháp kiểm soát ngăn ngừa sự phát triển vi sinh vật bổ sung là
đảm bảo làm mát thích hợp các sản phẩm đã bao gói nhằm giảm thiểu
khả năng phát triển của B. cereus.
D.1 Thanh trùng sữa
và sản phẩm sữa lỏng
D.1.1 Mô tả quá trình
Quá trình thanh trùng có thể được thực
hiện theo từng mẻ (“Thanh trùng
theo mẻ”
hoặc
“thanh trùng
LTLT”
(nhiệt
độ thấp, thời gian dài) với sản phẩm đã gia nhiệt và được giữ trong thùng kín,
hoặc với thao tác liên tục (“Thanh trùng HTST” (nhiệt độ cao, thời gian ngắn)) với sản phẩm
đã gia nhiệt trong thiết bị trao đổi nhiệt và sau đó được giữ trong ống trong một
khoảng thời gian yêu cầu.
Hiện tại, phương pháp thanh trùng
thông dụng nhất là cách thức
trao đổi nhiệt được
thiết kế cho quá trình HTST (nhiệt độ cao, thời gian ngắn). Quá trình này liên
quan đến việc gia nhiệt sữa đến một nhiệt độ nhất định, giữ tại nhiệt độ đó
trong những điều kiện dòng chảy hỗn loạn liên tục trong một khoảng thời gian đủ
dài, để bảo đảm phá hủy và/hoặc ức chế bất cứ một vi sinh vậy gây hại nào có mặt.
Một tác dụng nữa là làm chậm sự hư hỏng do vi sinh vật, kéo dài thời hạn sử dụng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tiến hành thanh trùng theo đợt liên
quan đến gia nhiệt sữa đặt trong vật chứa đến một nhiệt độ nào đó trong một khoảng
thời gian đủ dài để đạt được hiệu quả tương ứng như trong trường hợp áp dụng quá trình HTST.
Nhiệt có thể được cung cấp bên ngoài hoặc bên trong thiết bị trao đổi nhiệt nóng
hoặc
trong
máy thanh trùng. Do các điều kiện không có dòng chảy liên tục,
việc gia nhiệt và làm mát lâu hơn và hiệu quả sẽ tăng lên.
D.1.2 Quản lý quá
trình
Tiêu chí hiệu năng
Vì C. burnettii là loại vi
khuẩn gây bệnh không sinh bào tử chịu nhiệt tốt nhất thường có trong sữa, quá
trình thanh trùng được thiết kế để đạt được ít nhất giảm 5 log vi khuẩn này
trong sữa tươi (sữa chứa khoảng 4 % chất béo).
Tiêu chí quá trình
Theo đánh giá xác nhận thực hiện trên
sữa nguyên chất, các điều kiện thanh trùng tối thiểu là điều kiện có hiệu quả
diệt vi khuẩn tương đương với chế độ gia nhiệt mỗi phần tử ở 72°C trong 15 s (thanh
trùng liên tục) hoặc 63°C trong 30 min
(thanh trùng theo mẻ). Các điều kiện tương tự có thể thu được bằng cách liên kết
các đường nối những điểm trên đồ thị nhiệt độ so với thời gian10)
Thời gian chế biến cần để giảm nhanh với
tăng nhiệt độ tối thiểu. Ngoại suy nhiệt độ bên ngoài trong khoảng 63°C đến 72°C, đặc biệt,
chế biến ở nhiệt độ trên 72°C phải được xử lý hết sức cẩn thận vì chúng yêu cầu
năng lực kỹ thuật cao hơn so với kỹ thuật thử nghiệm hiện tại.
Ví dụ, sẽ khó khăn nếu không thể xác định
được hiệu quả thanh trùng ở 80°C với thời gian chế biến
dự đoán là khoảng 0,22 s để đạt được ít nhất giảm
5 log.
Để bảo đảm rằng mỗi phần tử sữa có thể
được gia nhiệt đầy đủ, lượng sữa trong thiết bị trao đổi nhiệt cần phải được
xáo trộn, nghĩa là số Reynols
phải đủ cao.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ví dụ, vì hàm lượng chất béo của cream
nên cần phải áp dụng chế độ xử lý nhiệt cao hơn so với sữa, tối thiểu là 75°C trong 15 s.
Sản phẩm sữa công thức dạng lỏng có
hàm lượng đường cao hoặc có độ sánh cao cũng yêu cầu chế độ thanh trùng vượt quá điều kiện
tối thiểu xác định cho sữa.
Đánh giá xác nhận quá trình
Các sản phẩm thanh trùng cần cho thấy
phản ứng
phosphatase kiềm âm tính ngay
sau khi xử lý nhiệt được xác định bằng phương pháp được chấp nhận. Cũng có thể
sử dụng các phương pháp khác để khẳng định đã áp dụng biện pháp xử lý nhiệt
thích hợp.
Phosphatase kiềm11) có thể được
hoạt hóa trong nhiều
sản phẩm sữa (cream, pho mát...). Cũng như vậy, các vi sinh vật sử dụng trong sản
xuất có thể tạo ra phosphatase vi sinh và các chất khác có thể ảnh hưởng đến
phép thử phosphatase dư. Do vậy, phương pháp đánh giá xác nhận đặc thù này phải
được tiến hành ngay sau khi xử lý nhiệt để tạo ra các kết quả có giá trị hợp lệ.
CHÚ THÍCH: Lượng dư phosphatase kiềm
thấp trong sữa đã xử lý nhiệt (dưới 10 μg p-nitro-phenol đương lượng/ml) để bảo
đảm rằng sữa đã được thanh trùng đúng cách và không bị nhiễm bẩn do sữa tươi
nguyên liệu. Tuy nhiên, mặc dù phương pháp này vẫn được xem là phương pháp đánh
giá xác nhận thích hợp
nhất, các yếu tố liệt kê dưới đây có ảnh hưởng đến mức dư lượng và phải được tính đến khi diễn
giải kết quả:
Nồng độ ban đầu trong sữa: “nhóm” phosphatase
kiềm có mặt trong sữa dao động nhiều giữa các loài động vật cho sữa khác nhau
và trong các loài khác nhau. Điển hình là sữa bò nguyên liệu cho thấy hoạt tính
cao hơn rất nhiều so với sữa dê nguyên liệu. Vì kết quả thanh trùng trong một bảng
giảm dần theo mức ban đầu, mức dư lượng sau thanh
trùng sẽ khác với mức ban đầu trong sữa tươi nguyên liệu. Do đó, các diễn giải
khác nhau theo nguồn gốc sữa là cần thiết và trong một số trường hợp, việc sử dụng
phép thử
phosphatase
kiềm để đánh giá xác nhận quá trình thanh trùng có thể là không
thích hợp.
Hàm lượng chất béo sữa: phosphatase được
hấp thụ ngay trên các giọt chất béo, do hàm lượng béo trong sản phẩm thanh
trùng ảnh hưởng đến kết quả (nồng độ điển hình trong sữa bò: sữa gầy 400 μg/ml;
sữa nguyên chất 800 μg/ml và cream 40 % là 3500 μg/ml).
Việc áp dụng gia nhiệt trước: Mức
phosphatase kiềm giảm đi khi gia nhiệt, điển hình là nhiệt độ của
công đoạn tách béo và thanh trùng nhẹ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nhiều sổ tay ghi chép số liệu được các
cơ quan chức năng công nhận là có hiệu lực để đưa ra đúng sơ đồ, thiết kế và lắp
đặt các thiết bị thanh trùng thích hợp cũng như thao tác thực tế và giám sát.
Nên có sẵn các tài liệu đó và tham khảo khi cần thiết.
D.2 Tiệt trùng
thương mại sữa và sản phẩm sữa
Có thể tìm hiểu chi tiết về thiết lập
quá trình gia nhiệt để giữ cho sữa và sản phẩm sữa được tiệt trùng thương mại
trong TCVN 5542:2008 (CAC/RCP 23-1979, Rev. 2-1993) Quy phạm thực hành vệ
sinh đối
với
thực phẩm đóng hộp axit thấp và axit thấp đã axit hóa và TCVN 9773:2013
(CAC/RCP 40-1993) Quy phạm thực hành vệ sinh đối với thực phẩm axit
thấp được chế biến và bao gói vô trùng.
D.2.1 Mô tả quá trình
Tiệt trùng thương mại là một biện pháp
kiểm soát diệt vi sinh vật thực hiện bằng nhiều chế độ xử lý nhiệt, phương pháp
thông dụng nhất và [đã được đánh giá xác nhận] các phương pháp xử lý bằng UHT
(nhiệt độ cực cao) kết hợp bao gói vô trùng hoặc tiệt trùng trong vật chứa.
Xử lý UHT là một thao tác liên tục có
thể được thực hiện bằng cách đưa trực tiếp hơi nước đi qua sản phẩm cần tiệt
trùng, hoặc gia nhiệt gián tiếp bằng sử dụng bề mặt trao đổi nhiệt, sau
đó chế biến vô trùng (cuối cùng) và bao gói/rót vô trùng. Do vậy
hệ thống UHT gồm thiết bị gia nhiệt kết nối với thiết bị bao gói thích hợp và
cuối cùng là các thiết bị xử lý bổ sung (như máy đồng hóa...).
Tiệt trùng bên trong vật chứa có thể
là tiệt trùng liên tục hoặc theo mẻ.
D.2.2 Quản lý quá
trình
Tiêu chí hiệu năng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tiêu chí quá trình
Đối với các sản phẩm có nguy cơ nhiễm Clostridium
botulinum như các sản phẩm sữa hỗn hợp (được xác định là chắc chắn xuất hiện
khi phân tích mối nguy), cần thiết lập quá trình ghi nhiệt tối thiểu có tham khảo
ý kiến của cơ quan có thẩm quyền. Nếu nguy cơ nhiễm Clostridium botilinum
thấp hơn, thì có thể thiết lập
quá trình nhiệt thay thế khác miễn sao sản phẩm cuối cùng ổn định về vi sinh vật và được
khẳng định.
Hiệu quả kết hợp 2 hoặc nhiều
biện pháp xử lý hơn có thể được xem là biện pháp bổ sung với điều kiện chúng tạo
ra một quá trình liên tục đơn lẻ
Xử lý bằng UHT
Xử lý bằng UHT thường nằm trong dải nhiệt độ từ
135°C đến 150°C kết hợp với
thời gian giữ thích hợp để đạt được độ tiệt trùng thương mại. Các điều kiện
tương đương khác có thể được thiết lập thông qua việc tham vấn ý kiến cơ quan
chức năng.
Đánh giá xác nhận lưu lượng sữa và thời
gian lưu nhiệt là rất quan trọng trước khi thực hiện.
Xem TCVN 9773:2013 (CAC/RCP 40-1993) về
các lĩnh vực chế biến và bao gói vô trùng không bao gồm trong tiêu chuẩn này.
Đánh giá xác nhận quá trình
Các sản phẩm là đối tượng tiệt trùng
thương mại phải ổn định về vi sinh vật ở nhiệt độ phòng và được định lượng sau
khi bảo quản cho đến khi kết thúc thời hạn sử dụng hoặc được ủ ấm ở 55°C trong 7 ngày
(hoặc ở 30°C trong 15
ngày) theo các tiêu chuẩn thích hợp. Các biện pháp khác có thể cũng được sử dụng
để chứng minh rằng đã áp dụng biện pháp xử lý nhiệt thích hợp.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sử dụng các sổ tay ghi chép số liệu hiện
hành để thiết lập
các quá trình xử lý nhiệt cần thiết nhằm đạt được độ tiệt trùng thương mại, để
thiết kế, trình bày, xây dựng các thiết bị tiệt trùng thích hợp, vận hành thực
tế và giám sát thiết bị xử lý nhiệt. Nên có sẵn các tài liệu như vậy để tham khảo
khi cần.
Xem thêm TCVN 5542:2008 (CAC/RCP
23-1979, Rev. 2-1993) về các khía cạnh tiệt trùng trong vật chứa không bao gồm
trong tiêu chuẩn này.
1) Với mục đích của
tiêu chuẩn này, một biện pháp kiểm soát bao hàm tất cả các hành động
hoặc hoạt động để loại trừ hoặc giảm thiểu mối nguy đến mức chấp nhận được. Ngoài ra, thuật
ngữ này cũng bao gồm các hành động hoặc hoạt động để giảm thiểu khả năng xuất
hiện mối nguy trong sữa và sản phẩm sữa. Do đó, biện pháp kiểm soát bao gồm
cả kiểm soát quá
trình như gia nhiệt, làm lạnh, axit hóa cũng như các hoạt động khác như một
chương trình vệ sinh chung và kiểm soát động vật gây hại.
2) Sổ
tay hoạt động của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm (CAC)
3) Thuật
ngữ này được nêu trong CAC/GL 69-2008
4) Thuật ngữ này được nêu trong CAC/GL
69-2008
6) Việc
điều trị bằng thuốc thú y nên tuân theo TCVN 9775:2013 (CAC/RCP 61-2005) Quy
phạm thực hành về hạn chế và giảm thiểu tính kháng kháng sinh.
7 Các khái niệm
bao gói vô trùng và vô
trùng thương mại có trong TCVN 5542:2008 (CAC/RCP 23-1979, Rev. 2-1993) Quy
phạm thực hành vệ
sinh đối với thực phẩm đóng hộp axit thấp và axit thấp đã axit hóa và TCVN 9773:2013
(CAC/RCP 40-1993) Quy phạm thực hành vệ sinh đối với thực phẩm axit thấp
được chế biến và bao gói vô trùng.
8 Tính
cân bằng tự nhiên là một khuynh hướng ổn định và cân bằng hệ sinh vật. Ví dụ:
vi sinh vật cố gắng giữ độ pH bên trong và áp suất thấm lọc trong giới hạn hẹp.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10) Ghi chú: sự kết hợp
thời gian/nhiệt độ đối với thanh trùng HTST được thực hiện từ nhiều năm trước dựa
trên tình trạng vệ sinh tại thời điểm đó (chất lượng sữa tươi và mức quản lý vệ
sinh). Theo thời gian, tình trạng vệ
sinh đã được
cải
thiện đáng kể. Tuy nhiên, truyền thống quy định sự kết hợp thời gian/nhiệt độ tối
thiểu trong văn bản pháp quy không cho phép chuyển sự cải thiện tình trạng vệ
sinh thành việc áp dụng các biện pháp kiểm soát diệt vi sinh vật đến mật độ tối thiểu.
Thay vào đó, nó được
chuyển thành (và
đến
nay vẫn áp dụng) kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm.
11) Sữa
được lấy từ những loài động vật khác nhau thường chứa mức phosphatase kiềm khác
nhau. Sự khác nhau này được đưa vào khi thiết lập các tiêu chí để phân tích
phosphatase và khi thiết lập tính hiệu lực của phép thử phosphatase kiềm.