Tạm đình chỉ công việc do xử lý kỷ luật lao động trong Công ty Cổ Phần
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
1. Quyền tạm đình chỉ công việc của công ty cổ phần
Công ty cổ phần có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi xét thấy vụ việc vi phạm có tình tiết phức tạp và nếu người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây ra những khó khăn cho việc xác minh.
Tạm đình chỉ công việc được xem là một hình thức tạm ngưng hoạt động để xác minh vụ việc và được căn cứ dựa trên nội quy lao động (nếu công ty cổ phần có đăng ký nội quy lao động) hoặc dựa trên hợp đồng lao động (nếu công ty cổ phần không có nội quy lao động).
Việc tạm đình chỉ công việc chỉ được thực hiện khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên. Tuy nhiên doanh nghiệp không có tổ chức đại diện lao động vì số lượng lao động nhỏ lẻ (dưới 10 người) nên căn cứ để người sử dụng lao động tạm đình chỉ công việc của người lao động là dựa vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc nội quy lao động của doanh nghiệp.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc trong công ty cổ phần
Thời hạn tạm đình chỉ không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Trường hợp thực hiện việc tạm đình chỉ công việc của người lao động dưới 18 tuổi phải có sự có mặt của ba/mẹ/người đại diện theo pháp luật của người lao động đó.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Nếu người lao động nhận thấy quyết định tạm đình chỉ công việc mà doanh nghiệp đưa ra đối với mình là không thỏa đáng thì người lao động có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Tham khảo: Mẫu quyết định tạm đình chỉ công việc do xử lý kỷ luật lao động.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động năm 2024
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8790:2011: Sơn bảo vệ kết cấu thép - quy trình thi công và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6260:2020: Xi măng poóc lăng hỗn hợp
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2682:2020: Xi măng poóc lăng
- Các trường hợp chưa/không xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ từ 20/9/2023
Câu hỏi thường gặp:
- Mẫu nội quy lao động mới nhất năm 2024 được quy định như thế nào?
- Nhân viên không đi team building, công ty có được đuổi việc?
- Kỷ luật lao động đặc thù là gì? Chế độ lao động đặc thù với nhân viên hàng không từ 01/9/2023?
- Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật, được hưởng trợ cấp bao nhiêu?
- Công ty có được thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình?
- Có được dùng nội quy lao động hết hiệu lực để xử lý kỷ luật nhân viên?
- Trường hợp nào người lao động không được đình công? Đình công trái pháp luật có bị xử phạt?
- Vi phạm về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động 2023 bị phạt thế nào?
- Các tranh chấp lao động không cần hòa giải mà được kiện thẳng ra Tòa án năm 2023?
- Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động năm 2023 được quy định thế nào?