Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Quy định về mở phòng khám bác sĩ gia đình

Trước đây, điều kiện kinh doanh phòng khám bác sĩ gia đình được quy định tại Thông tư 16/2014/TT-BYT, tuy nhiên văn bản này hiện đã hết hiệu lực thi hành. Thông tư 16/2014/TT-BYT đã được thay thế bởi Thông tư 21/2019/TT-BYT

Theo đó, phòng khám bác sĩ gia đình nay được gọi là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình. 

Kể từ ngày 01/01/2024, điều kiện kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình được áp dụng theo điều kiện Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

--------------------------------------------------------------------------------------

Điều kiện dưới đây đã không còn phù hợp để áp dụng kể từ ngày 15/10/2019.

Phòng khám bác sĩ gia đình là một trong các cơ sở đầu tiên tiếp nhận người bệnh trong hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

1. Điều kiện hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình

Cơ sở vật chất

1. Xây dựng và thiết kế:

- Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;

- Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;

2. Phải có nơi đón tiếp người bệnh; có buồng khám bệnh, tư vấn sức khỏe diện tích ít nhất là 10 m2.

3. Ngoài điều kiện quy định tại 1 và 2, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám còn phải đáp ứng thêm các điều kiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký.

4. Bảo đảm các điều kiện về xử lý chất thải y tế theo quy định của Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của Thông tư 16/2018/TT-BYT;

5. Có thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh.

6. Bảo đảm có đủ điện, nước, khu vệ sinh và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

Thuốc và trang thiết bị y tế

Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đăng ký, trong đó ít nhất phải có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Nhân sự

1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đối với phòng khám bác sĩ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình và có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;

- Đối với phòng khám bác sĩ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình, có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng, trong đó có đủ 24 tháng khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình.

2. Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe phải có chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình;

3. Người làm việc chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi chuyên môn hành nghề;

4. Ngoài các điều kiện quy định trên người hành nghề còn phải có giấy chứng nhận hoặc giấy xác nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu kỹ thuật chuyên môn.

2. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP);

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài);

- Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn;

- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP);

- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự (theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP);

- Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở Danh mục chuyên môn kỹ thuật ban hành kèm Thông tư 43/2013/TT-BYT (được bổ sung bởi Thông tư 21/2017/TT-BYT).

Phương thức nộp hồ sơ:

- Nộp hồ sơ trực tiếp và nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

- Gửi hồ sơ qua đường bưu điện và nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn 03 ngày, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến);

- Kê khai thông tin, tải văn bản điện tử đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy, xác nhận nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến bằng chữ ký số và thanh toán lệ phí theo quy trình trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; đồng thời lưu trữ hồ sơ bằng bản giấy ở doanh nghiệp.

Trường hợp không sử dụng chữ ký số để xác nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân đăng ký trực tuyến phải scan hồ sơ bản giấy gửi kèm lên hệ thống đăng ký về cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, đối chiếu.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Y tế.

Thời hạn giải quyết: 45 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với hồ sơ hợp lệ.

Trong thời gian này, Giám đốc Sở Y tế sẽ thành lập đoàn thẩm định để thẩm định cấp Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất thẩm định, đoàn thẩm định sẽ lập Biên bản thẩm định thành 03 bản, trong đó có 01 bản lưu tại doanh nghiệp.

Trong trường hợp Doanh nghiệp mở bệnh viện đa khoa tư nhân hay phòng khám đa khoa tư nhân mà muốn tổ chức phòng khám gia đình để tiếp nhận người bệnh trong hệ thống cơ sở khám bệnh của mình thì phải bảo đảm đủ điều kiện hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình, cụ thể:

- Đối với phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa thành lập mới có tổ chức phòng khám bác sĩ gia đình thì khi cấp giấy phép hoạt động phải thẩm định và bảo đảm đủ điều kiện hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình.

Xem chi tiết thủ tục thành lập bệnh viện, phòng khám đa khoa tại đường dẫn: Bệnh việnPhòng khám đa khoa.

- Đối với phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động có bổ sung phòng khám bác sĩ gia đình thì phải có quyết định thành lập phòng khám của cấp có thẩm quyền và có văn bản đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép hoạt động thẩm định và bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong giấy phép hoạt động.

Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động do thay đổi quy mô giường bệnh hoặc cơ cấu tổ chức hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 06 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;

+ Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự tương ứng với quy mô hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn dự kiến điều chỉnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Nơi nộp hồ sơ:

+ Bộ Y tế đối với bệnh viện đa khoa;

+ Sở Y tế nơi phòng khám đặt trụ sở đối với phòng khám đa khoa.

Phương thức nộp hồ sơ:

- Nộp hồ sơ trực tiếp và nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

- Gửi hồ sơ qua đường bưu điện và nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn 03 ngày, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến);

- Kê khai thông tin, tải văn bản điện tử đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy, xác nhận nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến bằng chữ ký số và thanh toán lệ phí theo quy trình trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; đồng thời lưu trữ hồ sơ bằng bản giấy ở doanh nghiệp.

Trường hợp không sử dụng chữ ký số để xác nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân đăng ký trực tuyến phải scan hồ sơ bản giấy gửi kèm lên hệ thống đăng ký về cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét, đối chiếu.

Thời hạn giải quyết: 60 ngày đối với bệnh viện đa khoa, 45 ngày đối với phòng khám đa khoa, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với hồ sơ hợp lệ.

Trong thời gian này, Giám đốc Sở Y tế sẽ thành lập đoàn thẩm định để thẩm định cấp Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất thẩm định, đoàn thẩm định sẽ lập Biên bản thẩm định thành 03 bản, trong đó có 01 bản lưu tại doanh nghiệp.

Và doanh nghiệp có có quyền quyết định giá dịch vụ nhưng phải niêm yết công khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và thu đúng giá đã niêm yết theo quy định của pháp luật về giá.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

7,200
Công việc tương tự: