Tra cứu Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.
Kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
1. Điều kiện về địa điểm giết mổ
(1) Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt, trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm.
(2) Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm khi hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh động vật (Tham khảo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật) và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y:
- Việc giết mổ động vật phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật tập trung bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y nêu tại Mục 2.1 bên dưới.
- Việc giết mổ động vật được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ trong trường hợp tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung nhưng cơ sở nhỏ lẻ phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y nêu tại Mục 2.2 bên dưới.
2. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn
Vệ sinh thú y là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ sức khỏe động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.
Theo đó, cơ sở giết mổ động vật trên cạn cần đáp ứng các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
2.1. Cơ sở giết mổ động vật tập trung
- Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
- Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
- Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
- Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
2.2. Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ
- Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
- Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật;
- Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật;
- Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
Lưu ý: Tham khảo chi tiết yêu cầu vệ sinh thú y tại Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; QCVN 01 -150 : 2017/BNNPTNT yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ tập trung).
3. Yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ để kinh doanh
Động vật có trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ khi đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và cơ sở giết mổ có trách nhiệm giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong giết mổ. Cụ thể là đối với các động vật sau đây:
- Các loại gia súc nuôi: Trâu, bò, dê, cừu, lợn.
- Các loại gia cầm nuôi: Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu.
- Các loại động vật trên cạn khác dùng làm thực phẩm: Ngựa, lừa, la, thỏ.
4. Thủ tục cấp phép kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
Để kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở giết mổ tập trung phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
>> Xem chi tiết thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm TẠI ĐÂY.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Công việc tương tự:
- Điều kiện để được kinh doanh chăn nuôi trang trại
- Đăng kiểm tàu cá
- Chế biến, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo, trưng bày, cất giữ mẫu vật của các loài thực vật, động vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Kinh doanh dịch vụ cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá
Bài viết liên quan:
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6848:2007: Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6329:2008 đường và sản phẩm đường-Xác định sulfit bằng phương pháp so màu
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6121:2018: Dầu mỡ động vật và thực vật-Xác định trị số peroxit
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10205:2013 Động cơ đốt trong kiểu pit tông - Phương pháp thử để đo độ ồn
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7603:2007: Thực phẩm-xác định hàm lượng Cadimi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
Câu hỏi thường gặp:
- Mã ngành 0114 là gì? Trồng cây mía thì đăng ký mã ngành nào?
- Làm việc trong môi trường độc hại có được bồi dưỡng bằng hiện vật?
Bài viết liên quan:
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6848:2007: Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6329:2008 đường và sản phẩm đường-Xác định sulfit bằng phương pháp so màu
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6121:2018: Dầu mỡ động vật và thực vật-Xác định trị số peroxit
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10205:2013 Động cơ đốt trong kiểu pit tông - Phương pháp thử để đo độ ồn
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7603:2007: Thực phẩm-xác định hàm lượng Cadimi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử