Website đấu giá trực tuyến là gì? Quy định của pháp luật về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến và của người bán trên website đấu giá trực tuyến?
>> Tiền điện tử là gì? Các tổ chức tài chính nào tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử?
Căn cứ khoản 11 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
Trong đó, Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng (theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
Căn cứ Điều 46 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, quy định trách nhiệm của tổ chức trong việc cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến như sau:
(i) Đăng ký website đấu giá trực tuyến theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
(ii) Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
(iii) Ấn định phương thức và trình tự đấu giá trực tuyến.
(iv) Xây dựng hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến để người bán hàng có thể tổ chức đấu giá theo phương thức và trình tự đã ấn định.
(v) Cung cấp công cụ trực tuyến để người bán hàng có thể thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá.
(vi) Cung cấp công cụ trực tuyến để người bán hàng có thể đăng tải hình ảnh về hàng hóa, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.
(vii) Cung cấp cho người bán hàng thông tin về diễn biến cuộc đấu giá mà người bán hàng tổ chức khi có yêu cầu.
(viii) Lập thông báo kết quả đấu giá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan theo quy định tại Điều 51 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
(ix) Chịu trách nhiệm trong trường hợp lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến cuộc đấu giá không thực hiện được:
- Nếu lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến cuộc đấu giá không bắt đầu được vào thời điểm người bán dự định tổ chức đấu giá: người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải hoàn trả cho người bán mọi chi phí liên quan đến việc tổ chức đấu giá mà người bán đã thanh toán cho người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến.
- Nếu lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến người tham gia đấu giá không tiếp tục trả giá được sau khi cuộc đấu giá bắt đầu: người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải hủy kết quả đấu giá và cho phép người bán tổ chức đấu giá lại, đồng thời chịu mọi chi phí liên quan đến việc tổ chức đấu giá lại này.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Website đấu giá trực tuyến là gì? Trách nhiệm của tổ chức trong việc cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 47 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, quy định trách nhiệm của người bán trên website đấu giá trực tuyến như sau:
(i) Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa được bán đấu giá.
(ii) Công bố giá khởi điểm, mức giá chấp nhận bán (nếu có).
(iii) Chịu trách nhiệm về chất lượng, quy cách của hàng hóa được bán đấu giá.
(iv) Giải quyết các khiếu nại của người mua về hàng hóa được bán đấu giá.
(v) Không bán hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp hoặc đang có tranh chấp.
(vi) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.