Virus Marburg là gì? Nhiễm Virus Marburg có phải còn được gọi là bệnh sốt xuất huyết Marburg hay không? Nhiễm Virus Marburg có được hưởng chế độ ốm đau của BHXH?
>> Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp 2024?
Cụ thể về “Virus Marburg là gì?” sẽ căn cứ theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh sốt xuất huyết Marburg tại Quyết định 2201/QĐ-BYT ngày 16/5/2023 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành nhằm hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết Marburg, như sau:
Virus Marburg còn được gọi là bệnh sốt xuất huyết Marburg (viết tắt: MVD). Đây là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Virus Marburg, thuộc bộ Mononegavirales, họ Filoviridae, chi Marburgvirus gây ra. Theo đó, bệnh sốt xuất huyết Marburg do Virus Marburg gây ra có thể lây từ động vật sang người, hoặc từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc, máu, chất dịch cơ thể, đồ vật bị ô nhiễm của người hay động vật nhiễm bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết Marburg được phát hiện đầu tiên vào năm 1967. Hiện tại, dịch Marburg đang bùng phát ở khu vực châu Phi với tỷ lệ tử vong ở mức cao. WHO đã đánh giá nguy cơ của đợt bùng phát bệnh là rất cao ở cấp quốc gia, cao ở cấp khu vực Châu Phi và thấp ở cấp độ toàn cầu.
Biểu hiện thường gặp của bệnh gồm: sốt cao, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn và có thể gây xuất huyết, suy tạng nặng. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao (có thể lên tới 88%). Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Theo tiết 2.1 Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh sốt xuất huyết Marburg tại Quyết định 2201/QĐ-BYT thì triệu chứng nhiễm Virus Marburg (bệnh sốt xuất huyết Marburg) như sau:
Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết Marburg do nhiễm Virus Marburg kéo dài từ 2 ngày đến 21 ngày, nhưng trung bình khoảng từ 5 ngày đến 10 ngày, người nhiễm bệnh không có biểu hiện hiệu chứng. Virus Marburg có thể được phát hiện trong máu người nhiễm bệnh trước khi khởi phát triệu chứng một ngày.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Marburg sẽ biểu hiện đột ngột với các triệu chứng không đặc hiệu như:
- Sốt cao liên tục, ớn lạnh.
- Đau đầu dữ dội và đau nhức cơ bắp.
- Biếng ăn, đau bụng, buồn nôn/nôn, tiêu chảy nặng, gây mất nước, có thể dẫn tới sốc.
- Phát ban: ban đầu là ban dát, sau vài ngày chuyển thành sẩn và không ngứa. Ban lan từ vùng chân tóc lan ra toàn thân.
- Biểu hiện tổn thương tạng.
Đối với giai đoạn sớm: Thường kéo dài từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 13 với các biểu hiện sau đây:
(i) Xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau: Xuất huyết dưới da và niêm mạc (xuất huyết nơi tiêm truyền, chảy máu mũi và chân răng, rong kinh). Xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài phân có máu tươi). Xuất huyết nội tạng, trong cơ, chảy máu các khoang thành mạc..., dẫn tới tình trạng sốc mất máu.
(ii) Các dấu hiệu tổn thương thần kinh trung ương: lú lẫn, mê sảng, kích động.
(iii) Khó thở tiến triển, dẫn tới suy hô hấp.
Đối với giai đoạn muộn: từ sau ngày thứ 13 trở đi, một số người bệnh tiến triển các tổn thương tạng nặng hơn: co giật, hôn mê; rối loạn chuyển hóa; rối loạn đông máu; sốc và suy đa tạng.
(i) Đa số các trường hợp tử vong thường xảy ra trong khoảng từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 16 của bệnh.
(ii) Một số bệnh nhân có xu hướng cải thiện và hồi phục. Một số người bệnh có thể gặp viêm tinh hoàn (một hoặc hai bên) trong giai đoạn hồi phục của bệnh, sau ngày thứ 15.
Lưu ý, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Bộ luật Lao động và văn bản còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
Virus Marburg là gì, Nhiễm Virus Marburg (sốt xuất huyết Marburg) có được hưởng chế độ ốm đau của BHXH (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động bị nhiễm Virus Marburg (sốt xuất huyết Marburg) sẽ được hưởng chế độ ốm đau khi có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Cụ thể theo điều kiện hưởng chế độ ốm đau tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
(i) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
(ii) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
(iii) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản (i) và khỏan (ii) Mục này.
>> Nghỉ việc nhiễm Virus Marburg (sốt xuất huyết Marburg), công ty có phải trả lương?