Sắp tới tôi dự định sẽ nhập một số mặt hàng ở nước ngoài để kinh doanh. Pháp luật Việt Nam có cho phép hộ kinh doanh được nhập khẩu hàng hóa không? – Ngô Quỳnh (Long An).
>> Hàng hóa, dịch vụ quảng cáo trên báo in năm 2024, cần phải có điều kiện gì?
>> Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 2024 có phải nộp hồ sơ khai thuế không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Như vậy, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật thì được thực hiện nhập khẩu hàng hóa trừ những mặt hàng bị cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 |
Năm 2024, hộ kinh doanh được nhập khẩu hàng hóa (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 4, Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thủ tục nhập khẩu hàng hóa được quy định như sau:
(i) Đối với hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
(ii) Đối với hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
(iii) Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
(iv) Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại khoản (i) (ii) (iii) Mục này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Hải quan năm 2014, hồ sơ hải quan năm 2024 bao gồm:
(i) Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan.
Tờ khai hải quan gồm 02 mẫu tương ứng với 02 trường hợp:
- Mẫu Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo Mẫu HQ/2015/XK (quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC).
- Mẫu Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu HQ/2015/NK (quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC).
(ii) Chứng từ có liên quan.
Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu - Nghị định 69/2018/NĐ-CP 1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này. 2. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS. 3. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh. |