Công ty đã nợ lương 03 tháng nhưng vẫn cố tình lảng tránh việc trả lương vì lý do công ty đang khó khăn. Hành vi này có vi phạm pháp luật không? – Cẩm Tú (Phú Yên).
>> Năm 2024, có được xử lý kỷ luật lao động với lao động đang nuôi con nhỏ không?
>> Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024 là những khoản nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.
Lý do bất khả kháng trong quy định có thể là thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa,... hoặc lý do về yếu tố kinh tế - xã hội khách quan ảnh hưởng trực tiếp, gây khó khăn đến công ty mà người sử dụng lao động không mong muốn và không thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Các trường hợp bất khả kháng phải là các trường hợp xảy ra bất ngời và không được báo trước.
Như vậy, trong trường hợp vì lý do bất khả kháng, công ty có thể nợ lương của người lao động nhưng không được chậm quá 30 ngày. Theo đó, trong trường hợp trên, công ty của người lao động nhưng cố tình lảng tránh việc trả lương là hành vi vi phạm pháp luật.
File word Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Giải đáp thắc mắc, Trong năm 2024, công ty được phép nợ lương của người lao động bao lâu
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2, khoản 5 Điều 17 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền đối với công ty có hành vi trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo một trong các mức phạt dưới đây:
- Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
- Từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
- Từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
- Từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.
- Từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền nêu trên, công ty còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Căn cứ khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, công ty có thể trả lương cho người lao động theo các hình thức sau:
(i) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
- Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc.
- Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.
- Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
- Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019.
(ii) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
(iii) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.