Tôi muốn biết tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong năm 2024 gồm những khoản tiền nào? Rất mong được giải đáp cụ thể vấn đề này! – Mạnh Nguyên (Quảng Bình).
>> Lao động nữ phá thai trong năm 2024, có được hưởng chế độ thai sản?
>> Đóng BHXH không liên tục có được hưởng chế độ thai sản năm 2024?
Căn cứ điểm 2.2 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024 là mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn thi hành 2023 |
Giải đáp thắc mắc tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024 là những khoản nào (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
(i) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
(ii) Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
(iii) Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản (i) và (ii) Mục này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
(iv) Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã bắt buộc được quy định cụ thể tại Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
(i) Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
- Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng.
- Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
(ii) Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
(iii) Chính phủ quy định chi tiết nội dung này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.