Lao động nữ phá thai trong năm 2024 có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu có, chế độ thai sản cho lao động nữ phá thai là như thế nào? Trân trọng cảm ơn! – Hà Anh (Điện Biên).
>> Đóng BHXH không liên tục có được hưởng chế độ thai sản năm 2024?
>> Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo năm 2024, bị phạt thế nào?
Căn cứ Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ phá thai bệnh lý sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng không vượt quá thời gian quy định như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo Công văn 1967/BYT-BH năm 2013, các trường hợp phá thai được xem là bệnh lý bao gồm:
- Mang thai trứng.
- Mang thai ngoài tử cung.
Như vậy, lao động nữ thuộc trường hợp phá thai bệnh lý trong năm 2024 sẽ được hưởng chế độ thai sản. Lao động nữ sẽ không được hưởng chế độ thai sản nếu đó là tự ý phá thai.
File word Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Giải đáp thắc mắc lao động nữ phá thai bệnh lý trong năm 2024 có được hưởng chế độ thai sản
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức tiền hưởng chế độ thai sản một ngày của lao động nữ phá thai bệnh lý bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản chia cho 30 ngày.
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chế độ dưỡng sức sau thai sản của lao động nữ phá thai bệnh lý được quy định như sau:
(i) Lao động nữ phá thai bệnh lý ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Mục 1 nêu trên, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
(ii) Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản (i) Mục 3 do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định nhưng không vượt quá:
- 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.
- 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
(iii) Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (tương đương với 540.000 đồng).
Điều 37. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai – Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản. 2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. |