Doanh nghiệp có thể thực hiện tra cứu nợ thuế ở đâu? Thông tin về người nộp thuế được công khai trong những trường hợp nào?
>> Mẫu hồ sơ thành lập công ty cổ phần năm 2024 bao gồm những gì?
Cách tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp chi tiết thì thực hiện Tra cứu trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế cụ thể như sau:
Bước 1: Đăng nhập qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
Người nộp thuế truy cập Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, chọn tab Doanh nghiệp >>> Đăng nhập kèm mật khẩu của doanh nghiệp, tên đăng nhập chính là mã số thuế doanh nghiệp, bắt buộc phải thêm hậu tố “-pl” ở phía sau.
Bước 2: Chọn thông tin
Chọn mục “Tra cứu” => “Số thuế còn phải nộp”
Bước 3: Hướng dẫn các đề mục khi tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp
Nhấp vào mục “Kỳ tính” => “Loại thuế” => Tra cứu.
Ở mục “Kỳ tính thuế” bạn nhập chọn tháng và năm muốn tra cứu.
Nếu chọn tra cứu hết tất cả thuế của doanh nghiệp còn nợ thì nhấp vào ô “Loại thuế” để chọn mặc định là Tất cả.
Chọn xong mục cần xem thì nhấn Tra cứu để có thể truy xuất dữ liệu. Kết quả sẽ được cho ra.
Để tiện tra cứu hơn, tại cột nội dung kinh tế nên biết được ý nghĩa của 1 số mã như:
- 1701: Là tiền thuế Giá trị gia tăng phải nộp
- 1052: Tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp
- 2863: Tiền thuế Môn bài cần phải nộp
- 4944: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế Môn bài (nếu có)
- 4931: Lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế (nếu có)
- 4918: Tiền lãi phát sinh thêm do nộp chậm tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp (nếu có)
Tại đây, người nộp thuế có thể tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp thông qua các thông tin bao gồm số tiền thuế đã nộp (được hoàn), số tiền thuế phải nộp...
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế trong các trường hợp sau:
(i) Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
(ii) Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
(iii) Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
(iv) Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.
(v) Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
(vi) Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
(vii) Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.
(viii) Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
(ix) Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.
Những cơ quan có thẩm quyền công khai thông tin người nộp thuế gồm:
(i) Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý thuế nơi quản lý khoản thu ngân sách nhà nước căn cứ tình hình thực tế và công tác quản lý thuế trên địa bàn, để quyết định việc lựa chọn các trường hợp công khai thông tin người nộp thuế có vi phạm theo quy định tại Mục 2 nêu trên.
(ii) Trước khi công khai thông tin người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế phải thực hiện rà soát, đối chiếu để đảm bảo tính chính xác thông tin công khai. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế chịu trách nhiệm tính chính xác của thông tin công khai. Trường hợp thông tin công khai không chính xác, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế thực hiện đính chính thông tin và phải công khai nội dung đã đính chính theo hình thức công khai quy định.
(Căn cứ khoản 3 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)