Thù lao đại lý thương mại được tính theo nguyên tắc nào? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của bên đại lý nếu không có thỏa thuận khác?
>> Manifest là gì? Lợi ích của Manifest trong công việc là gì?
>> OEM là gì? Lĩnh vực OEM là gì?
Theo quy định tại Điều 171 Luật Thương mại 2005, thù lao đại lý thương mại được tính theo nguyên tắc sau:
(i) Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý thương mại được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
(ii) Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.
(iii) Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.
(iv) Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:
- Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó.
- Trường hợp không áp dụng được gạch đầu dòng thứ nhất khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác.
- Trường hợp không áp dụng được gạch đầu dòng thứ nhất và gạch đầu dòng thứ hai khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
Thù lao đại lý thương mại được tính theo nguyên tắc nào (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại Điều 174 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:
(i) Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản (vii) Mục 2.2 bài viết này.
(ii) Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý.
(iii) Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý.
(iv) Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu.
(v) Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.
Tại Điều 175 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:
(i) Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định.
(ii) Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý.
(iii) Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật.
(iv) Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ.
(v) Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra.
(vi) Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý.
(vii) Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.