Có thể hiểu OEM là gì? Các lĩnh vực OEM bao gồm những lĩnh vực gì? Những trường hợp nào nhãn hiệu không được bảo vệ với danh nghĩa nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ
>> Affiliate Marketing là gì? Giá hàng hóa trên sàn thương mại điện tử đã bao gồm phí đóng gói chưa?
>> Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu năm 2024 gồm những gì?
Pháp luật hiện hành không quy định nào về “OEM là gì"? Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau:
OEM (Original Equipment Manufacturer), hay "Nhà sản xuất thiết bị gốc", là thuật ngữ dùng để chỉ những công ty chuyên sản xuất linh kiện, bộ phận hoặc các sản phẩm hoàn chỉnh theo yêu cầu và đơn đặt hàng của các công ty khác. Các nhà sản xuất OEM không trực tiếp bán sản phẩm của mình ra thị trường dưới tên thương hiệu của họ, mà thay vào đó, họ cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp đối tác, và những sản phẩm này sẽ được tiếp thị, bán ra và phân phối dưới thương hiệu của công ty đặt hàng. Có thể hiêu là các sản phẩm OEM có thể được thiết kế và sản xuất bởi một công ty, nhưng lại mang nhãn hiệu và tên tuổi của một công ty khác.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
OEM là gì và lĩnh vực OEM bao gồm những nội dung nào ( Hình minh họa-Nguồn từ Internet)
Các lĩnh vực OEM có thể bao gồm nhiều ngành khác nhau, với các vai trò và ứng dụng đa dạng. Dưới đây là một số lĩnh vực phổ biến của OEM:
- Ô tô: Các nhà sản xuất ô tô thường sử dụng các bộ phận OEM từ các công ty khác để lắp ráp vào xe của họ. Ví dụ: động cơ, hệ thống treo, và các linh kiện điện tử. Các thương hiệu ô tô nổi tiếng có thể sử dụng các bộ phận OEM từ các nhà cung cấp bên ngoài như Bosch, Continental, hoặc Denso.
- Công nghệ và điện tử: Trong ngành điện tử, các công ty sản xuất các bộ phận như bo mạch chủ, màn hình, pin hoặc các linh kiện phần cứng khác để cung cấp cho các nhà sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng. Ví dụ, Apple có thể mua màn hình từ Samsung hoặc LG và sau đó lắp ráp chúng vào sản phẩm của mình.
- Máy tính và phần cứng: Các công ty như Intel, AMD sản xuất các vi xử lý (CPU), còn các nhà sản xuất máy tính như Dell, HP hoặc Lenovo sử dụng chúng trong các sản phẩm của mình. Điều này cũng áp dụng cho các thành phần khác như card đồ họa, ổ cứng SSD, RAM.
- Y tế: Trong ngành y tế, các thiết bị y tế như máy siêu âm, máy chụp X-quang hoặc các công cụ phẫu thuật có thể được sản xuất bởi các công ty OEM và sau đó cung cấp cho các công ty lớn hơn, các bệnh viện, phòng khám.
- Nông nghiệp: Các thiết bị máy móc nông nghiệp, từ máy cày đến máy thu hoạch, thường được sản xuất bởi các công ty OEM và sau đó cung cấp cho các nhà sản xuất hoặc các cửa hàng bán lẻ lớn.
- Điện gia dụng: Các sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh, máy hút bụi thường được các công ty OEM sản xuất các bộ phận hoặc hoàn thiện và sau đó bán cho các thương hiệu lớn như Samsung, LG hoặc Electrolux.
- Dược phẩm: Trong ngành dược phẩm, các công ty OEM có thể sản xuất thuốc gốc hoặc các thành phần dược phẩm và sau đó bán cho các công ty dược phẩm lớn để đóng gói và phân phối.
Lưu ý, nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 21 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) quy định về dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu cụ thể như sau:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị + xã hội, tổ chức chính trị xã hội + nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội + nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
- Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có.
- Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.