Theo quy định pháp luật hiện hành thì việc thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật cấp IV trong năm 2024 có cần phải có năng lực tổ chức hay không?
>> Nhân viên tổ chức tín dụng làm lộ thông tin khách hàng có phải bồi thường thiệt hại cho khách?
>> Tổ chức tín dụng tiết lộ những thông tin nào của khách hàng sẽ bị xem là vi phạm pháp luật?
Căn cứ quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, những tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực tổ chức theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP khi tham gia các công việc:
(i) Thiết kế, giám sát, thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát, thi công nội thất công trình.
(ii) Tham gia hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại Mục 2 bài viết này và những trường hợp sau:
- Công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng.
- Đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
- Dự án chỉ có các công trình nêu trên.
(Căn cứ điểm d, điểm đ khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP)
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật cấp IV năm 2024 có cần năng lực tổ chức
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014 thì thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:
(i) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.
(ii) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Theo khoản 20 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì mã số chứng chỉ năng lực là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức. Mỗi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một mã số chứng chỉ năng lực. Mã số chứng chỉ năng lực không thay đổi khi tổ chức đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực đã được cấp.
Điều 83. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng - Nghị định 15/2021/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) 1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây: a) Khảo sát xây dựng; b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng; c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; đ) Thi công xây dựng công trình; e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình; g) Kiểm định xây dựng; h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này. Trường hợp tổ chức đã được cấp chứng chỉ năng lực có lĩnh vực hoạt động xây dựng khác với quy định tại Phụ lục VII Nghị định này thì lĩnh vực hoạt động xây dựng ghi trên chứng chỉ năng lực khi được gia hạn là lĩnh vực quy định tại Phụ lục VII Nghị định này được xác định tương ứng theo kinh nghiệm thực hiện công việc phù hợp của tổ chức kê khai trong đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. … |