Trong năm 2024, trường hợp tổ chức tín dụng tiết lộ những thông tin nào của khách hàng sẽ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật? Thông tin khách hàng cụ thể gồm những nội dung gì?
>> Làm lộ thông tin khách hàng có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
>> Thẩm định phương án giá là gì? Tổ chức thẩm định phương án giá được quy định như thế nào?
Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là thông tin khách hàng). Cụ thể gồm những nội dung sau đây:
(i) Thông tin do khách hàng cung cấp.
(ii) Thông tin phát sinh trong quá trình khách hàng đề nghị hoặc được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng, sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động được phép.
(iii) Thông tin định danh khách hàng.
(iv) Thông tin về tài khoản.
(v) Thông tin về tiền gửi.
(vi) Thông tin về tài sản gửi.
(vii) Thông tin về giao dịch.
(viii) Thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các thông tin có liên quan khác.
(Khoản 1 Điều 3 Nghị định 117/2018/NĐ-CP)
(i) Người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ thông tin khách hàng, bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(ii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
(Điều 13 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Tổ chức tín dụng tiết lộ những thông tin nào của khách hàng sẽ bị xem là vi phạm pháp luật
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024, Nghị định 117/2018/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
(ii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó.
(iii) Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.
(iv) Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích khi yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
(v) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đối với thông tin khách hàng, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, việc giao nhận thông tin khách hàng.
(Điều 4 Nghị định 117/2018/NĐ-CP)
Quý khách hàng xem thêm tại: Làm lộ thông tin khách hàng có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Quý khách hàng xem thêm tại: Năm 2024, khách hàng cần làm gì khi bị lộ thông tin thẻ ngân hàng?
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Ngân hàng cần đảm bảo những điều kiện về bảo mật thông tin khách hàng năm 2024