Trường hợp làm lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử lý như thế nào? Đối với hành vi vi phạm này, người làm lộ thông tin khách hàng có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
>> Thẩm định phương án giá là gì? Tổ chức thẩm định phương án giá được quy định như thế nào?
>> Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên 2024 có được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
Cụ thể đối với việc làm lộ thông tin khách hàng là hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo quy định tại Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Trường hợp vi phạm thuộc một trong các hành vi dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng:
(i) Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng theo quy định.
(ii) Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định.
(iii) Không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với thông tin của người tiêu dùng khi thu thập, sử dụng, chuyển giao theo quy định.
(iv) Không tự điều chỉnh hoặc không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin không chính xác theo quy định.
(v) Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Làm lộ thông tin khách hàng có phải chịu trách nhiệm hình sự (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015, người có hành vi phạm tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Đối với hành vi thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng sẽ chịu mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Đối với các hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản.
- Có tổ chức.
- Có tính chất chuyên nghiệp.
- Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên.
- Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên.
Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại: Tổ chức tín dụng tiết lộ những thông tin nào của khách hàng sẽ bị xem là vi phạm pháp luật?
Quý khách hàng xem thêm tại: Năm 2024, khách hàng cần làm gì khi bị lộ thông tin thẻ ngân hàng?
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Ngân hàng cần đảm bảo những điều kiện về bảo mật thông tin khách hàng năm 2024
Điều 6. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 1. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. 2. Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật. 3. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật. 4. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác. 5. Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. |